Đau Lưng Giãn Dây Chằng

Ngày cập nhật: 20/02/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau lưng do giãn dây chằng là tình trạng rất dễ gặp phải ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhất là người lao động nặng hoặc người già. Vậy triệu chứng nào để nhận biết bệnh và đâu là cách khắc phục hiệu quả nhất. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách điều trị và phòng tránh nguy cơ biến chứng nặng do đau lưng giãn dây chằng gây ra.

Giãn dây chằng lưng là tình trạng gì?

Dây chằng là một dải các mô liên kết sợi, kết nối các mô cơ tế bào để làm liền mạch khớp xương này với khớp xương khác để tạo hệ vận động. Dây chằng thường dễ gặp tổn thương trong quá trình vận động, chỉ tự phục hồi trong trường hợp bị ảnh hưởng rất nhẹ và không thể tái tạo tự nhiên nếu tác động quá lớn.

Khi vận động sai tư thế hoặc quá sức, các dây chằng này bị kéo giãn bất thường và tổn thương. Vị trí, kích thước, độ co giãn của dây chằng bị lệch xa so với cấu trúc ban đầu. Khi đó được gọi là hiện tượng giãn dây chằng lưng.

Đau lưng giãn dây chằng là tình trạng bệnh thường gặp
Đau lưng giãn dây chằng là tình trạng bệnh thường gặp

Tình trạng bệnh giãn dây chằng thắt lưng được chia thành hai cấp độ:

  • Đau nhẹ: Người bệnh bị hạn chế vận động ở mức độ nhẹ, không cảm thấy đau vùng lưng dữ dội. Tình trạng đau này kéo dài trong vài ngày, dây chằng có thể tự phục hồi.
  • Tổn thương nặng: Đó là khi vùng lưng xuất hiện các cơn đau dữ dội, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, vận động. Nếu tình trạng này không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ diễn tiến nặng hơn và dần trở thành mãn tính.

Nguyên nhân dẫn đến đau lưng giãn dây chằng

Giãn dây chằng cột sống thắt lưng gây ra các cơn đau vùng lưng thường do một số nguyên nhân sau:

  • Vận động với cường độ quá cao: Khi thường xuyên làm công việc nặng, dùng lực mạnh có thể gây ra căng thẳng và tổn thương các sợi cơ cũng như dây chằng. Thông thường, đau lưng giãn dây chằng do vận động sẽ biến mất nếu bạn nghỉ ngơi trong vài ngày.
  • Do chấn thương: Bị ngã, uốn lưng hoặc cúi gập nhiều lần, nâng vật nặng sai cách, ngồi trong thời gian quá dài,…
  • Thừa cân: Tăng cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có tình trạng giãn dây chằng cột sống lưng. Khi trọng lượng cơ thể lớn khiến khung xương, các đốt sống, bó cơ, dây chằng chịu một áp lực nặng nề, rất dễ bị tổn thương.
  • Lão hóa: Tuổi tác càng cao khiến các bộ phận cơ thể mất dần chức năng vốn có. Khi đó, các dây chằng, khớp xương cũng bị thoái hóa theo, dẫn đến tình trạng cột sống thắt lưng bị giãn dây chằng gây đau nhức.

Triệu chứng đau dây chằng lưng

Khi bị giãn dây chằng vùng lưng, người bệnh thường có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện những cơn đau đột ngột, đặc biệt là sau khi bưng bê đồ nặng, vận động sai tư thế, ngồi lâu tư thế, rung xóc khi đi xe đường dài, nhiễm lạnh hoặc khi cử động đột ngột.
  • Các cơn đau thường kèm theo dấu hiệu co cứng khối cơ cạnh cột sống.
  • Đau nhiều khi bị ấn theo chiều dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt hai bên cột sống.
  • Một số trường hợp còn cảm thấy đau nhức mỏi toàn thân, cả người mệt mỏi, tinh thần và trí tuệ bị sa sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Ngồi lâu 1 tư thế khiến tình trạng đau lưng gia tăng
Ngồi lâu 1 tư thế khiến tình trạng đau lưng gia tăng

Các triệu chứng này về lâu dài có thể dẫn đến tư thế cột sống bị lệch vẹo, mất đi đường cong sinh lý vốn có. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…

Cách chữa đau lưng giãn dây chằng

Khi bị giãn dây chằng ở lưng người bệnh có thể khắc phục các cơn đau bằng cách:

Sử dụng mẹo dân gian chữa đau do giãn dây chằng ở lưng

Đây là các mẹo đơn giản, không cần chuẩn bị nguyên liệu nhiều và mang lại hiệu quả giảm đau.  Cách thực hiện các mẹo giảm đau lưng giãn dây chằng theo dân gian như sau:

Chườm đá lạnh giảm đau lưng

Chườm đá lạnh là phương pháp nên được ưu tiên áp dụng trong hai đến ba ngày đầu sau chấn thương. Việc chườm đá lạnh này sẽ giúp các cơ, dây chằng giải tỏa áp lực, giảm đau và sưng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn nên lấy một túi vải hoặc khăn mềm sạch, sau đó bọc lấy đá rồi chườm lên vùng lưng trong hai mươi phút.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ đồng hồ.
  • Kiên trì áp dụng sau 3 – 4 ngày các triệu chứng sưng đau lưng do giãn dây chằng sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Chườm nóng giúp lưng thoải mái hơn

Trong 48 giờ đầu bị đau lưng giãn dây chằng người bệnh không nên thực hiện chườm nóng. Chỉ khi bạn đã làm dịu sự căng cứng của các cơ và dây chằng, áp dụng phương pháp chườm nóng mới mang lại tác dụng làm tăng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể.

Cách thực hiện: Dùng túi sưởi nhẹ nhàng đặt lên vùng đau hai mươi phút mỗi ngày, để giúp kích thích lưu thông khí huyết, máu vận chuyển tốt hơn và đẩy nhanh tốc độ hồi phục của dây chằng. Bên cạnh đó, nhiệt nóng cũng giúp cơ bắp thư giãn và giảm đau khá hiệu quả.

Chườm thảo dược hỗ trợ chữa đau lưng

Ngoài cách chườm nóng, chườm lạnh bên trên, để ngăn ngừa tình trạng đau lưng giãn dây chằng, người bệnh có thể đắp dược liệu hàng ngày. Các loại dược liệu có tác dụng giảm đau và hồi phục dây chằng nhanh chóng là: Xương rồng, lá trầu không, lá ngải cứu, lá đinh lăng,…

Các loại thảo dược giúp giảm đau lưng nhanh chóng
Các loại thảo dược giúp giảm đau lưng nhanh chóng

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Người bệnh có thể giã nát, đem sao nóng với rượu hoặc muối rồi chườm lên vị trí bị giãn dây chằng.
  • Mỗi ngày nên đắp thuốc khoảng 2 lần, trong đó nên đắp 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ để ngủ ngon giấc hơn.

Lưu ý khi áp dụng các biện pháp dân gian chữa đau lưng do giãn dây chằng tại nhà:

  • Nên áp dụng các mẹo dân gian này hàng ngày và kiên trì ít nhất trong khoảng 7 – 10 ngày mới mang lại hiệu quả cao.
  • Dùng mẹo dân gian không mang lại tác dụng nhanh chóng, vì vậy để tăng hiệu quả người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp khác nếu nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Trường hợp áp dụng không mang lại hiệu quả cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có giải pháp ngăn chặn biến chứng nặng hơn.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị đau lưng giãn dây chằng

Trước khi chỉ định bệnh nhân áp dụng phương pháp phù hợp, bác sĩ tiến hành thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh bằng cách:

  • Khai thác bệnh sử: Tìm hiểu thời điểm bắt đầu còn đau, tiền sử đau trước đó, thói quen sinh hoạt hàng ngày, các loại thuốc đã sử dụng,…
  • Tiến hành khám lâm sàng: Bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm như: Chụp X – quang, chụp CT, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, đo điện cơ, nội soi khớp,… Từ kết quả kiểm tra quan sát các tổn thương mô mềm, sau đó tìm ra dấu hiệu đứt dây chằng, rách sụn,…

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh đau lưng do giãn dây chằng là:

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc giảm đau thường dùng phổ biến nhất là Paracetamol. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng lại không giúp chữa dây chằng dứt điểm. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng, để tránh bị nhờn thuốc và gây ra một số hệ lụy khác.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm sưng đau và kháng viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc giãn cơ: Tiêu biểu trong nhóm thuốc này là cyclobenzaprine hoặc carisoprodol. Các loại thuốc này có tác dụng giảm cơn đau liên quan đến co thắt cơ.

Khi sử dụng thuốc cần chú ý dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi liều lượng thuốc làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Nếu trong quá trình dùng thuốc gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào nên báo lại với bác sĩ để có giải pháp ngăn ngừa.

Một số trường hợp có thể gặp tình trạng đau thắt lưng dữ dội, điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Khi đó bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định can thiệp ngoại khoa để tránh gây ảnh hưởng nặng nề đến vận động và sinh hoạt.

Điều trị đau lưng do giãn dây chằng bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, có thể điều trị đau lưng nói chung và đau lưng do giãn dây chằng bằng một số phương pháp sau:

Sử dụng thuốc uống

Có thể sử dụng các loại dược liệu điều trị tình trạng đau lưng giãn dây chằng như: Can khương, thục địa, bạch thược, trần bì, tri mẫu, ngưu tất, tam thất tảo,… Cách kết hợp dược liệu và liều lượng được bác sĩ/ thầy thuốc chỉ định dựa theo tình trạng bệnh cụ thể của mỗi bệnh nhân như sau:

Bài thuốc 1: Sử dụng quế chi, rễ lá lốt, thiên niên kiện mỗi loại 8g;  ý dĩ, tỳ giải, kê huyết đằng, rễ cây xấu hổ mỗi loại 16g, cỏ xước 12g và trần bì 6g. Đem tất cả các vị thuốc sắc uống ngày 2 lần, kiên trì để có hiệu quả.

Bài thuốc 2: Sử dụng đảng sâm, đương quy, đỗ trọng, phục linh, bạch thược mỗi loại 8g, cam thảo, quế tâm, tế tân mỗi loại 2g; xuyên khung, độc hoạt, ngưu tất, tang ký sinh, tần giao, phòng phong mỗi loại 4g và sinh địa 12g. Đêm thảo dược sắc với nước dùng uống hàng ngày.

Đối với cách trị bệnh bằng bài thuốc Đông y này, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả cao.

Xoa bóp bấm huyệt

Giãn dây chằng khiến người bệnh có cảm giác co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây ra các cơn đau và hạn chế vận động. Bấm huyệt, xoa bóp sẽ giúp kích thích lưu thông máu, giảm viêm và giảm cơn đau lưng rất tốt.

Cách xoa bóp bấm huyệt thực hiện như sau:

  • Dùng lực bàn và các ngón tay tác động với lực vừa phải lên vùng lưng đang bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
  • Massage trong khoảng 30 phút mỗi ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.

Châm cứu

Đây cũng là cách giúp khí huyết lưu thông từ đó giảm nhanh cơn đau nhức vùng lưng. Người bệnh kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 7 ngày dấu hiệu đau nhức sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm nhanh các cơn đau lưng giãn dây chằng
Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm nhanh các cơn đau lưng giãn dây chằng

Các huyệt vùng lưng thường được tác động giúp giảm tình trạng đau lưng giãn dây chằng là: Huyệt Đại Trường Du, Thận Du, Thiên Khu, Hoàn Khiêu, Trật Biên, Mệnh Môn,…

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý thực hiện châm cứu tại nhà vì châm cứu sai huyệt đạo có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. Thay vào đó, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ/ thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm và tay nghề cao để châm cứu trị bệnh.

Lưu ý khi điều trị đau lưng giãn dây chằng

Khi bị đau lưng do giãn dây chằng người bệnh cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày như sau:

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Để phục hồi dây chằng bị tổn thương, giảm đau hiệu quả và tránh tái phát tình trạng bệnh cần:

  • Hạn chế vận động mạnh hoặc lao động quá sức.
  • Xây dựng có thói quen làm việc và sinh hoạt đúng tư thế.
  • Thường xuyên vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga hay bơi lội giúp thư giãn khớp xương, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Nghỉ ngơi khoa học, giúp cơ thể được thả lỏng từ đó giúp quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn.

Bổ sung thực phẩm tốt cho dây chằng

Trong quá trình điều trị đau lưng do giãn dây chằng, người bệnh cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Nhóm thực phẩm này giúp ngăn ngừa viêm và tăng sản xuất collagen. Một số thực phẩm cần bổ sung là: Ớt chuông, ớt cay, mùi tây, cần tây, các loại rau màu xanh đậm (chân vịt, bông cải xanh), trái cây họ cam quýt và dâu tây.
  • Thực phẩm giàu protein: Nhóm thực phẩm này giúp tái tạo mô xương, gân và dây chằng. NGười bệnh có thể ăn cá hồi, cá ngừ, thịt nạc, thịt bò,…
  • Thực phẩm chứa kẽm: Các loại thực phẩm này giúp tái tạo dây chằng, ngăn ngừa sự oxy hóa. Muốn bổ sung kẽm người bệnh nên ăn thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, phần thịt sẫm màu của gia cầm, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau họ đậu (đậu xanh, đậu hà lan,..).
  • Thực phẩm chứa khoáng chất đồng: Nhóm thực phẩm này gồm: Hải sản có vỏ cứng (tôm, cua, sò,..), khoai tây, một số loại trái cây sấy như mận khô, cacao, hạt tiêu đen,…
  • Bên cạnh đó, để đảm bảo dây chằng hồi phục nhanh chóng, người bệnh cũng cần tránh sử dụng đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe,…

Đau lưng giãn dây chằng là tình trạng thường gặp trong cuộc sống. Triệu chứng bệnh này rất dễ điều trị nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, khi xuất hiện cơn đau lưng kéo dài trên 3 ngày người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Array

Triệu chứng:

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh