Đau lưng hông trái: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày cập nhật: 31/01/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau lưng hông trái là dấu hiệu cảnh báo cột sống hoặc cơ quan nào đó nằm bên trái cơ thể đang gặp vấn đề. Nếu người bệnh không thăm khám sớm có thể khiến cơn đau lan rộng và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng này.

Đau lưng hông trái là bệnh gì?

Bản chất đau lưng hông trái không phải là bệnh lý bởi đây chỉ là một triệu chứng phản ánh cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, cần phải phân biệt rõ ràng đau lưng bên hông trái không giống như đau lưng thông thường.

Đau lưng hông trái là tình trạng phổ biến và có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Mỗi người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau theo những mức độ khác nhau. Có người đau âm ỉ bên trong lưng, có người lại đau ngay trên da thịt và mức độ đau cũng có thể gia tăng hoặc giảm nhẹ khi vận động.

Đau lưng hông trái có thể dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trước một bệnh lý nguy hiểm
Đau lưng hông trái có thể dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trước một bệnh lý nguy hiểm

Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp gây ra triệu chứng đau lưng hông trái.

  • Chấn thương: Khi các cơ ở phần lưng bên trái bị căng hoặc dây chằng bị bong rách do hoạt động mạnh quá mức sẽ dẫn đến tình trạng viêm, gây co thắt và đau nhức.
  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống là tình trạng các cấu trúc sụn và xương dưới sụn bị bào mòn, hư tổn chèn ép lên dây thần kinh. Chưa kể, thoái hóa cột sống lưng còn là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí, đè lên rễ thần kinh dẫn đến đau thắt toàn bộ vùng thắt lưng.
  • Viêm khớp vùng lưng trái: Theo Tổ chức Viêm khớp của Mỹ, một số dạng bệnh viêm khớp có thể gây đau ở vùng thắt lưng bên trái. Tùy thuộc vào loại viêm khớp, kèm theo cảm giác đau nhức là xuất hiên các triệu chứng như căng cứng, sưng tấy lưng và hạn chế các chuyển động ở lưng.
  • Rối loạn chức năng khớp cùng chậu: Đau lưng hông trái và đau mông là triệu chứng đặc trưng nhất của tình trạng rối loạn chức năng khớp cùng chậu. Cơn đau sẽ gia tăng khi leo cầu thang, chạy bộ hay dồn trọng lực lớn lên chân trái.
  • Đau thần kinh tọa: Gai xương, hẹp ống sống và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng gây chèn ép dây thần kinh là nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Cơn đau thần kinh tọa ảnh sẽ hưởng trực tiếp đến thắt lưng, rồi lan xuống chân.
  • Bệnh về thận: Bệnh nhiễm trùng thận gây đau âm ỉ ở một bên thắt lưng, hay gặp hơn cả là bên trái. Ngoài ra, sỏi thận cũng có thể gây ra biểu hiện đau lưng bên hông trái kèm theo các dấu hiệu như đi tiểu đau, nước tiểu lẫn máu, sốt và buồn nôn.
  • Viêm tụy: Tuyến tụy là nơi sản xuất Insulin và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nếu bị viêm tụy, ở lưng phía trái sẽ xuất hiện cơn đau lan dần ra phần lưng trên, lưng giữa và thắt lưng kết hợp sốt cao và buồn nôn.
  • Bệnh lý phụ khoa: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung là nguyên nhân khiến nữ giới bị đau thắt lưng bên trái. Cơn đau lưng trái do lạc nội mạc tử cung sẽ kèm theo biểu hiện đau lưng đau bụng buồn nôn. Còn cơn đau lưng do u xơ bao sẽ đi kèm với triệu chứng đầy bụng dưới, đau khi quan hệ và đi tiểu thường xuyên,…

Thông thường biểu hiện đau của các bệnh ở phần hông trái thường khá giống nhau. Vì thế, người bệnh cần chú ý thêm các triệu chứng kèm theo để nhận biết. Tốt nhất, vẫn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất.

Thông qua các nội soi, chụp CT cắt lớp, xét nghiệm, bác sĩ sẽ giúp nhận định tình trạng, mức độ bệnh đang gặp phải theo đúng chuyên môn. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị sao cho có hiệu quả cao.

Các phương pháp điều trị đau lưng hông trái

Khi gặp tình trạng đau lưng hông trái, để xử trí có rất nhiều biện pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng bệnh nhân.

Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Còn khi triệu chứng đau lưng đã tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp.

Biện pháp chăm sóc tại nhà giảm đau lưng bên hông trái

Một số cách chăm sóc được nhiều bệnh nhân áp dụng có thể kể đến như:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Người bệnh nên nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày sau khi cơn đau xuất hiện.
  • Hạn chế tối đa việc thực hiện các công việc tác động đến vùng lưng trái có thể làm cơn đau trầm trọng hơn.
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm lạnh sẽ giúp làm giảm hiệu quả tình trạng sưng đau, còn chườm nóng đem giúp kích thích tuần hoàn máu và thư giãn cơ bắp.
  • Tập những bài tập thư giãn gân cốt, điều hòa khí huyết nhẹ nhàng.
Các biện pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn nhanh chóng
Các biện pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn nhanh chóng

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm những dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp và các hệ cơ quan để cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Đồng thời, tránh xa những thói quen xấu gây hại sức khỏe.

Phương pháp này thích hợp áp dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, nếu bệnh đã nặng hoặc đã thực hiện 1 thời gian không thấy có hiệu quả thì nên tìm cách chữa tối ưu hơn.

Tây y điều trị đau lưng mỏi chân

Trong một số trường hợp những cơn đau lưng hông trái cấp tính khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giúp giảm đau nhức lưng như:

  • Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen, Efferalgan codein, Paracetamol, …
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac hay Meloxicam.
  • Một số loại thuốc giãn cơ như: Mydocalm, Myonal có tác dụng giảm căng cứng và co thắt cơ. Đối với những cơn đau dữ dội, bác sĩ có thể sử dụng nhóm Opioids để nhanh chóng cắt cơn đau.
  • Tiêm Steroid trực tiếp vào phần thắt lưng, vùng gần với rễ thần kinh cột sống để giải tỏa cơn đau lưng.

Những thuốc Tây y trên đây đều có dược tính rất cao, vì thế, khi sử dụng, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh những biến chứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn, nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị đau lưng hông bằng Đông y

Đau lưng hông trái trong Đông y gọi chung là chứng “yêu thống”, đã được người xưa mô tả chi tiết trong các y văn cổ. Đông y cho rằng thắt lưng là phủ của thận, mà thận chủ tiên thiên có nhiệm vụ làm cho cơ thể cường tráng. Thận hư sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, trước tiên là đau vùng thắt lưng, cho nên triệu chứng đau lưng hông trái có quan hệ mật thiết với tạng thận.

Các bài thuốc Đông y được phối từ dược liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính đối với cơ thể
Các bài thuốc Đông y được phối từ dược liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính đối với cơ thể

Để khắc phục chứng đau lưng hông trái, Đông y tập trung vào bồi bổ thận, đả thông khí huyết và giúp mạnh gân cốt. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến thường được kê đơn.

Bài thuốc 1:

  • Các vị thuốc gồm: Hồng đằng, mẫu đơn trắng, mẫu đơn đỏ, cát căn, liễu quế, tiễn kỳ, táo tàu và gừng tươi.
  • Cách thực hiện: Các vị dược liệu trên thì đem sắc cô đặc lấy 3 bát con, uống nóng ngày một thang trong 10 ngày liên tục.

Bài thuốc 2:

  • Các vị thuốc gồm: Đương quy, kim tiền thảo, đào nhân, bì giải, đăng tâm, kê nội kim, ý nhĩ nhân và dứa dại.
  • Cách thực hiện: Sắc 8 vị thuốc trên chia làm 3 thang sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng.

Bài thuốc 3:

  • Các vị thuốc gồm: Long đờm thảo, sa tiền,chi tử, tỳ giải, sài hồ, sinh địa, bạch thược, có thể kết hợp cùng mộc thông, phục linh.
  • Cách thực hiện: Mỗi ngày 1 thang, đem ngâm rửa qua, cho vào ấm sắc rồi chia thuốc 2 lần uống/ngày.

Việc điều trị đau lưng hông trái thường an toàn, lành tính, có khả năng loại bỏ nhanh gốc bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần kiên trì, uống thuốc đúng theo chỉ dẫn vì phương pháp này cần thời gian khá lâu để phát huy tác dụng.

Vật lý trị liệu chữa đau lưng phần hông trái

Hiện nay, các phương pháp vật lý trị liệu thường chỉ định kết hợp điều trị tăng khả năng và hiệu quả chữa bệnh.

Xoa bóp, day ấn giảm đau

Xoa bóp, day ấn là liệu pháp thông qua sử dụng lực ở ngón tay và bàn tay để tác động lên các huyệt đạo của cơ thể. Liệu pháp này giúp giãn cơ, kích thích lưu thông tuần hoàn máu để giảm đau và chống sưng viêm.

Một quy trình xoa bóp, day ấn chữa đau lưng hông trái thông thường sẽ gồm 4 động tác chính:

  • Xoa: Dùng đầu ngón tay xoa bóp phần thắt lưng trái, xoa ngược chiều kim đồng hồ trong vòng 5 phút để giải tỏa sự căng cứng cho các cơ.
  • Bóp: Dùng ngón cái ấn vào phần thắt lưng trái và các ngón còn lại bóp nhẹ nhàng hai bên thắt lưng trong vòng 5 phút với lực phù hợp.
  • Lăn: Dùng năm đầu ngón tay di chuyển dọc theo cột sống giống dạng con lăn trong 5 phút.
  • Day: Dùng phần đệm của lòng bàn tay ấn xuống da và day đều.

Bệnh nhân có thể thực hiện đều đặn hàng ngày, kết hợp thêm tinh dầu hoặc cao xoa bóp. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự hướng dẫn của các chuyên viên vật lý trị liệu để quy trình xoa bóp, day ấn đạt hiệu quả tối ưu.

Châm cứu điều trị bệnh

Châm cứu là biện pháp dùng các kim châm chuyên dụng tác động lên huyệt đạo trên cơ thể với mục đích giúp tuần hoàn máu, xoa dịu và giải tỏa các cơn đau. Hiện nay, có nhiều cách châm cứu như thuỷ châm, hoả châm,… Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân, các thầy thuốc sẽ lựa chọn phương pháp châm cứu phù hợp nhất.

Châm cứu chữa đau lưng do ảnh hưởng của bệnh về thận:

  • Thận hư sẽ dẫn tới hiện tượng vùng thắt lưng đau nhức âm ỉ kéo dài. Những cơn đau sẽ bộc phát tùy từng thời điểm khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu.
  • Để chữa bệnh do nguyên nhân này thì thầy thuốc sẽ châm cứu tại các huyệt: Thận du, Dương lăng tuyền và A thi. Ngoài ra, có thể tác động thêm vào huyệt Phong thị và Hoàn khiêu tuỳ vào tình trạng bệnh của từng người.
Châm cứu là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn
Châm cứu là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn

Châm cứu chữa đau lưng do đĩa đệm bị thoái hóa:

  • Khi đĩa đệm thoái hóa, các dây thần kinh bị chèn ép và phải chịu áp lực lớn khiến vùng lưng đau nhức dữ dội.
  • Để làm giảm đi tình trạng này thì cần châm cứu tại các huyệt Đại trường du, Mệnh môn. Bởi hai huyệt đạo này sẽ tác động trực tiếp tới đĩa đệm, giúp phần xương khớp này phục hồi dần.

Chữa đau lưng do các bệnh phụ khoa bằng châm cứu:

  • Với nữ giới, các bệnh phụ khoa có thể gây ra những đau lưng và đau bụng. Để khắc phục những triệu chứng khó chịu, thầy thuốc sẽ châm cứu tại các huyệt Âm giao, Quan nguyên, Quy lai và Tam âm giao.

Điều trị đau lưng nói chung và đau lưng hông trái bằng vật lý trị liệu thường đem đến hiệu quả cao, tỷ lệ giảm đau gần như ngay tức thì. Nhưng bệnh nhân cần tìm được cơ sở uy tín, chất lượng, bác sĩ có chuyên môn cao để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.

Cách phòng ngừa đau lưng bên hông trái

Để ngăn ngừa tình trạng đau lưng hông trái, bạn đọc có thể chủ động thực hiện những biện pháp sau:

  • Lưu ý các tư thế trong sinh hoạt hàng ngày: khi đứng, ngồi, bê vật nặng, ngủ và tập thể dục hợp lý. Tránh những tư thế dồn quá nhiều lực xuống vùng thắt lưng.
  • Thay đổi tư thế, thư giãn sau khi đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Tích cực điều trị các bệnh liên quan để giảm triệu chứng đau lưng hông trái.
  • Hạn chế mang giày cao gót do khi đi giày cao gót, cơ thể bị ngả về phía trước làm giảm phần cong ở phía dưới lưng. Lâu ngày, tình trạng nhức mỏi lưng sẽ xuất hiện vì hệ cơ ở vị trí này làm việc quá sức.
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất gây nghiện, nicotin trong khói thuốc lá là tác nhân gây ra các bệnh xương khớp và làm giảm lưu lượng máu.
  • Đau lưng ăn gì: Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin nhóm B. Kiêng gì: Thực phẩm nhiều photpho, dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng đau lưng hông trái cũng như cách điều trị tình trạng này. Trong trường hợp đau lưng tiến triển nặng, hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm

Array

Triệu chứng:

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/09

hôm nay

09/09

Ngày mai

10/09

Ngày kìa

+

Khác