Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Đau Nhức Xương Khớp Sau Sinh Do Đâu? Cách Điều Trị Ra Sao?
Đau nhức xương khớp sau sinh là một trong những vấn đề sức khỏe hậu sản nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy 80% phụ nữ sau khi sinh đều gặp phải, tình trạng này gây ra không ít khó khăn trong quá trình chăm con và sinh hoạt. Vậy nguyên nhân nào khiến bà đẻ bị đau nhức xương khớp và cách nào để khắc phục những cơn nhức mỏi này? Mọi thông tin chi tiết được chúng tôi giảm đáp trong bài viết dưới đây:
Nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp sau sinh
Sau khi trải qua quá trình sinh nở, không ít các mẹ sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức xương khớp toàn thân. Trước khi tìm cách điều trị, bạn cần hiểu lý do dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh như sau:
- Cơ thể chưa hồi phục: Khi thai lớn, tử cung phát triển sẽ dần tạo áp lực lên dây chằng ở thắt lưng. Vì vậy, dây chằng sẽ bị giãn và chùng xuống, dây thần kinh vùng chậu và mạch máu cũng bị tác động không nhỏ. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều bà mẹ có cảm giác đau lưng kéo dài đến sau sinh vì dây chằng chưa kịp phục hồi.
- Đau xương khớp sau sinh do thiếu canxi: Nhu cầu canxi của mẹ bầu là rất lớn để thai nhi phát triển toàn diện. Nếu lượng canxi không đủ, thai nhi sẽ lấy chất này từ xương của mẹ, từ đó gây ra tình trạng loãng xương. Sau khi sinh, để nuôi dưỡng em bé từ sữa mẹ, cơ thể lại bị thất thoát canxi một lần nữa.
- Tư thế và sinh hoạt không đúng: Trong quá trình nuôi con, việc liên tục bế con, thay tã, cho con bú, làm việc nhà,…không đúng tư thế chính là nguyên nhân dẫn đến nhức mỏi xương khớp sau sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu mẹ nằm quá nhiều, ít vận động, khí huyết sẽ tích tụ nhiều ở vùng chậu, khó lưu thông cũng khiến bạn đau nhức.
- Khí huyết không đủ: Sau sinh, cơ thể phụ nữ rất yếu, nhiều người gặp tình trạng thiếu máu, gan thận không còn hoạt động ổn định. Theo Đông y, đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến xương khớp của các mẹ.
- Hormone thay đổi: Khi mang bầu, các khớp xương trong cơ thể người mẹ đã phải chịu áp lực rất lớn. Đến giai đoạn sau sinh, hormone estrogen biến đổi sẽ cản trở hoạt động của các khớp xương gây đau nhức.
- Tiền sử đau xương khớp: Khi đã có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp, chắc chắn các mẹ sẽ không tránh khỏi đau nhức xương khớp sau khi sinh nở, sau sinh bị nhức mỏi toàn thân. Phổ biến nhất là tình trạng đau cổ tay sau sinh, đau tay, lưng và đau chân sau sinh.
Các triệu chứng đau nhức xương khớp sau sinh
Đa số phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp và khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn do chưa nhận biết được vấn đề của mình. Dưới đây là một số triệu chứng mẹ bỉm cần ghi nhớ để đề phòng và tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt:
Đau nhức hoặc cứng khớp
Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi mắc các bệnh về xương khớp. Cơn đau có thể từ khớp hoặc dây chằng, sụn,… với mức độ từ nhẹ đến nặng. Khi di chuyển hoặc vận động, cơn đau sẽ tăng lên. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khó khăn khi di chuyển khớp (cứng khớp). Tình trạng này có thể xảy ra vào sáng sớm hoặc sau khi nghỉ ngơi.
Mệt mỏi
Cảm giác tinh thần nặng nề khi vận động khớp, cảm thấy mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần. Triệu chứng này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt việc chăm sóc bé.
Các triệu chứng khác
- Đau khớp kèm theo bị sưng và đỏ
- Bị sốt hoặc ớn lạnh
- Đau nhức khớp cổ tay, mắt cá, đau dây chằng, đau và căng trên vai,…
- Cứng cổ
- Đau thắt lưng
- Đau gối
Đau nhức xương khớp sau sinh có nguy hiểm không?
Sau sinh bị đau nhức xương khớp được xem điều tự nhiên nhưng nếu không điều trị, các khớp xương của mẹ sẽ bị ảnh hưởng, gây khó khăn khi chăm con và trong sinh hoạt hằng ngày. Hơn thế nữa, bệnh lý này có thể sẽ có tác động đến những lần mang thai tiếp theo. Mặc dù một số phụ nữ chỉ bị đau xương khớp sau sinh trong một thời gian ngắn, nhưng không ít mẹ bỉm phải chịu đựng những cơn suốt một thời gian dài.
Đã là bệnh chắc chắn sẽ có những nguy hiểm tiềm ẩn. Khi chứng đau xương khớp sau sinh kéo dài có thể gây ra các biến chứng khó lường như: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, hoặc thậm chí là lao xương khớp. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyên nên điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến công việc hằng ngày lẫn sức khỏe về sau.
Cách điều trị đau nhức xương khớp sau sinh
Cơ thể phụ nữ sau sinh còn khá yếu vì sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn. Do đó, các mẹ nên lựa chọn phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng sinh xong bị đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả.
Sử dụng thuốc Tây trị đau nhức xương khớp sau sinh
Giai đoạn sau sinh và cho con bú là vô cùng nhạy cảm. Vì thế, việc sử dụng thuốc cần cân nhắc. Trên thị trường hiện nay, các loại thuốc giảm đau xương khớp được chia làm 3 loại:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol,…
- Thuốc chống viêm: Ibuprofen, diclofenac,…
- Thuốc Opioid: Oxycodone, tramadol,…
Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú cần xem xét kỹ lưỡng khi dùng thuốc tây vì đây là giai đoạn nhạy cảm. Các loại thuốc mẹ uống có thể đi qua sữa và tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Đông Y trị đau nhức xương khớp sau sinh
Sử dụng thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng nhưng chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, do đó bài thuốc từ Đông y với thảo dược tự nhiên đảm bảo an toàn, hiệu quả được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn:
Bài thuốc số 1:
Bài thuốc sử dụng với các thảo dược:
- 16g các thảo dược: thổ phục linh, ké đầu ngựa, hy thiêm, rễ vòi voi.
- 12g một số thảo dược: uy linh tiên, tỳ giải, ý dĩ 12g, cam thảo nam
- Ngoài ra: quế chi, bạch chỉ,…
Thực hiện: Người bệnh đem thuốc sắc theo chỉ định của bác sĩ giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp.
Bài thuốc này sử dụng với trường hợp bệnh nhân thể tý là chính, thường xuất hiện dấu hiệu đau khi di chuyển, mạch bị phù và xuất hiện rêu lưỡi màu trắng.
Bài thuốc số 2:
Với trường hợp đau nhức xương khớp thể hàn có thể sử dụng bài thuốc với thảo dược: quế chi, can khương, uy linh tiên, thiên niên kiện, cùng một số thảo dược khác theo chỉ định của lương y.
Người bệnh đem sắc và sử dụng 1 thang/ ngày, triệu chứng đau khớp dữ dội, mạch huyền khẩn được giảm nhanh chóng.
Bài thuốc số 3:
Bài thuốc với thành phần: Cỏ xước 20gr, cỏ mực 10gr, thổ phục linh 10gr, ké đầu ngựa 6gr
Cây cỏ cỏ xước có tính thanh, giúp giải nhiệt, lợi tiểu. Chúng còn hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương. Kết hợp thảo dược này với nguyên liệu trên giúp tình trạng đau nhức xương khớp được cải thiện nhanh chóng.
Lưu ý: Bạn nên tìm đến các cơ sở Đông Y uy tín để tiến hành kiểm tra và có những bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc với ưu điểm không gây đau đớn, không xâm lấn được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Bạn thực hiện các biện pháp phổ biến:
- Châm cứu, bấm huyệt: Thủ thuật bấm huyệt kết hợp với châm cứu sẽ kích thích vào da, cơ, thần kinh, mạch máu giúp giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết. Châm cứu sẽ tác động vào huyệt đạo để ức chế và phá vỡ cung phản xạ của bệnh lý nhằm cải thiện cơn đau, điều trị co cơ, kích thích sản sinh dịch nhầy,…
- Xoa bóp, massage toàn thân: Massage giúp gân cốt được thư giãn, giảm co cứng, máu huyết lưu thông. Ngoài ra, xoa bóp làm tăng mức serotonin, cải thiện tâm trạng mệt mỏi.
- Ngâm chân nước muối: Tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh có thể giảm nhanh chóng và hiệu quả khi bạn ngâm chân với nước muối ấm và gừng mỗi tối. Chuẩn bị một chậu nước ấm, một chút muối hạt với gừng thái lát. Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân khoảng 20 phút nhằm lưu thông máu, tiêu viêm, giảm đau nhức. Ngâm chân với nước ấm đem lại cảm giác thoải mái trước khi ngủ, muối chứa nhiều magie sulfat sẽ giảm đau, giúp máu lưu thông, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau nhức xương khớp sau sinh
Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế, chị em phụ nữ cần quan tâm đến cơ thể của mình để tránh tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh nở. Bệnh lý này sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, kèm theo cơ thể mệt mỏi sau khi sinh con, người mẹ sẽ dễ bị mất sức. Do đó, bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh đơn giản sau đây:
Chú trọng chế độ ăn uống
Việc bồi bổ chất dinh dưỡng sau sinh nở là rất cần thiết do sự thiếu hụt khi mang thai và chuyển hóa vào sữa mẹ.
- Các thực phẩm chứa nhiều canxi như: cua, tôm, sản phẩm từ sữa,….
- Thực phẩm giàu vitamin D: đậu nành, đậu phụ, bông cải xanh, cải rổ,…
- Thực phẩm chứa vitamin K: cần tây, cà rốt, trứng,…
- Bổ sung thực phẩm có glucosamine và chondroitin: nước hầm xương, canh xương,…
- Omega-3: cá thu, cá hồi, hàu, dầu oliu, dầu cá,…
- Bổ sung collagen: cà chua, quả bơ, hạt bí ngô,…
- Các loại trà: Trà xanh, trà đen, trà ô long,..
- Uống nhiều nước
Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
Không nên lao động quá sức, vì sức khỏe chưa hồi phục, đặc biệt là xương khớp. Thế nhưng, bạn cũng không nên nằm một chỗ, lười vận động. Chỉ cần đi lại nhẹ nhàng, tập yoga, bơi, đạp xe,… để khí huyết lưu thông.
Chú ý tư thế khi hoạt động
Trong quá trình chăm con hoặc cho con bú, mẹ bỉm đừng vặn cơ thể quá mức. Hãy giữ bé gần với mẹ, gập đầu gối lại và từ từ nâng bé. Lúc cho bé bú hoặc tắm rửa, bạn nên ngồi thẳng lưng. Khi ngồi, các mẹ lưu ý nên đặt chân trên gối, dùng ghế có tay vịn và lót gối sau lưng.
Bài viết trên đây đã cập nhật những thông tin cần thiết về hiện tượng đau nhức xương khớp sau sinh cho chị em phụ nữ. Khi hiểu về vấn đề này, bạn sẽ không phải băn khoăn và lo lắng nữa. Hãy thường xuyên chú ý đến sức khỏe của mình để xử lý thật nhanh chóng các mẹ bỉm nhé!
Xem thêm:
Triệu chứng:
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.