Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Lý do đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết và cách khắc phục
Giai đoạn giao mùa là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi và gây ra chứng đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết ở nhiều người. Người bệnh phải “chung sống” với cơn đau âm ỉ, khó chịu. Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề này? Mọi thông tin chi tiết được chúng tôi giải đáp trong bài viết đây từ đó giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Theo các nghiên cứu, người bị viêm khớp và áp suất khí quyển có mối liên quan mật thiết với nhau. Nhiều người đã chứng thực rằng các cơn đau nhức xương khớp vào mùa lạnh sẽ trầm trọng hơn. Dù rằng thời tiết không gây ra viêm khớp, tuy nhiên nó lại làm tăng cơn đau. Vậy vì sao lại có tình trạng này?
Mao mạch co thắt
Nhiệt độ thấp khiến cho mao mạch co lại, máu lưu thông khó khăn hơn. Lúc này hồng cầu dồn về tim, gan, phổi… để giữ ấm. Vì vậy, các cơ quan khác như tứ chi, vai, gối… lại thiếu hồng cầu dẫn đến tình trạng tê cứng.
Dây thần kinh bị chèn ép
Khi trở trời, các mô bắt đầu co thắt, tạo áp lực lên xương khớp và dây thần kinh. Đó là lý do vì sao cơn đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết lại trầm trọng hơn. Đối với bệnh xương khớp mãn tính, khi thời tiết bất thường, cường độ đau sẽ dữ dội hơn rất nhiều.
Hệ miễn dịch yếu
Trời lạnh đi kèm với gió mùa, độ ẩm cao gây suy yếu hoạt động của bạch cầu. Quá trình lưu thông máu và dẫn dưỡng chất ở khớp xương gặp nhiều trở ngại. Các mô suy yếu dần, tình trạng đau buốt từ đó sẽ tăng cường độ và thời gian hoành hành.
Gân co rút và dịch khớp cô đặc
Khi gân bị rút và dịch khớp đặc, khả năng bôi trơn ở khớp giảm đi, lớp sụn mất độ đàn hồi và trở nên tê cứng khi vận động. Ngoài ra, khi se lạnh, mọi người sẽ ít hoạt động hơn thường ngày, xương khớp kém linh hoạt, tình trạng đau nhức xương khớp mùa lạnh càng tệ hơn.
Do lão hóa
Càng lớn tuổi, sụn khớp bị mài mòn ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Khi thời tiết chuyển lạnh, nếu cơ thể không được giữ ấm cẩn thận, tình trạng đau nhức xương khớp khi trở trời sẽ càng nghiêm trọng hơn và khiến bạn khó chịu.
Giãn nở lỗ chân lông
Thời tiết thay đổi đột ngột, không khí lạnh sẽ đi vào cơ thể qua các lỗ chân lông khiến các mạch máu co lại. Quá trình lưu thông máu và truyền dưỡng chất đến các khớp bị ảnh hưởng. Khi đó, sụn khớp và màng bao hoạt dịch bị tác động và gây ra tình trạng đau nhức.
Bệnh lý xương khớp
Đau nhức khi thay đổi thời tiết có thể do bạn đã mắc phải một số bệnh về xương khớp như loãng xương, thoái hóa xương khớp, viêm khớp,… Khi thời tiết thay đổi một cách đột ngột, các cơn đau nhức sẽ trở nên nặng hơn.
Lười vận động
Lười vận động kèm theo nhiệt độ môi trường thấp khiến máu tuần hoàn kém. Đây cũng là một trong những lý do khiến bạn đau nhức các khớp.
Biểu hiện của đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Chứng đau nhức xương khớp khi trở trời hiện không còn là bệnh lý của người cao tuổi mà người trẻ cũng có thể mắc phải. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp cần lưu ý như:
- Cường độ cơn đau tăng: Thời tiết thay đổi khiến các cơn đau nhức trở nên dữ dội. Vào ban đêm hoặc sau khi thức dậy, tình trạng sẽ trầm trọng hơn.
- Co cứng khớp: Khi vận động mạnh hoặc khi thức dậy, các khớp sẽ bị co cứng gây khó khăn khi di chuyển. Thời gian co cứng khớp sẽ khác nhau vào tùy trường hợp. Những người bị thoái hóa sẽ chịu co cứng từ 10 đến 30 phút, viêm khớp dạng thấp khoảng 1 đến 1,5 giờ.
- Tê bì, sưng đỏ: Nếu người trẻ gặp phải tình trạng này, tức bạn có nguy cơ bị thoái hóa khớp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm,…
- Khớp khó cử động: Đau nhức, tê bì, co cứng,…gây khó khăn trong việc đi lại, vận động, cầm nắm,…
Khắc phục đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Có thể nói chứng đau xương khớp luôn khiến chúng ta khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy đâu là những phương pháp cải thiện tình trạng này?
Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng vì giảm đau nhanh chóng, hiệu quả.Một số loại thuốc Tây trị nhức xương khớp thường được sử dụng phải kể đến như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Codein…
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Ibuprofen, Diclofenac, Etoricoxib…
- Các loại thuốc tiêm: Corticosteroid, Steroid…
Thuốc Tây y không nên lạm dụng trong một thời gian dài vì sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng gan, thận, dạ dày… Do đó, bạn nên khám ở các cơ sở y tế uy tín và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Uống thuốc Đông y chữa đau nhức xương khớp
Ngoài thuốc Tây, người bệnh có thể lựa chọn Đông y để cải thiện triệu chứng đau nhức. Một số bài thuốc chữa đau nhức xương khớp khi trở trời mà bạn có thể được kê như sau:
Bài thuốc số 1: Rửa sạch 6g cam thảo, 12g quế chi, 15g cỏ xước, 15g rễ đinh lăng, 15g ý dĩ, 15g xấu hổ, 15g kê huyết đằng, 20g thổ phục linh, 10g độc hoạt, 8g vỏ quýt và cho vào ấm đun với nước khoảng 30 phút. Chắt nước thành 3 phần, dùng trong ngày.
Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 12g rễ đinh lăng, 12g hà thủ ô, 12g tỳ giải, 8g vỏ quýt, 8g thiên niên kiện, 6g cam thảo, 15g cỏ xước, 15g cốt toái bổ, 15g dây đau xương. Uống hết thuốc trong ngày.
Bài thuốc số 3: Nấu 3 lát sinh khương, 15g ngũ gia bì, 15g thổ phục linh, 15g cẩu tích, 12g hoàng kỳ, 12g ké đầu ngựa, 12g uy linh tiên, 8g xuyên khung chia thành 3 lần uống trong ngày.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Khi gặp triệu chứng đau nhức xương khớp vào mùa lạnh, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh dân gian tại nhà như sau:
Ngâm chân bằng gừng và muối
Gừng có tác dụng ức chế sưng viêm, kích thích tuần hoàn máu và thư giãn dây thần kinh. Cách thực hiện rất đơn giản:
- Gọt vỏ và rửa sạch 2 củ gừng tươi.
- Thái lát và cho vào nồi nước, đun sôi trong khoảng 15 phút. Cho thêm một ít muối hạt, khuấy đến khi tan hết.
- Đợi nước bớt nóng rồi ngâm chân khoảng 15 – 20 phút.
- Áp dụng mỗi ngày giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng.
Xông hơi trị đau khớp khi trở trời
Xông hơi giúp giảm đau và hạn chế đau mỏi cơ. Nguyên liệu bạn cần gồm lá trầu không, lá tía tô, lá lốt.
- Rửa sạch nguyên liệu rồi đun sôi với 2 lít nước khoảng 15 phút.
- Xông trong không gian kín để hơi nước thấm qua da trong khoảng 15 – 20 phút.
- Lau khô cơ thể và không được tắm nước lạnh.
Chườm nóng giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả tức thì. Người bệnh có thể chườm nóng bằng thảo dược, nước ấm hoặc muối rang. Sau khi chườm, bạn nên massage nhẹ nhàng vào vùng bị đau. Việc này giúp tăng cường lưu thông khí huyết đến khớp xương.
Vận động, xoa bóp
Gia tăng tuần hoàn máu là một trong các cách cải thiện đau nhức xương khớp mùa lạnh được nhiều người áp dụng. Luyện tập thể dục thể thao rất có ích với sức khỏe nói chung và đặc biệt giúp giảm đau nhức hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn theo độ tuổi, sức khỏe và sở thích như: bơi lội, đạp xe, chạy bộ,…
Vật lý trị liệu chữa đau nhức xương khớp mùa lạnh
Phương pháp này hỗ trợ giảm đau nhẹ và phục hồi chức năng vận động. Vật lý trị liệu an toàn hơn so với việc sử dụng thuốc. Một số phương pháp thường được áp dụng để giảm đau nhức như:
- Kéo giãn cột sống: Mở rộng các lỗ liên hợp cột sống, thư giãn cơ, giảm đau nhức cột sống, cổ. Thích hợp với người đau nhức do ngồi lâu, vận động sai tư thế, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
- Sóng xung kích: Tái tạo gân, mô mềm, giảm đau và chống co thắt cơ. Cách này thích hợp với người bị đau do tuổi tác, yếu tố lão hóa.
- Sóng ngắn trị liệu: Thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm co cứng, thư giãn cơ bắp, kháng viêm, giảm đau nhức.
- Bài tập phục hồi chức năng: Cải thiện khả năng vận động, hỗ trợ giảm đau và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.
- Châm cứu, bấm huyệt: Người bệnh thực hiện xoa bóp bấm huyệt hay kỹ thuật châm cứu để cải thiện vấn đề nhức mỏi xương khớp khi được tác động vào huyệt đạo như khúc trì, phong môn, huyết hải, túc tam lý,… Tuy nhiên khi thực hiện, người bệnh cần đến cơ sở uy tín thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn tay nghề cao giúp đảm bảo an toàn.
Bằng việc tác động lên hệ thống dây thần kinh, vật lý trị liệu giúp máu tuần hoàn tốt hơn, giảm đau nhức, sưng đỏ, tê bì,… Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phục hồi tối đa chức năng vận động, hạn chế biến chứng như teo cơ, bại liệt.
Biện pháp phòng tránh đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi
Đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi rất khó điều trị hoàn toàn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên có một số biện pháp phòng tránh:
- Giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa: Mặc áo khoác, đeo găng tay, khăn choàng cổ, mang tất,…để bảo vệ xương khớp.
- Tăng cường tắm nắng vào buổi sáng để tổng hợp vitamin D. Vitamin D giúp vận chuyển và hấp thu canxi diễn ra dễ dàng hơn.
- Loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối, các chất kích thích. Bổ sung các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt, cá béo.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga…
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để chứng đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết không còn là nỗi ám ảnh, hãy chăm sóc cơ thể thật khỏe mạnh. Muốn điều trị dứt điểm bất cứ bệnh lý nào, bạn cần khỏe từ trong ra ngoài. Sự kết hợp giữa tập luyện và ăn uống sẽ giúp bạn ngăn chặn các cơn đau nhức hiệu quả.
Xem thêm: