Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Viêm Khớp Dạng Thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn mãn tính, gây tổn thương khắp cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, người bệnh còn bị ảnh hưởng đến cơ quan khác như mắt, phổi, tim và cả mạch máu,… Vậy nguyên nhân này do đâu, bệnh diễn biến như thế nào? Có nghiêm trọng không? Tất cả thông tin được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (tên tiếng anh Rheumatoid arthritis) là bệnh tự miễn mãn tính, nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn tấn công nhầm các mô trên trên cơ thể. Bệnh không chỉ tổn thương xương khớp, còn ảnh hưởng đến cơ quan khác phổi, tim, dây thần kinh,…
Khác với tổn thương xương khớp khác, viêm khớp dạng thấp tổn thương có có tính chất đối xứng cả hai bên. Với trường hợp người bệnh bị khớp bị tổn thương một bên chân hoặc tay thì chắc chắn khớp chỉ còn lại cũng bị tổn thương và đây cũng là dấu hiệu giúp bác sĩ phân biệt với bệnh xương khớp khác.
Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ người bệnh bị viêm khớp dạng thấp ngày càng tăng cao, tuy nhiên nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này thì vẫn chưa xác định. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe khiến người bệnh cơ thể mệt mỏi, suy nhược ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.
Nhận biết giai đoạn phát triển của bệnh giúp điều trị bệnh đúng cách
Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương – Giám đốc Trung tâm Đông phương Y pháp cho biết, viêm khớp dạng thấp được chia thành nhiều giai đoạn, người bệnh nhận biết triệu chứng và điều trị sớm.
- Giai đoạn 1: Giai đoạn này người bệnh xuất hiện triệu chứng như sốt, cơ thể suy nhược, tê bì chân tay,.. Các triệu chứng khó phân biệt với bệnh lý xương khớp khác. Bệnh tác động nhỏ đến khớp ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân,…
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này, khớp bị tê cứng, cơn đau buốt dai dẳng xuất hiện thường xuyên hơn. Một số trường hợp người bệnh khớp bị sưng đỏ, viêm nóng, … và tổn thương mang tính chất đối xứng
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này không chỉ tổn thương khớp nhỏ đã ảnh hưởng đến khớp lớn như mắt cá chân, đầu gối, hông, vai,… Trường hợp người bệnh tình trạng bệnh kéo dài rất dễ dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp
- Giai đoạn 4: Khớp xương không còn chỉ là viêm nhiễm biến chứng hình thành mô xơ, chức năng vận động suy giảm, không hoạt động bình thường và nguy cơ tàn phế cao. Nhiều trường hợp người bệnh bị tay hình cổ cò, cỏ tay hình lưng lạc đà,….
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp – những dấu hiệu người bệnh thường chủ quan
Không chỉ ảnh hưởng xương khớp, viêm khớp dạng thấp còn ảnh hưởng đến cơ quan khác (trường hợp này chiếm khoảng 15-25%). Người bệnh cần nhận biết những dấu hiệu điển hình dưới đây điều trị bệnh hiệu quả:
Dấu hiệu với khớp
- Khớp bị sưng, nóng ảnh hưởng đến khả năng vận động
- Đầu tiên bệnh ảnh hưởng từ khớp nhỏ (ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân) đến khớp lớn như đốt sống cổ, đầu gối, khớp vai,….
- Triệu chứng tổn thương khớp này có tính đối xứng hai bên, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn sau một thời gian sau không vận động hay là sau khi ngủ dậy cũng có thể xuất hiện trường hợp này
Dấu hiệu ở da
Người bệnh nhận biết một số triệu chứng ở da khi viêm khớp dạng thấp xuất hiện hạch khớp (nốt thấp khớp). Theo thống kê có khoảng 30% trường hợp người bệnh xuất hiện tình trạng này.
Các nốt thấp khớp này có đường kính từ mm đến vài cm xuất hiện ở những khu vực chịu áp lực cơ học tần suất nhiều như khuỷu tay, đốt ngón tay,…Ngoài ra người bệnh xuất hiện một triệu chứng như teo da ngón tay, nổi bam, viêm da mủ,…
Một số dấu hiệu khác
- Bên cạnh dấu hiệu ở khớp ở da người bệnh xuất hiện triệu chứng ảnh hưởng đến cơ quan khác như mắt, thận, mạch máu, tủy xương, tim,…
- Những triệu chứng trên chỉ mức tương đối, với tùy diễn biến bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh có những triệu chứng khác nhau.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Bác sĩ Doãn Hồng Phương viêm khớp dạng thấp là bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch rối loạn tấn công các khớp, khiến gân và dây chằng bị giãn ra, mất đi sự liên kết và khiến xương khớp bị tổn thương, bào mòn. Hiện nay chưa có nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn như:
- Di truyền: trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì tỷ lệ người thân mắc bệnh cao hơn người bình thường khoảng 3 lần. Theo thống kê có khoảng 40-65% người bệnh gặp phải tình trạng này liên quan đến di truyền.
- Giới tính: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh xương khớp có xu hướng cao hơn nam giới
- Béo phì: Người bệnh béo phì mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và xương khớp cao hơn người bình thường
- Môi trường ô nhiễm: Người bệnh thường xuyên làm việc môi trường ô nhiễm, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp sẽ cao hơn và khiến tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.
- Tuổi tác: VIêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng bệnh phổ biến ở trung niên. Do đó tuổi tác cũng là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Khói thuốc: Thuốc lá khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn và khiến bệnh viêm khớp phát triển
Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, người bệnh không nên chủ quan, cần phòng ngừa những nguyên nhân gây bệnh
Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Những biến chứng nguy hiểm người bệnh phải gắn liền xe lăn suốt đời
Nếu người bệnh chủ quan, tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm đa khớp dạng thấp: Khi hệ miễn dịch tấn công vào mô xung quanh ảnh hưởng đến mô và các cơ quan khác nhau được gọi viêm đa khớp dạng thấp. Theo thống kê, cứ sau 8-10 năm, người bệnh bị viêm đa khớp dạng thấp có đến gần 60% người bệnh bị khớp xương phù nề, teo dần và mất khả năng vận động.
- Loãng xương: Đây là một trong những biến chứng nhiều người gặp phải, khi nguy cơ thoái hóa khớp, loãng xương, tỷ lệ gãy xương cao
- Xuất hiện nốt thấp khớp: Nốt thấp khớp này thường xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể khiến người bệnh đau và sưng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh
- Khô miệng và mắt: Nhiều trường hợp người bệnh mắc hội chứng Sjogren dẫn đến viêm tuyến lệ, tuyến nước bọt, khô mắt, độ ẩm cơ thể giảm, da khô
- Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch người bệnh bị ảnh hưởng và nguy cơ nhiễm trùng cao
- Ảnh hưởng đến tim: Viêm khớp dạng thấp kéo dài dẫn đến xơ cứng động mạch, viêm túi bao quanh tim, nguy cơ đột quỵ cao ở người bệnh
- Hội chứng ống cổ tay: Dây thần kinh ngón tay, bàn tay bị ảnh hưởng dẫn đến hội chứng ống cổ tay
- Vấn đề phổi: Khi viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến phổi gây viêm, sẹo mô phổi, người bệnh khó thở và nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe khác
- Ung thư hạch: Theo thống kê, người bị viêm khớp dạng thấp nguy cơ bị ung thư hạch cao
Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp nhiều người bệnh nhầm lẫn với bệnh lý xương khớp khác. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp khác. Một số xét nghiệm người bệnh được tiến hành chỉ định:
- Xét nghiệm hình ảnh: Người bệnh được tiến hành chụp x-quang để xác định vị trí tổn thương của khớp, hơn nữa chụp cộng hưởng MRI để biết được diễn biến nghiêm trọng như thế nào.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm giúp xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh một số xét nghiệm được tiến hành như: Xét nghiệm yếu tố thấp khớp, kháng thể protein chống đông máu, Xét nghiệm protein phản ứng C, ….
Người bệnh chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh giúp điều trị đúng cách, hiệu quả.
Viêm khớp dạng thấp có chữa được không?
Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh xương khớp dạng thấp. Tuy nhiên người bệnh bệnh cần điều trị cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Các phương pháp điều trị được chuyên gia khuyên dùng như:
Thuốc Tây điều trị viêm khớp dạng thấp – Chấm dứt nhanh cơn đau
Thuốc Tây với tác dụng giảm đau, cải thiện thiệu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể, bác sĩ có thể kê một số thuốc phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh như:
- Thuốc giảm đau: Giảm nhanh cơn đau, làm chậm quá trình tổn thương các khớp. Các thuốc được áp dụng phổ biến như: Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID), Thuốc Corticosteroid , Acetaminophen,.. Tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cẩn thận trọng bởi gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận, dạ dày, hay xuất hiện triệu chứng như tăng cân, loãng xương,…
- Thuốc DMARDs (thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm): Thuốc với tác dụng ngăn ngừa các phản ứng của hệ miễn dịch, chậm quá trình phát triển bệnh và giảm tổn thương đến xương khớp. Người bệnh tham khảo một số thuốc như: Methotrexat, Sulfasalazine và Leflunomide.
- Thuốc sinh học: Thuốc giúp giúp hệ miễn dịch không bị rối loạn và không gây tổn thương đến khớp xương. Bạn tham khảo một số thuốc được sử dụng phổ biến như Abatacept, Baricitinib hoặc Rituximab. Tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Chất ức chế Janus kinase: Thuốc ngăn chặn hoạt động hệ miễn dịch tổn thương khớp xương và được thay thế thuốc sinh học khi không điều trị bệnh hiệu quả.
Thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh, tuy nhiên bệnh dễ tái phát. Hơn nữa, thuốc chứa tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phẫu thuật
Phương pháp này áp dụng khi điều trị bằng phương pháp nội khoa không khỏi,
Phẫu thuật được bác sĩ chỉ định với trường hợp người bệnh thực hiện điều trị nội khoa không hiệu quả. Khi đó bệnh nhân được chỉ định thực hiện phẫu thuật giúp phục hồi tổn thương khớp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và hoạt động linh hoạt hơn.
Những phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến:
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này thường được thực hiện điều trị viêm khớp dạng thấp ở vị trí đầy gồi, ngón tay, cổ tay, hông,….
- Phẫu thuật chỉnh gân: Với trường hợp người bệnh tổn thương ở gân, gân bị lỏng hoặc vỡ. Phẫu thuật chỉnh gân giúp phục hồi tổn thương gân ở xung quanh khớp
- Phẫu thuật ổn định khớp: Giúp ổn định khớp, giảm tổn thương, cơn đau và triệu chứng đi kèm hiệu quả
- Phẫu thuật thay khớp: Trường hợp này người bệnh được thay toàn bộ khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa
Phẫu thuật giúp phục hồi chức năng xương khớp, tuy nhiên phương pháp này chứa nhiều biến chứng trong và sau mẫu phuật như nhiễm trùng hay nguy cơ chảy máu. Trước khi thực hiện người bệnh cần trao đổi kỹ về bác sĩ, và chỉ thực hiện khi được chỉ định.
Biện pháp khắc phục xương khớp dạng thấp tại nhà
Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc hay ngoại khoa, người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng một số biện pháp:
- Luyện tập thể dục: Các bài tập thể dục giúp khả năng vận động linh hoạt hơn, giảm đau, và tăng cường sức khỏe của người bệnh. Người bệnh luyện tập bài tập như Yoga, thiền, bài tập hỗ trợ nhẹ nhàng khác,…
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Phương pháp này giúp giảm nhanh cơn đau, chống co thắt cơ bắp và giúp khớp xương linh hoạt hơn.
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ cùng kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học giúp hỗ trợ tình trạng viêm, và ức chế sự phát triển của viêm khớp dạng thấp.
Bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn điều trị từ bên trong
Trong Đông y viêm khớp dạng thấp thuộc trù hạc tất phong, chứng tỳ và lịch tiết phong. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do di truyền (tiên thiên bất túc), cơ thể thiếu dinh dưỡng, hay khí huyết không lưu thông. Trong YHCT cổ truyền dựa vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Mỗi thể có bài thuốc và phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chữa viêm khớp dạng thấp thể phong hàn thấp tý
Với thể phong hàn thấp tý người bệnh đau và sưng khi thời tiết chuyển lạnh. Người bệnh có thể chườm nóng giúp cơn đau hoặc sử dụng bài thuốc với thảo dược
- Thành phần: Tần giao, đương quy, xuyên khung, nhũ hương, quế chi, uy linh tiên cùng một số thảo dược khác
- Sử dụng: Sử dụng thuốc theo chỉ định lương y sắc và sử dụng hằng ngày
Viêm khớp dạng thấp thể phong thấp nhiệt tý
Ngược lại với viêm khớp dạng thấp do phong hàn thấp tý, phong thấp nhiệt tý người bệnh đau, sứng nóng , sợ góp lưỡi đỏ, tinh thần dễ cáu gắt. Tình trạng cơn đau thuyên giảm khi chườm lạnh, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo bài thuốc
- Thành phần: Nhẫn đông đằng, Tang chi mỗi, Tri mẫu, Hải đồng bì, Quế chi, Phòng phong, Bạch thược
- Cách dùng: Đem rửa sạch và sắc nên sử dụng trong ngày giúp bệnh được cải thiện
Chữa viêm khớp dạng thấp thể can thận âm huyết hư
Đây là tình trạng bệnh mãn tính, tình trạng lâu ngày khiến xương khớp bị tổn thương nặng, thường xuyên xuất hiện triệu chứng người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lưỡi nhợt nhạt,…
Người bệnh tham khảo bài thuốc
- Thành phần: Dùng thục địa, đương quy, tang ký sinh, tần giao, bạch thược và bạch linh đảng sâm, cam thảo, ngưu tất, đỗ trọng và xuyên khung, phòng phong, cùng một số thảo dược khác theo kê đơn của lương y.
- Sử dụng: Người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ định lương y sắc và sử dụng trong ngày
Viêm khớp dạng thấp thể thận hư suy
Người bệnh xuất hiện triệu chứng sưng, chân tay lạnh, lưỡi nhợt có rêu trắng gây tiểu nhiều lần
- Sử dụng bài thuốc với thành phần Uy linh tiên, Tiên linh tỳ và bạch truật, Phụ tử chế, Sơn thù, Quế chi, Cẩu tích, Phục linh, Ba kích thiên, Ngưu tất
- Thực hiện: Đem sắc và sử dụng bài thuốc trong ngày
Ngoài ra với thể thấp hành tý, thể thấp hàn tý, thể phong hàn thấp tý kiêm khí huyết đều hư,… người bệnh đến thăm khám cơ sở đông y uy tín để cơ đơn và điều trị bệnh hiệu quả.
Hoạt huyết phục cốt hoàn – sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
Hoạt huyết phục cốt hoàn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được nghiên cứu từ hơn 100 bài thuốc bí truyền điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Sản phẩm với ưu điểm vượt trội kết hợp hài hòa của 3 chế phẩm: Phong thấp toàn, Bổ thận hoàn, Giải độc hoàn tác động sâu điều trị căn nguyên của bệnh, cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp. Hơn nữa còn giúp khí huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe và xương khớp linh hoạt hơn.
Đặc biệt sản phẩm luôn được đội ngũ y bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu cải tiến Hoạt huyết phục cốt hoàn thế hệ 2 dưới dạng viên nang người bệnh dễ dàng sử dụng, không cần đun sắc. Hoạt huyết phục cốt hoàn thế hệ 2 còn thêm dược liệu hầu vĩ tóc giúp điều trị và phục hồi tổn thương xương khớp.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng vật lý trị liệu
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Tây y là nỗi lo của nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hay tiền sử bệnh gan thận, dạ dày,… Bởi thuốc chứa nhiều tác dụng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Hay mẹo dân gian chỉ tác dụng hỗ trợ điều trị. Khắc phục những nhược điểm trên, điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Vật lý trị liệu – Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đang là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Với những phương pháp điều trị phổ biến:
Châm cứu bấm huyệt
Với từng giai đoạn của bệnh, người bệnh được tiến hành châm cứu theo thời gian và phương thức khác nhau. Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương – Giám đốc Trung tâm Đông phương Y pháp cho biết:
“Với trường hợp bệnh nhân nhẹ được chỉ định điện châm kết hợp với xung điện cường độ thấp, giúp người bệnh giảm đau mỏi, triệu chứng cải thiện sau khoảng 15-20 thực hiện châm cứu.
Giai đoạn tiến triển của bệnh được sử dụng điện châm nhưng với tần số khác, giúp giảm sưng rõ rệt và triệu chứng viêm khớp dạng thấp được cải thiện. Trường hợp bệnh nặng tiến hành thể châm, thời gian tiến hành khoảng 30 phút cho mỗi lần điều trị”.
Châm cứu được biết đến giảm đau, cải thiện cơn đau và triệu chứng viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Phương pháp này phù hợp với nhiều thể trạng người bệnh ít gây tác dụng phụ.
Bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp
Xoa bóp bấm huyệt giúp khí huyết lưu thông, cơ được co giãn, điều trị bệnh nhanh chóng hiệu quả. Người bệnh được tiến hành sử dụng các thủ thuật như xoa, bóp, day lên vị huyệt đạo bao gồm huyệt nội đình, hợp cốc huyệt và bất định huyệt.
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì kiêng gì?
Theo bác sĩ Hồng Phương cho biết, ngoài sử dụng thuốc, người bệnh cần chế độ ăn uống khoa học giúp giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu.
Nên bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe như:
- Ăn nhiều rau xanh
- Bổ sung thực phẩm chống viêm: tỏi, gừng, nghệ, …
- Các loại hạt chứa nhiều chất xơ, canxi, protein như hạnh nhân, macca, hạt điều, óc chó, ,..
- Thực phẩm nhiều omega 3 như cá hồi, cá thu, .. giúp giảm đau, kháng viêm, phòng ngừa bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn và bệnh xương khớp khách
Những thực phẩm người bệnh không nên ăn khi bị viêm khớp dạng thấp như:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, hay cay nóng
- Không nên bổ sung thực phẩm quá nhiều đường, muối
- Hạn chế các loại thịt đỏ: thịt dê, thịt trâu, thịt chó,…
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, có gas hay chất kích thích
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn mãn tính, người bệnh không điều trị sớm cơn đau kéo dài, dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, thậm chí bại liệt.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.