Cấy Chỉ Xương Khớp: Ưu Nhược Điểm Và Quy Trình Thực Hiện

Ngày cập nhật: 06/04/2024 Biên tập viên: Huyền Linh

Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật, cấy chỉ xương khớp đang dần trở thành lựa chọn đầy hứa hẹn. Vậy cấy chỉ là gì? Phương pháp này có hiệu quả ra sao trong điều trị bệnh xương khớp và cần lưu ý những gì khi chăm sóc sau khi cấy chỉ? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có quyết định sáng suốt cho việc điều trị bệnh của mình.

Phương pháp cấy chỉ chữa xương khớp là gì?

Cấy chỉ chữa xương khớp là phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các đoạn chỉ tự tiêu được đưa vào các huyệt đạo trên cơ thể để giảm đau, giảm viêm và cải thiện chức năng vận động của khớp.

Phương pháp cấy chỉ được nhiều người lựa chọn để chữa xương khớp
Phương pháp cấy chỉ được nhiều người lựa chọn để chữa xương khớp

Theo Y học cổ truyền, cấy chỉ kích thích các huyệt đạo, giúp cân bằng âm dương, điều chỉnh và phục hồi chức năng tạng phủ, khai thông khí huyết, giảm đau và phục hồi chức năng vận động.

Theo Y học hiện đại, cấy chỉ tác động dựa trên cơ chế hóa sinh học và phản xạ thần kinh. Chỉ được cấy vào để  kích thích cơ thể tăng sinh các chất nội sinh như Adenosine, Beta Endorphin giúp giảm đau nhanh, chống viêm hiệu quả. Từ đó tăng lưu thông máu, cung cấp dinh dưỡng cho cơ, khớp, giúp phục hồi chức năng vận động. Đồng thời kích thích tái tạo protein, hydratcarbon, tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở các cơ, tăng trương lực các sợi cơ.

Sau khi được đưa vào cơ thể, chỉ tự tiêu có thể tồn tại trong khoảng 14 – 20 ngày, kích thích liên tục và sâu rộng lên các huyệt vị, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn so với châm cứu truyền thống. Phương pháp này đã được sử dụng để điều trị thành công nhiều bệnh lý như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, đau lưng, đau mỏi vai gáy.

Cấy chỉ mang lại hiệu quả:

  • Giảm đau nhanh.
  • Giảm sưng, viêm.
  • Phục hồi chức năng vận động.
  • Chống co cứng cơ, teo cơ.
  • Làm chậm thoái hóa khớp.
  • Tăng cường sức khỏe gân cốt.
Chỉ tự tiêu được sử dụng để cấy vào các huyệt đạo
Chỉ tự tiêu được sử dụng để cấy vào các huyệt đạo

Ưu nhược điểm của phương pháp cấy chỉ điều trị xương khớp

Cấy chỉ là phương pháp điều trị đã xuất hiện từ lâu đời, nhưng mới được ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Dưới đây là ưu điểm, nhược điểm và một số tác dụng phụ có thể có của phương pháp này.

Ưu điểm

Được đánh giá cao trong việc giải quyết những vấn đề tồn đọng của Tây y, phương pháp cấy chỉ có nhiều ưu điểm như:

Hiệu quả vượt trội:

  • Giảm đau khớp ngay từ lần cấy đầu tiên, hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát cơn đau.
  • Hiệu quả điều trị dài lâu, duy trì tác dụng trong 14-20 ngày giúp đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, giúp bạn an tâm tận hưởng cuộc sống.

An toàn và tiện lợi:

  • Không dùng thuốc Tây, giúp bảo vệ cơ quan nội tạng khỏi tác hại của thuốc.
  • Không xâm lấn, không chảy máu, không đau, quy trình thực hiện nhẹ nhàng, không gây khó chịu.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng, an toàn cho cả người cao tuổi và trẻ em.
  • Có thể chữa đa bệnh cùng lúc, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
  • Khoảng cách cấy chỉ dài ngày, hiệu quả cao với chi phí tiết kiệm so với phương pháp y khoa khác.

Lợi ích toàn diện:

  • Tăng cường lưu thông máu.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Tăng cường sức đề kháng.
  • Phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
  • Giải quyết vấn đề tâm lý, tạo cảm giác thoải mái, tự tin khi điều trị.
  • Tính tẩm mỹ cao, không để lại sẹo sau khi cấy chỉ.
Cấy chỉ khớp gối
Cấy chỉ khớp gối

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, cấy chỉ chữa xương khớp cũng có một số hạn chế cần lưu ý như:

  • Phương pháp này không phù hợp với: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân thể trạng yếu ớt, thường xuyên sốt cao, người bị dị ứng với chỉ tự tiêu hoặc không được châm cứu, người có huyết áp tăng cao trên 180/140mmHg.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao: Cấy chỉ đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao, am hiểu từng huyệt vị và kiến thức chuyên sâu.
  • Yêu cầu trang thiết bị khắt khe: Thiết bị sử dụng cần đảm bảo an toàn để tránh các rủi ro như chảy máu, vựng châm, nhiễm trùng.
  • Hiệu quả không đồng nhất: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người.
  • Cần thực hiện nhiều lần: Để duy trì hiệu quả điều trị, cần thực hiện cấy chỉ nhiều lần.

Các tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp sau khi cấy chỉ

Mặc dù cấy chỉ là phương pháp điều trị không dùng thuốc Tây và không xâm lấn, nhưng vẫn có thể xuất hiện một số triệu chứng hoặc tác dụng phụ. Nguyên nhân có thể do cơ địa mỗi người hoặc do kỹ thuật cấy chỉ không đúng cách dẫn đến rủi ro.

Phản ứng bình thường:

  • Phản ứng tại chỗ: Sưng nóng, đau châm chích tại vị trí cấy do cơ thể phản ứng với chỉ catgut (protein lạ). Một số trường hợp có thể nặng hơn với dịch màu trắng sữa và sốt nhẹ.
  • Phản ứng toàn thân: Sốt nhẹ (trên 38 độ) trong 2-4 ngày, tăng bạch cầu và tế bào đa nhân trung tính.

Phản ứng bất thường:

  • Vựng châm: Hoa mắt chóng mặt, mặt tái, buồn nôn, tụt huyết áp, đổ mồ hôi lạnh. Xảy ra khi bệnh nhân suy nhược, lo sợ, mệt mỏi hoặc do kỹ thuật cấy chỉ không đúng cách. Cách xử lý là rút kim, cho bệnh nhân nằm ngửa thấp đầu, uống nước đường ấm, day bấm huyệt Bách hội, Nhân trung, Thái dương.
  • Chảy máu tại huyệt vị: Do kích thích quá mạnh hoặc kim châm phá vỡ mạch máu. Cần dùng băng gạc thấm máu, nếu chảy nhiều phải lấy chỉ catgut ra và thắt buộc mạch máu.
  • Dị ứng: Ngứa, sưng đỏ, nổi mề đay, sốt, cần dùng thuốc kháng histamin để cải thiện. Người dị ứng catgut không được cấy chỉ lần 2.
  • Nhiễm trùng: Do quy trình cấy chỉ hoặc dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc do bệnh nhân chăm sóc sau cấy không đúng cách, gây sưng đau, nóng, sốt, mủ. Cần xử lý kịp thời.
  • Tổn thương hệ thần kinh: Do cấy chỉ sai kỹ thuật, kích thích quá mạnh hoặc thắt chỉ vào mạch máu nuôi dưỡng thần kinh, gây rối loạn cảm giác da hoặc liệt cơ.
Người bị dị ứng chỉ có thể bị ngứa ngáy, nổi mề đay
Người bị dị ứng chỉ có thể bị ngứa ngáy, nổi mề đay

Lưu ý:

  • Hầu hết các triệu chứng và tác dụng phụ đều nhẹ và tự khỏi sau vài ngày.
  • Liên hệ bác sĩ ngay nếu sưng tấy, đỏ rát, chảy mủ, sốt cao, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu.

Các huyệt vị cấy chỉ trị xương khớp

Việc xác định vị trí chính xác của các huyệt vị là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị. Dưới đây là các huyệt vị thường được sử dụng trong cấy chỉ chữa bệnh xương khớp:

  • Huyệt độc tỵ: Nằm ở chỗ lõm dưới, ngoài xương bánh chè và ngoài gân cơ tứ ở đầu đùi, có tác dụng chủ trị viêm khớp gối.
  • Huyệt huyết hải: Nằm ở mặt trước trong đùi, cách xương bánh chè lên 2 thốn, có tác dụng chủ trị viêm da phong ngứa.
  • Huyệt tất nhãn: Nằm ở 2 chỗ lõm 2 bên đầu gối, có tác dụng chủ trị đau đầu gối, bắp chân, cước khí, liệt chi dưới.
  • Huyệt âm lăng tuyền: Nằm ở chỗ lõm dưới đầu xương chày, ở mặt trong của chân, có tác dụng chủ trị viêm khớp gối.
  • Huyệt lương khâu: Nằm ở chỗ lõm trên ngoài xương đầu gối, có tác dụng chủ trị viêm khớp gối, khu phong, hóa thấp.
  • Huyệt thận du: Nằm dưới gai sống thắt lưng 2 đo ngang 1.5 thốn, có tác dụng chủ trị đau thắt lưng.
  • Huyệt dương lăng tuyền: Nằm ở chỗ lõm đầu xương mác ở mặt ngoài chân, có tác dụng chủ trị đau gối, đau lưng đùi, đau thần kinh gian sườn, liệt nửa người.
  • Huyệt tuyệt cốt: Nằm ở xương ống chân nhỏ, nơi cơ dài và cơ ngắn tạo chỗ lõm, trên đỉnh mắt cá 3 thốn, có tác dụng chủ trị khớp gối, viêm tổ chức mềm, đau cứng cổ vai gáy, liệt chi dưới.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi người, bác sĩ có thể lựa chọn thêm các huyệt vị khác phù hợp để tăng hiệu quả điều trị.

Trước khi cấy chỉ, bác sĩ cần xác định vị trí các huyệt vị
Trước khi cấy chỉ, bác sĩ cần xác định vị trí các huyệt vị

Quy trình cấy chỉ chữa viêm đau xương khớp

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân, quy trình cấy chỉ cần được thực hiện chuẩn chỉnh và đầy đủ các bước. Dưới đây là quy trình cấy chỉ chữa bệnh xương khớp được cấp phép bởi Bộ Y Tế.

Chuẩn bị

Để tối ưu hóa hiệu quả điều trị cho từng bệnh nhân, việc thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng trước khi cấy chỉ là vô cùng quan trọng.

Yêu cầu đối với bệnh nhân:

  • Tắm rửa sạch sẽ, kiêng gió, tránh bụi bẩn trong 5-6 tiếng trước khi cấy.
  • Không uống đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt.
  • Ăn uống vừa đủ, không quá no hoặc quá đói.
  • Ngủ nghỉ đầy đủ.
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái.

Đối với đội ngũ y tế:

  • Chuẩn bị dụng cụ: Kim cấy chỉ, chỉ catgut, gạc, băng y tế, kìm, nhíp, dụng cụ sát trùng,…
  • Chuẩn bị phòng thủ thuật: Vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vô trùng, trang bị đầy đủ các thiết bị y tế cần thiết, đảm bảo thông thoáng, đủ ánh sáng.
Trước khi cấy chỉ cần sát trùng da
Trước khi cấy chỉ cần sát trùng da

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cấy chỉ giúp:

  • Tăng hiệu quả điều trị: Kích thích huyệt vị chính xác, tạo điều kiện cho việc cấy chỉ diễn ra thuận lợi.
  • Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân: Hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác.
  • Tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân: Giúp bệnh nhân tin tưởng vào quá trình điều trị.

Thực hiện

Bệnh nhân được hướng dẫn nằm trên giường thủ thuật ở tư thế cố định để lộ ra các huyệt vị cần cấy. Các dụng cụ cấy chỉ được chuẩn bị sẵn sàng, đảm bảo vô trùng.

Các bước thực hiện:

  • Cắt chỉ: Cắt đoạn chỉ catgut thành từng đoạn ngắn khoảng 1 – 2cm, luồn vào kim y tế đã sát trùng.
  • Xác định huyệt vị: Bác sĩ xác định chính xác huyệt vị cần cấy, sát trùng vô khuẩn quanh vùng huyệt vị, phủ săng có lỗ.
  • Đâm kim: Bác sĩ đâm kim nhanh qua da, sau đó đẩy từ từ kim châm vào huyệt vị với độ sâu 1 – 3cm tùy vị trí huyệt.
  • Cấy chỉ: Bác sĩ đẩy nòng kim để chỉ catgut nằm vào huyệt vị.
  • Hoàn thành: Đặt gạc vô trùng lên huyệt, vừa cấy chỉ vừa ấn tay để nhẹ nhàng rút kim ra cho chỉ nằm lại trong huyệt vị, dán băng gạc lại.
Thực hiện cấy chỉ
Thực hiện cấy chỉ

Thời gian điều trị:

  • Thời gian cấy chỉ: Khoảng 5 – 10 phút.
  • Tần suất cấy chỉ: 2 – 3 tuần cấy chỉ một lần.
  • Liệu trình điều trị: 3 – 5 buổi hoặc hơn tùy thuộc tình trạng mỗi người.

Sau khi cấy chỉ

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau khi cấy chỉ, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi: Nằm nghỉ ngơi tại phòng nghỉ khoảng 15 – 30 phút để cơ thể thích ứng. Các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân, xử lý ngay nếu có bất thường.
  • Tư vấn: Trước khi ra về, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh vùng cấy chỉ, chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp và đặt lịch tái khám.

Cách chăm sóc sau khi cấy chỉ chữa bệnh xương khớp

Hiệu quả của phương pháp điều trị phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc sau khi cấy chỉ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến các tác dụng phụ như nhiễm trùng, sưng đỏ, đau nhức tại vùng cấy, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị. Do đó, việc chăm sóc sau khi cấy chỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần lưu ý những điều sau:

Vệ sinh:

  • Giữ vệ sinh vùng cấy chỉ, tránh để dính nước bẩn trong 24 giờ đầu tiên.
  • Sau 24 giờ, bạn có thể tắm rửa bình thường nhưng cần nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vào vùng cấy.
  • Vệ sinh vùng cấy bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày.

Chế độ ăn uống:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm chứa những dưỡng chất tốt cho xương khớp như Canxi, Glucosamine, Chondroitin,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao hiệu quả điều trị
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao hiệu quả điều trị

Chế độ sinh hoạt:

  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Hạn chế căng thẳng, stress.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe, tránh các hoạt động mạnh, va chạm mạnh vào vùng cấy chỉ.
  • Không nên đi lại nhiều, hạn chế leo cầu thang.
  • Sử dụng nẹp hoặc đai hỗ trợ để cố định khớp (nếu cần thiết).

Tái khám: Tuân thủ lịch tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các biến chứng (nếu có). Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi cấy chỉ như sưng đỏ, đau nhức, chảy máu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Cấy chỉ có thể là lựa chọn phù hợp cho những người muốn tìm kiếm một phương pháp điều trị bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả và ít xâm lấn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về phương pháp này. Hy vọng bạn sẽ có quyết định sáng suốt cho việc điều trị bệnh của mình.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác