Đau Lưng Vùng Xương Chậu: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Ngày cập nhật: 31/01/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau lưng vùng xương chậu không chỉ là nguyên nhân của chấn thương mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về cách chữa chứng bệnh này trong bài viết dưới đây.

Đau lưng vùng xương chậu là biểu hiện của bệnh gì?

Đau lưng, đau vùng xương chậu còn gọi là đau thắt lưng. Trước khi tìm hiểu đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì, đau lưng vùng xương chậu có nguy hiểm không. Chúng ta cần biết thắt lưng là vùng nào, xương chậu ở đâu.

Theo đó, vùng cột sống thắt lưng sẽ bắt đầu từ đốt sống L1 tới L5 cùng hệ thống gân, cơ, dây chằng bao quanh. Còn vùng xương chậu là bộ phận nằm dưới cơ thể, ở dưới bụng và đùi. Vùng xương chậu gồm xương chậu, khoang chậu, cơ hoành, bên dưới khoang chậu và tần sinh môn.

Ngoài các nguyên nhân như đau lưng do lao động nặng, làm việc, ngủ nghỉ không đúng tư thế hay đau lưng sau chuyển phôi thì triệu chứng này cũng có thể do các bệnh lý gây ra. Chẳng hạn như:

Đau ruột thừa gây đau vùng chậu sau lưng

Ruột thừa là một đoạn ruột hẹp, kín, ở tận cùng và dài khoảng vài centimet bám dính vào đoạn đầu tiên của ruột già. Nếu ruột thừa bị nhiễm trùng hoặc viêm thì cơ thể có biểu hiện đầu tiên là đau bụng đau quanh vùng rốn, sau đó lan ra đau ở vùng bụng dưới bên phải, đau lưng vùng xương chậu. Tình trạng nghiêm trọng hơn theo thời gian hoặc trong quá trình di chuyển động, hắt hơi hoặc thở sâu. Ngoài đau bụng, đau lưng thì người bệnh sẽ có những triệu chứng kèm theo như sốt hoặc buồn nôn và không thể xì hơi.

Đau ruột thừa có thể gây nên triệu chứng đau lưng vùng xương chậu
Đau ruột thừa có thể gây nên triệu chứng đau lưng vùng xương chậu

Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng ra thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ có nguy cơ bị vỡ và sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Do bậy, bệnh nhân viêm ruột thừa cần được điều trị kịp thời để không nguy hiểm đến tính mạng.

Đau lưng và đau vùng chậu do sỏi thận

Sỏi thận là hiện tượng muối và khoáng chất bị lắng cặn bên trong thận. Những triệu chứng thường gặp biểu hiện ra đầu tiên khi người bệnh bị sỏi thận là:

  • Đau lưng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu. Từ đó dẫn tới triệu chứng đau lưng vùng xương chậu, lan ra bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.
  • Đau, thậm chí đau buốt khi đi tiểu do sỏi di chuyển từ niệu quản vào bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo.
  • Nước tiểu lẫn máu do sự cọ xát của sỏi dẫn tới những tổn thương.

Sỏi thận nếu không được can thiệp có thể làm ảnh hưởng chức năng thận, làm suy giảm sức khỏe của bệnh nhân.

Tắc nghẽn, sa vùng chậu gây đau vùng xương chậu sau lưng

Sa tạng chậu là hiện tượng một hay nhiều cơ quan vùng chậu bị sa xuống khỏi vị trí giải phẫu bình thường. Một số tình trạng sa vùng chậu phổ biến như sa bàng quang, âm đạo, tử cung, trực tràng, ruột và các mô liên kết. Nguyên nhân của tình trạng này do các gân cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu bị tổn thương và suy yếu.

Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều triệu chứng như Xuất hiện khối phồng thò ra khỏi âm đạo, tức nặng vùng chậu hoặc đau lưng vùng xương chậu, són tiểu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, ra huyết âm đạo bất thường,…

Những cơn đau xuất hiện sẽ thường lan dần ra vùng lưng khiến người bệnh cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày.

U xơ tử cung gây đau lưng vùng xương chậu

Nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ có thể đến từ việc bị bệnh sinh lý. U xơ tử cung là một bệnh lý phụ khoa hay gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Thực chất đa số u xơ có bản chất khá lành tính, hoàn toàn không phải ung thư.

Khoảng 30 – 50% trường hợp phụ nữ bị u xơ đều không có triệu chứng rõ rệt. Nếu có, các triệu chứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý phụ khoa khác. Một số dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết có thể kể đến:

  • Rong kinh (kỳ kinh kéo dài) hay cường kinh (ra nhiều máu).
  • Đau vùng thắt lưng hay còn có cảm giác tức ở vùng chậu, đau nhiều hơn khi giao hợp.
  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu không hết do áp lực của khối u lên bàng quan.

Nếu u xơ có kích thước nhỏ thì thường không gây biểu hiện gì nghiêm trọng và có thể biến mất khi mãn kinh. Tuy nhiên, nếu khối u xơ tử cung phát triển mất kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe doạ tính mạng bệnh nhân.

Đau xương chậu sau lưng do bệnh viêm vùng chậu (PID)

Bệnh viêm vùng chậu (viết tắt là PID) là bệnh nhiễm trùng xảy ra trong các cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh này có nguyên nhân là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm
Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

PID gây đau vùng chậu hoặc đau lưng vùng xương chậu, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và dịch âm đạo tiết bất thường. Sốt, tiết dịch cổ tử cung và chảy máu tử cung bất thường là cũng là những triệu chứng phổ biến, đặc biệt là trong hoặc sau khi hành kinh.

Viêm vùng chậu có thể dẫn tới hội chứng Fitz-Hugh-Curtis (viêm quanh gan) hoặc ứ nước vòi trứng, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thậm chí gây vô sinh.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của vận động không đúng tư thế, hoạt động mạnh sau thời gian dài. Bệnh thường gặp ở các vận động viên, người lao động chân tay, nhân viên văn phòng,…

Thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân chính là do các đĩa đệm bị rách, chèn ép làm thay đổi cấu trúc, phần dịch nhầy bên trong tràn ra ngoài và không thể hỗ trợ cột sống chống lại lực tác động mạnh. Chưa kể, thoát vị đĩa đệm khiến các dây thần kinh bị chèn ép và gây ra tình trạng đau đớn kéo dài.

Thoát vị đĩa đệm không chỉ khiến người bệnh bị đau lưng vùng thắt lưng mà thậm chí làm ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày, chỉ có thể nằm yên một chỗ. Từ thoát vị đĩa đệm cũng có thể dẫn tới các bệnh như bệnh lý về rễ dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa,… khiến người bệnh đau lưng vùng xương chậu.

Đau lưng vùng xương chậu nguy hiểm như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của triệu chứng đau thắt lưng vùng xương chậu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Nếu như các cơn đau chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn và không tái phát nhiều thì bạn đọc không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu những cơn đau xuất hiện thường xuyên và mức độ ngày càng tăng thì người bệnh cần thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân. Nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể sẽ bỏ lỡ mất thời điểm vàng trong điều trị và có những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Đau lưng vùng xương chậu không phải là tình trạng có thể coi thường
Đau lưng vùng xương chậu không phải là tình trạng có thể coi thường

Các biến chứng sẽ phụ thuộc vào bệnh lý gây triệu chứng đau nhức lưng vùng xương chậu. Đây đều là những bệnh lý làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Bị đau xương chậu nam giới hay nữ giới đều có khả năng làm suy giảm chức năng sinh lý, gây khó khăn cho việc sinh nở. Do vậy, việc điều trị sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hạn chế các cơn đau và biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Các phương pháp điều trị đau lưng vùng xương chậu

Triệu chứng đau thắt lưng vùng chậu là căn bệnh không thể coi thường dù rất hay gặp. Người bệnh vẫn nên đi khám để biết được tình trạng và có phương hướng điều trị kịp thời. Để điều trị các bệnh gây đau lưng vùng chậu có thể áp dụng phương pháp Tây y, Đông y kết hợp với các mẹo dân gian tại nhà.

Điều trị đau lưng xương chậu bằng mẹo chữa tại nhà

Đối với các mẹo chữa trị tại nhà, người bệnh nên áp dụng song song với các bài thuốc Đông y hoặc Tây y. Các mẹo chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không phải là biện pháp điều trị chính.

Chườm nóng trị đau lưng gần xương chậu

Nhiệt độ sẽ giúp làm giãn cơ để giảm sức ép lên vùng xương chậu. Đồng thời, khi chườm nóng, các mạch máu sẽ được giãn nở, thúc đẩy quá trình tuần hoàn, lưu thông đến vị trí bị tổn thương. Người bệnh có thể sử dụng khăn nóng, túi chườm hoặc đệm nóng để chườm lên vùng xương chậu trong vòng 30 phút.

Đắp ngải cứu sao muối

Ngải cứu sao muối là biện pháp giảm đau được áp dụng từ xa xưa. Cách này coa tác dụng giúp giảm đau hiệu quả do giãn dây thần kinh, cơ cũng như giúp lưu thông khí huyết.

  • Chuẩn bị: 2 mớ rau ngải cứu và 200g muối.
  • Sao ngải cứu cùng muối tới khi rau chuyển sang vàng khô là được.
  • Cho hỗn hợp vào khăn rồi đắp lên vùng lưng bị đau từ khi còn nóng tới lúc nguội.

Dùng nước đinh lăng

Đinh lăng cũng là loại thảo dược tốt có chứa nhiều các vitamin, chất chống oxy hóa và gốc tự do. Theo dân gian, dược liệu này có khả năng lưu thông khí huyết, chữa đau lưng nhanh và hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Khoảng 10g rễ đinh lăng khô.
  • Sơ chế rễ đinh lăng, đun thành phẩm này với khoảng 1 lít nước sạch.
  • Khi nước sôi chia phần nước thành 3 phần để uống mỗi ngày.

Điều trị đau lưng vùng xương chậu theo phương pháp Tây y

Nguyên tắc điều trị bệnh đau vùng xương chậu là vừa giảm đau cho người bệnh vừa điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Đối với giảm đau, có một số loại thuốc thường được bác sĩ kê là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Panadol, nhóm NSAID (aspirin, ibuprofen…),…
  • Thuốc giãn cơ với trường hợp nặng: Eperisone HCl, Tolperisone, Decontractyl,…
  • Thuốc tiêm vào màng cứng khi cơn đau trầm trọng: Corticoid.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cách giảm đau nhanh nhất cho người bệnh
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cách giảm đau nhanh nhất cho người bệnh

Ngoài ra, phương pháp vật lý trị liệu, cụ thể là kéo dãn cột sống để giúp tăng cường tuần hoàn máu, giải phóng chèn ép dây thần kinh cũng hay được sử dụng.

Kéo giãn cột sống sử dụng lực kéo cơ học để nới rộng các khoang đốt sống. Từ đó giúp giảm áp lực cho đĩa đệm, kéo giãn cơ và giải phóng dây thần kinh chèn ép. Một số thiết bị thường dùng là đai kéo dãn cột sống, máy kéo dãn cột sống,…

Bên cạnh đó, đối với một số bệnh lý, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật mới có thể hết bệnh. Sau khi thực hiện phẫu thuật hoặc song song với thời điểm sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể chỉ định thêm phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu để giúp vùng xương bị tổn thương hoạt động trở lại.

Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị hiệu quả, nhanh chóng

Hiện nay, các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, day ấn, châm cứu, bấm huyệt được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân chỉ cần áp dụng các phương pháp này là đã có thể trị khỏi bệnh. Còn với những trường hợp bệnh đã tiến triển, vật lý trị liệu được coi là một biện pháp hỗ trợ tích cực giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Sau đây là một số biện pháp châm cứu, bấm huyệt phổ biến.

  • Châm cứu, bấm huyệt chữa đau lưng vùng xương chậu do đĩa đệm bị thoái hóa: Các thầy thuốc sẽ tác động tại các huyệt Đại trường du và Mệnh môn.
  • Chữa đau lưng vùng xương chậu do các bệnh phụ khoa bằng châm cứu, bấm huyệt vào các huyệt như m giao, Quan nguyên, Quy lai và Tam âm giao.

Các biện pháp chữa bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt này cần được thực hiện bởi những thầy thuốc có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền uy tín để điều trị.

Điều trị đau lưng vùng xương chậu theo phương pháp Đông y

Bên cạnh Tây y, có rất nhiều người bệnh quan tâm tới các phương pháp Đông y. Dù Đông y cần thời gian điều trị dài hơn nhưng các bài thuốc của Đông y rất hiệu quả đối với bệnh dạng mãn tính và ít xảy ra phản ứng phụ như Tây y.

Theo y học cổ truyền, đau lưng vùng xương chậu được gọi là bệnh Yêu thống. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung là do khí huyết không tuần hoàn, bị ứ đọng khi vận động sai cách hay do phong hàn, thấp nhiệt gây ra.

Để chữa trị, các thầy thuốc Đông y sẽ chữa bệnh theo định hướng đả thông huyệt lạc, lưu thông đường máu và dùng các vị thuốc để trấn áp phong hàn, thấp nhiệt.

Một số bài thuốc được áp dụng phổ biến có thể kể đến như:

  • Can khương thương truật: Vị thuốc chính là Khương hoạt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, Can khương có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với dạng phong thấp, viêm thấp khớp. Các vị thuốc khác bao gồm Phục linh, Ngưu tất, Tang ký sinh, Quế chi, Thương truật.
  • Bổ thận thang: Bài thuốc sử dụng 3 vị thuốc chính là Tang ký sinh, Thục địa và Cẩu tích. Trong đó Thục địa giúp kháng viêm, bổ thận, Tang ký sinh có tác dụng điều trị phong thấp, tê bì chân tay, điều hoà máu huyết lưu thông. Còn Cẩu tích cũng có tác dụng trị đau lưng, phong thấp, thận hư, đau gối.

Đây là phương pháp có thể xử lý bệnh triệt để tận gốc, đảm bảo an toàn, không gây hại sức khỏe nhưng người bệnh cần kiên trì trong 1 thời gian, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý cho người bệnh đau lưng vùng chậu

Song song với quá trình điều trị đau lưng vùng xương chậu, người bệnh nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Làm mới thói quen sinh hoạt hàng ngày: Hạn chế những vận động mạnh, làm những việc vừa sức, đồng thời thay đổi tư thế nằm và ngồi để tránh xuất hiện các tình trạng bệnh xương khớp, dẫn đến đau lưng.
  • Thực hiện các bài tập nhằm tăng cường độ bền và sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Kiểm soát cân nặng: Đây là biện pháp vừa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, vừa giảm thiểu được gánh nặng trên hệ xương nâng đỡ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D và omega-3 giúp xương phát triển. Có thể tăng cường các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng.
  • Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe xương khớp, thận hoặc bệnh phụ khoa, phải xử lý ngay để tránh tình trạng bệnh biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là các thông tin về triệu chứng đau lưng vùng xương chậu. Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Thông tin tham khảo

Array

Triệu chứng:

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

04/12

hôm nay

05/12

Ngày mai

06/12

Ngày kìa

+

Khác