Đau Nhức Xương Khớp Chân

Ngày cập nhật: 27/03/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Bạn bị đau nhức xương khớp chân? Bạn bị thường xuyên gặp tình trạng cứng các khớp và khó khăn khi vận động? Liệu có phải đây là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm? Hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết hơn qua bài viết bên dưới nhé!

Đau nhức xương khớp chân là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Chân đau nhức không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, người lao động nặng nhọc mà cả người trẻ tuổi cũng gặp phải tình trạng này. Bệnh lý này khiến bạn cảm thấy khó chịu, lười vận động, mất ngủ, suy nhược cơ thể… Có thể nói, đau nhức xương khớp chân sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hơn thế nữa, đây còn có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm trong đó phải kể đến như: 

Bệnh đau nhức xương khớp chân
Bệnh đau nhức xương khớp chân

Bệnh động mạch ngoại biên 

  • Khi mắc bệnh này, lưu lượng máu đến chân sẽ đủ do động mạch bị thu hẹp. Khi đó chân sẽ bị tê yếu, nhức mỏi và có cảm giác châm chích. Ngoài ra, người bệnh sẽ có phần nhợt nhạt hơn, tứ chi thiếu linh hoạt khiến bạn dễ té ngã. 

Mất cân bằng điện giải

  • Chất điện giải có thể kể đến như natri, kali, canxi, magie… giúp cân bằng lượng nước, vận chuyển dinh dưỡng, co duỗi cơ bắp,…
  • Tình trạng mất cân bằng điện giải xảy ra khi cơ thể bị mất nước hoặc dư nước. Triệu chứng là mệt mỏi, chuột rút, yếu hoặc tê cơ, nhức mỏi chân

Đau thần kinh tọa 

  • Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, người bệnh sẽ đau từ cột sống thắt lưng đến mặt đùi ngoài, cẳng chân và thậm chí xuống ngón chân. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi 30 đến 50.

Viêm khớp

  • Viêm khớp có ảnh hưởng rất lớn đến vận động và sinh hoạt của người bệnh. Các khớp và cơ xung quanh sưng đỏ, trở nên cứng và rất đau khi di chuyển. 

Suy giãn tĩnh mạch chân

  • Đây là hiện tượng tĩnh mạch phình ra, xoắn lại và hiện rõ lên bề mặt da. Khi bị mắc bệnh lý này, bạn sẽ gặp các triệu chứng như đau nhức và khó chịu. Tĩnh mạch được nhìn thấy rõ bằng mắt thường vì có xanh lam hoặc tím sẫm, dọc theo đùi, mắt cá chân. 

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp chân

Trước khi tìm hiểu kỹ về bệnh đau nhức xương khớp chân, bạn nên biết vì nguyên do nào mà cơn đau nhức, mỏi khớp được hình thành.

Nguyên nhân dẫn gây đau nhức xương khớp chân
Nguyên nhân dẫn gây đau nhức xương khớp chân

Thoái hóa khớp gối

Tuổi tác tăng dần là lúc sụn khớp bị bào mòn. Mất đi lớp đệm, đầu xương sẽ cọ xát vào nhau dẫn đến đau nhức. Người bệnh sẽ khó khăn khi di chuyển, vận động, đặc biệt là lúc giao mùa. Lâu dần, khớp sẽ cứng và sưng đau. Nếu trở nặng, bạn sẽ dễ dàng thấy được khớp bị biến dạng và cong vẹo.

Thừa cân, béo phì

Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về xương khớp, cũng là nguyên nhân gián tiếp của tình trạng đau nhức chân từ đầu gối trở xuống. Theo các chuyên gia, người thừa cân, béo phì thường ít vận động, các khớp từ đó trở nên thiếu linh hoạt, xơ cứng và thoái hóa.

Béo phì cũng gây áp lực lên xương khớp, đặc biệt là đôi chân, nghiên cứu cho thấy sức nặng mà khớp gối phải gánh vác sẽ tăng thêm gấp 2 đến 3 lần khi cơ thể tăng lên một đơn vị trọng lượng. Do đó không có gì là khó hiểu khi người thừa cân béo phì thường xuyên cảm thấy nhức chân từ đầu gối trở xuống.

Loãng xương

Xương của bệnh nhân bị xốp và mỏng hơn người bình thường, do đó, khả năng chịu lực của xương giảm. Người bệnh không chỉ cảm thấy nhức mỏi xương khớp chân mà ở khắp cơ thể. 

Các nguyên nhân khác

Hiện tượng đau nhức xương khớp còn có thể do tiểu đường, thần kinh tọa, chấn thương, nhiễm trùng, viêm khớp, bệnh gout, khớp hoạt động quá tải,… Ở nữ giới, tình trạng viêm khớp có thể đến từ việc mang giày cao gót quá nhiều trong thời gian quá dài. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải chứng đau nhức xương khớp chân. Để biết chính xác, bạn cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán, cũng như tìm hướng khắc phục.

Cơn đau nhức xương khớp chân sẽ như thế nào?

Đau nhức xương khớp chân có thể thấy là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Bạn cần nhận ra các dấu hiệu, triệu chứng để sớm phát hiện và có phương hướng điều trị kịp thời. Sau đây là một biểu hiện cơ bản:

Biểu hiện đau nhức xương khớp chân
Biểu hiện đau nhức xương khớp chân
  • Cơn đau kéo đến khi đứng lâu, vận động nhiều, đột ngột ngồi hoặc nằm xuống.
  • Cơ đau âm ỉ, từ trong xương ra ngoài.
  • Khi di chuyển khớp gối kêu lạo xạo, châm chích.
  • Ban đêm cơn đau sẽ nặng hơn.
  • Đầu gối trở nên cứng sau khi bạn ngồi lâu. Di chuyển nhẹ nhàng, tình trạng cứng khớp sẽ giảm bớt.
  • Khó khăn trong việc thay đổi tư thế.
  • Khi đau nhức xương khớp chân, sưng là biểu hiệu hiện rõ ràng nhất. Sưng cứng nếu gai xương phát triển, sưng mềm nếu có dịch trong khớp.
  • Các cơ quanh đầu gối mỏng hơn bình thường.
  • Trong trường hợp nặng, cơn đau khiến bạn khó ngủ về đêm. 
  • Cơn đau phụ thuộc vào cường độ vận động.
  • Thời tiết tác động đến cơn đau, nhất là khi trở lạnh hoặc ẩm ướt.

Đau nhức xương khớp chân phải làm sao?

Khi bị đau nhức xương khớp chân hành hạ, bạn có thể cải thiện và điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc một vài phương pháp giảm đau đơn giản:

Điều trị đau nhức xương khớp chân bằng thuốc Tây y

Khi bị đau nhức xương khớp chân, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm đặc trị.

  • Thuốc giảm triệu chứng: Paracetamol, Corticosteroid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ vân, giảm sưng đỏ ở các khớp,…
  • Thuốc đặc trị: Tùy vào tình trạng bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau như: thuốc chống thoái hóa, chống thấp khớp, thuốc điều chỉnh axit uric,… 

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng vì thuốc Tây dễ gây ra những bệnh về gan, thận và dạ dày.

Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp chân
Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp chân

Sử dụng thuốc Đông y

Nguyên tắc trong Đông y là cải thiện các vấn đề và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Hơn thế nữa, thuốc giúp ngăn bệnh tái phát và ngăn ngừa biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

  • Bài thuốc số 1: Nấu 8g ké đầu ngựa, 10g cỏ mực và thổ phục linh, 20g cỏ xước cùng 300ml nước. Đun sôi trong khoảng 20 phút. Chờ thuốc nguội rồi dùng trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Đầu tiên, bạn cần rang khô 10g hồng tơ xanh, 10g vương cốt đằng, 6g hy thiêm, 8g gối hạc, 6g cẩu tích, 12g đỗ trọng bắc, 12g ngưu tất bắc. Sau đó, cho tất cả vào đun sôi với 400ml nước. Chờ đến khi nước còn ½ thì chắt lấy thuốc uống. 
  • Bài thuốc số 3: Đun 10 ghy thiêm, 10g đỗ trọng, 10g độc hoạt, 12g ngưu tất, 12g tri mẫu, 6g phòng phong với 400ml nước. Chờ sôi đến khi còn 200ml nước thì chia thuốc uống 2 đến 3 lần/ngày. 

Các bài thuốc Đông Y có nguồn gốc từ thảo dược không chỉ giúp giảm đau ở các khớp xương, mà còn giải nhiệt, lưu thông khí huyết, lợi gân cốt,… Tính an toàn, không tác dụng phụ luôn được mọi người đề cao. 

Thuốc Đông Y trị đau nhức xương khớp chân
Thuốc Đông Y trị đau nhức xương khớp chân

Thế nhưng, phương pháp này không phải ai cũng đạt hiệu quả như nhau vì nó tùy thuộc vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, Đông Y đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài nhưng kết quả đôi khi lại không như mong đợi. Để đảm bảo an toàn bạn nên đến cơ sở đông y uy tín bác sĩ tiến hành chẩn đoán và kê đơn. 

Mẹo để tự chăm sóc tại nhà

Từ lâu trong dân gian đã có những kinh nghiệm được lưu truyền giúp chữa bệnh đau nhức xương khớp chân đơn giản và an toàn. Một số phương pháp được nhiều người áp dụng vì tính hiệu quả như:

  • Tắm bằng nước ấm là một cách giúp thúc đẩy máu lưu thông đến các khớp. 
  • Massage, xoa bóp cũng giúp giảm đau nhức hiệu quả.
  • Bạn có thể chườm túi đá, bôi kem lạnh hoặc dùng thuốc xịt để có kết quả tức thì.
  • Khi đau nhức xương khớp ngâm chân nước ấm là một trong những biện pháp đơn giản được nhiều người áp dụng tại nhà.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy những mẹo hỗ trợ cải thiện tình trạng đau xương khớp từ những loại thực phẩm bình dân. Cách thực hiện nhanh chóng, đơn giản có thể cải thiện tốt các vấn đề xương khớp của người bệnh.

Cà tím

  • Cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa, hàm lượng vitamin B cao giúp giảm co rút, tê bì, đau nhức chân 
  • Bạn rửa 4 – 5 quả cà tím và cắt thành từng miếng. Nấu cà tím trong nước sôi khoảng 5 phút. Chờ nước nguội, bạn chắt nước và thành 2 phần. Một phần uống trước bữa ăn khoảng 30 phút, phần nước còn lại trộn với 3 phần dầu oliu để massage chỗ đau nhức. 
Nước cà tìm cải thiện đau nhức xương khớp chân
Nước cà tìm cải thiện đau nhức xương khớp chân

Xương rồng

  • Xương rồng được đánh giá có khả năng chữa bệnh đau nhức xương khớp chân hiệu quả. Người bệnh nên chọn xương rồng tai thỏ hoặc xương rồng ba chia.
  • Bạn cần loại bỏ sạch gai xương rồng rồi ngâm và xay nhuyễn. Dùng chảo nóng để sao xương rồng cùng với một ít muối rồi đắp hỗn hợp lên vùng đau nhức. 

Gừng

  • Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có thể giảm đau, kháng viêm. Do đó, nhiều người đã sử dụng gừng trong hỗ trợ trị đau xương khớp.
  • Để thực hiện, bạn cần cạo sạch 100g gừng tươi, dập gừng và cắt nhỏ. Sau đó, ngâm gừng  với 400ml rượu trắng khoảng 4 đến 6 tuần. Rượu này được dùng để xoa bóp.

Vật lý trị liệu giúp trị đau nhức xương khớp chân

Những bài tập trị liệu có thể giúp người bệnh tăng cường thể chất, cơ bắp, và di chuyển một cách dễ dàng hơn. Khi khớp ít được sử dụng, sẽ trở nên yếu và cứng khớp. Có nhiều mô hình tập luyện khác nhau dành cho những trường hợp bị đau khớp.

Tập luyện giúp cải thiện đau nhức xương khớp chân
Tập luyện giúp cải thiện đau nhức xương khớp chân

Kéo giãn

  • Kéo giãn các cơ một cách nhẹ nhàng giúp khớp tăng tính linh hoạt. Từng loại khớp sẽ có những bài kéo trị liệu khác nhau.

Giữ vững khớp

  • Bài tập này nhằm giúp khớp ở đúng vị trí. Nhờ vậy, việc cọ xát các khớp với nhau hoặc giãn quá mức sẽ không còn, từ đó giảm đau nhức chân

Thể dục nhịp điệu

  • Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên dành 30 phút hoạt động hàng ngày. Các bài vận động an toàn như đi bộ, bơi lội, đạp xe,…hoàn toàn phù hợp cho những ai bị đau khớp. Hơn thế nữa, tập luyện sẽ kiểm soát cân nặng, hạn chế áp lực lên khớp gây đau nhức.

Phương pháp châm cứu

  • Liệu pháp châm cứu được nghiên cứu có thể giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng khớp, cải thiện lưu thông máu và giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó thực hiện, bạn cần tìm những y bác sĩ có uy tín và kỹ thuật chuyên môn cao.
Châm cứu trị đau nhức xương khớp chân
Châm cứu trị đau nhức xương khớp chân

Cách phòng chống đau nhức xương khớp chân

Khi bị đau nhức xương khớp cổ chân, ngón chân, đau nhức xương khớp bàn chân cũng như toàn thân, bên cạnh việc tìm hiểu về cách điều trị, bạn cũng nên biết về cách phòng tránh cho bản thân và gia đình:

  • Hạn chế mang vác đồ quá nặng.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu canxi, omega 3: bông cải, cá hồi, cá thu, bí đỏ, dâu, quả óc chó, hạt lanh,…
  • Hạn chế ăn thịt đỏ quá nhiều, tránh chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tập luyện thể thao đều đặn.
  • Áp dụng các bài thuốc ngâm nước ấm giảm đau.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
  • Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay kháng viêm.

Đau xương khớp chân tưởng đã không còn là bệnh của người cao tuổi. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên nắm những thông tin cơ bản để kịp thời điều trị. Bệnh xương khớp không phải vấn đề đơn giản. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến bạn đọc.

Array

Triệu chứng:

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh