Đau nhức Xương Khớp Tê Bì Chân Tay Dấu Hiệu Bệnh Lý Nào

Ngày cập nhật: 08/08/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Chứng đau nhức xương khớp tê bì chân tay hiện đang “đe dọa” đến rất nhiều đối tượng khác nhau. Nó khiến cho việc sinh hoạt trở nên khó khăn và bất tiện. Thế nhưng, nhiều người lại đang chủ quan và lơ là tình trạng này. Vậy đau nhức xương khớp tê bì chân tay nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị bệnh ra sao? 

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là gì? Bệnh nguy hiểm ra sao?

Tay chân được biết sẽ có thể tự điều chỉnh những hoạt động hay phản xạ dựa vào cảm giác như khi bạn chạm vào vật nóng, tay sẽ rút về. Thế nhưng, khi bạn bị đau nhức xương khớp tê bì chân tay thì cảm giác ở các chi sẽ giảm, thậm chí là mất hoàn toàn.

Tê bì chân tay (tên tiếng Anh là Numbness of Limbs) là hội chứng bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai dù là người trẻ hay những người cao tuổi. Tình trạng đau nhức xương khớp mới bắt đầu sẽ khá nhẹ nhàng, người bệnh chỉ thấy tê ở đầu ngón tay, có cảm giác châm chích,….Qua thời gian, những triệu chứng này sẽ lan dần đến cả bàn tay, cổ tay, cẳng tay,…

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Nhiều người vẫn cho rằng tê tay không phải bệnh lý quá nghiêm trọng, thậm chí bỏ qua việc điều trị. Thế nhưng, về lâu dài chứng tê tay chân có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

  • Hiện tượng đau nhức, tê buốt sẽ khiến bạn mất ăn, mất ngủ, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.
  • Chức năng vận động rất bị ảnh hưởng, đau nhức xương khớp tê bì chân tay gây khó khăn cho bạn trong sinh hoạt.
  • Có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng: teo cơ, liệt chi…
  • Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra các khối u chèn ép vào dây thần kinh, từ đó gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Có thể thấy, tình trạng này có tác động rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, nếu các triệu chứng xuất hiện liên tục, bạn cần thăm khám ngay để được tiến hành kiểm tra.

Nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay không phân biệt tuổi tác. Vậy bạn có biết vì sao mình lại mắc phải chứng bệnh này không? Sau đây là 8 lý do dẫn đến tình trạng này: 

Thoái hóa cột sống

Khi bị thoái hóa cột sống, sụn khớp, đốt sống sẽ bị mài mòn, cọ xát nhiều với dây thần kinh dẫn đến đau nhức, tê bì. Hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi trời trở lạnh.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay khá phổ biến. Khi nhân nhầy tràn khỏi bao xơ đĩa đệm và chèn lên dây thần kinh cột sống, tay và chân người bệnh có cảm giác tê, vận động trở nên khó khăn.

Viêm đa khớp dạng thấp

Khi khớp tay, khớp chân bị viêm hoặc tổn thương sẽ gây tê bì tay chân. Việc này thường xảy ra sau khi bạn nằm hoặc ngồi quá lâu, kèm với chứng cơ cứng khớp.

Tình trạng tê tay chân có thể đến từ nhiều nguyên nhân
Tình trạng tê tay chân có thể đến từ nhiều nguyên nhân

Hẹp ống sống

Cột sống bị biến dạng, nhỏ hơn bình thường, các rễ thần kinh bị chèn ép, gây tê bì tay chân kéo dài. Nếu không điều trị sớm, quá trình lưu thông máu sẽ bị tắc nghẽn, vận động của cơ thể sẽ khó khăn hơn.

Đa xơ cứng gây tê bì chân tay

Biểu hiện của đa xơ cứng cần kể đến như: bệnh liên quan đến thị lực; tê, ngứa hoặc yếu cơ. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến tê bì chân tay.

Viêm đa rễ thần kinh

Khi hệ thần kinh ngoại biên tổn thương, bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác, tay chân tê bì. Nếu không điều trị sớm, người bệnh hoàn toàn có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy hô hấp, sặc phổi.

Xơ vữa động mạch gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu của các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến,… Khi các khối bất thường bám lên thành mạch dẫn đến xơ cứng, hẹp lòng mạch, ép dây thần kinh, người bệnh sẽ bị đau nhức xương khớp tê bì chân tay hành hạ.

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay – Nguyên nhân sinh lý 

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, nhiều bệnh nhân khi bạn hoạt động sai tư thế, khoanh chân hoặc tay quá lâu khiến máu gặp khó khăn khi lưu thông, chứng tê tay chân sẽ xuất hiện. Ngoài ra, tế bào thần kinh ở các chi cũng bị ảnh hưởng khi bạn căng thẳng, lo âu, mệt mỏi. Một số trường hợp nhạy cảm với môi trường, thời tiết cũng có thể bị đau nhức xương khớp tê bì tay chân.

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay biểu hiện ra sao?

Nhiều người cho rằng đau nhức xương khớp tê bì chân tay sẽ nhanh chóng mất đi, nhưng nếu đau nhức do bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Vì thế, bạn không nên lơ là trước các biểu hiệu và mức độ đau nhức tê bì. Nếu có các triệu chứng sau, bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra ngay khi có thể:

  • Phần cổ vai gáy nhức mỏi, cơn đau lan xuống nửa người, tê bì một bên cơ thể.
  • Khi nằm lâu hoặc để tay chân cố định trong thời gian dài, người bệnh có cảm giác như kiến bò.
  • Cảm giác châm chích, nóng tứ chi là biểu hiện của viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, tổn thương dây thần kinh.
  • Mất cảm giác tay và chân kéo dài, nhất là khi về đêm.
  • Tê buốt dọc cánh tay, cổ chân và cẳng chân gây hạn chế khi vận động.
  • Chuột rút ở các chi, gây đau nhức bắp tay, bắp chân.
  • Mắc chứng tê chân hơn 6 tuần.
  • Bên cạnh tê bì chân tay, bệnh nhân còn bị sưng đỏ hoặc thay đổi nhiệt độ của chân và bàn chân.
  • Xuất hiện chứng hay quên, dễ nhầm lẫn.
  • Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau đầu.
  • Bàng quang và ruột trở nên mất kiểm soát
  • Xảy ra tình trạng co giật, khó thở
Không nên lơ là khi xuất hiện những dấu hiệu đau nhức xương khớp và tê tay chân
Không nên lơ là khi xuất hiện những dấu hiệu đau nhức xương khớp và tê tay chân

Cách điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Sau khi đã hiểu được sự nguy hiểm của bệnh lý này, chúng ta nên tìm cho mình các cách điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả cao và hạn chế tái phát. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để giảm cơn đau nhức tê bì, người bệnh hoàn toàn có nhiều lựa chọn khác:

Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Thuốc Tây điều trị đau nhức xương khớp luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người để trị bệnh. Trong đau nhức xương khớp cũng vậy, một số loại thường được người bệnh sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Có tác dụng kiểm soát tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Thuốc giãn cơ: Được chỉ định khi mắc tình trạng co cứng cơ, khớp. Thuốc sẽ giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh, giúp cơ được thả lỏng và hạn chế triệu chứng bệnh.
  • Bổ sung vitamin: Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh các vitamin nhóm B để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể khi cần thiết. Nhóm vitamin này giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh trung ương, giảm đau nhức, tê bì chân tay.

Lưu ý: Người bệnh nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc Tây để tránh tác dụng phụ.

Thuốc tây điều trị hiệu quả chứng tê bì chân tay
Thuốc tây điều trị hiệu quả chứng tê bì chân tay

Bài thuốc Đông Y hữu hiệu

Bên cạnh thuốc Tây, y học cổ truyền hay phương pháp Đông Y cũng là một lựa chọn cho người đau xương khớp. Các bài thuốc có tác dụng chữa trị như:

Cây thuốc nam lá lốt 

Trong y học cổ truyền đã nghiên cứu, lá lốt có vị cay, tính ấm giúp giảm đau nhức tê chân tay, trừ phong thấp, kháng viêm, thư giãn xương khớp,…

Bạn chỉ cần rửa sạch 15 đến 20 lá lốt tươi hoặc 5 đến10g lá lốt khô và cho vào ấm sắc thuốc. Khi nước sôi còn khoảng một nửa thì chắt nước uống khi còn ấm. Uống sau bữa ăn tối. Áp dụng bài thuốc ít nhất 10 ngày để có hiệu quả. 

Dùng cây xấu hổ chữa đau nhức tê bì tay chân

Cây có vị ngọt, tính hàn có thể chữa đau nhức, tê chân tay, kháng viêm, giảm đau,…Có nhiều cách để sắc thuốc với cây xấu hổ:

Cách 1: 

Tẩm rượu 20 – 30g rễ xấu hổ. Sau đó cho vào ấm, sắc cùng 400ml nước. Khi sôi còn 100ml thì chắt nước uống 2 lần trong ngày.

Cách 2: 

Nguyên liệu cần có:

  • Xấu Hổ
  • Sơn Thục
  • Quýt Gai
  • Dây Đau Xương
  • Khúc Khắc
  • Tục Đoạn
  • Vương Tôn
  • Kê Huyết Đằng 

Chuẩn bị 12g mỗi loại sắc với nước và nên sử dụng trong ngày. 

Sử dụng bài thuốc Đông Y khi điều trị tê nhức tay chân cần sự kiên trì
Sử dụng bài thuốc Đông Y khi điều trị tê nhức tay chân cần sự kiên trì

Cách 3: 

Nguyên liệu: 

  • 20g rễ xấu hổ
  • 10g rễ cam thảo
  • 20g rễ bưởi bung
  • 10g rễ đinh lăng
  • 20g rễ cúc tần. 

Bạn chỉ cần rửa sạch nguyên liệu rồi sắc uống mỗi ngày. 

Thổ phục linh chữa tê bì tay chân 

Thổ phục linh được ứng dụng hỗ trợ chữa phong thấp, giảm đau nhức xương khớp tê bì chân tay hiệu quả,… 

Thái nhỏ 20g thổ phục linh, 10g cốt toái bổ, 8g thiên niên kiện và 8g đương quy. Cho vào ấm sắc thuốc hoặc ngâm với rượu. Bạn có thể uống hoặc xoa bóp chân tay. 

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được xem như một trong những phương pháp mang lại hiệu quả khá cao được nhiều người áp dụng và có kết quả bất ngờ. 

Tập luyện yoga

Yoga là bộ môn giúp rèn luyện sức khỏe với các bài tập nhẹ nhàng. Để có hiệu quả chữa bệnh cũng như được huấn luyện đúng cách, bạn nên tìm các lớp yoga uy tín.

Đi bộ

Khi mắc bệnh cơ xương khớp, khả năng vận động bị hạn chế. Đi bộ là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bệnh. Cần lưu ý đi với tốc độ vừa phải để tránh bệnh nặng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Massage điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Trước khi đi ngủ bạn nên massage khoảng từ 20 – 30 phút, từ cổ chân lên đùi, từ cổ tay đến vai.  Cách này giúp kích thích lưu thông máu, giảm tình trạng tê bì và đem lại giấc ngủ ngon.

Bấm huyệt

Bàn chân, bàn tay là nơi thực hiện các hoạt động chính như đi lại, cầm nắm. Vì thế, máu ở đây dễ bị tắc nghẽn. Thực hiện bấm huyệt tại các huyệt vị như: huyệt bát tà, huyệt hợp cốc, huyệt dương trì, huyệt ngoại quan, huyệt nội quan, huyệt khúc trì,…có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, thông kinh hoạt lạc từ đó giảm đau nhức hiệu quả. Bạn nên tìm những người có chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện đúng kỹ thuật, tránh rủi ro không mong muốn.

Tác động vào các huyệt đạo sẽ hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả
Tác động vào các huyệt đạo sẽ hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả

Mẹo dân gian chữa tê bì chân tay

Trong dân gian, có một số mẹo giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức vô cùng hiệu quả mà không cần tốn quá nhiều công sức. Chỉ cần vài nguyên liệu đơn giản tại nhà, người bệnh đã có thể cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Gừng và muối

Gừng sau khi thái nhỏ sẽ được rang cùng với muối hột. Cho hỗn hợp vào túi vải hoặc khăn rồi chườm lên chỗ đau nhức.

Quế và bột nghệ giúp giảm tê bì chân tay 

Uống đều đặn hàng ngày 1 ly sữa ấm cùng 1 thìa cà phê bột quế để điều trị chứng đau nhức hiệu quả.

Tương tự như trên, trộn 1 thìa bột nghệ, mật ong với sữa ấm và sử dụng kiên trì để phát huy tác dụng.

Massage với dầu dừa

Mỗi ngày xoa bóp dầu dừa lên vị trí bị đau nhức tê bì khoảng 20 phút. Chỉ sau 3 tuần, triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.

Massage tay chân nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông và cải thiện tình trạng tê tay chân
Massage tay chân nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông và cải thiện tình trạng tê tay chân

Cách phòng ngừa đau nhức tê bì chân tay

Bên cạnh việc điều trị, bạn cần biết đến những cách phòng ngừa bệnh lý nói chung và tình trạng đau nhức tê bì chân tay nói riêng. Mỗi người nên có lối sống lành mạnh, chế độ ăn và tập luyện khoa học để có sức khỏe tốt.

Chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp, hệ thần kinh,…như vitamin D, K, canxi,…

Trong đó, vitamin D sẽ giúp xương khớp dẻo dai hơn, vitamin K hỗ trợ giảm đau và bảo vệ xương khớp, tăng sức đề kháng và tăng cường hấp thu canxi. Bạn có thể bổ sung 2 loại vitamin này khi ăn trứng, cá, đậu nành, rau cải xoăn,… Nên tránh chất kích thích, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…vì chúng chứa những hoạt chất gây hại cho tình trạng tê tay chân cũng như sức khỏe của bạn.

Chế độ ăn uống khoa học giúp nâng cao sức khỏe và hạn chế chứng đau nhức xương khớp tê bì tay chân
Chế độ ăn uống khoa học giúp nâng cao sức khỏe và hạn chế chứng đau nhức xương khớp tê bì tay chân

Thể dục thể thao

Người bệnh nên tập luyện thường xuyên các bài tập phù hợp với thể trạng để tăng cường sự chắc khỏe, dẻo dai, lưu thông máu huyết,…Bạn nên giữ cân nặng ở mức cân bằng, tránh việc thừa cân tạo áp lực lên cột sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức và tê tay chân.

Nghỉ ngơi hỗ trợ điều trị tê bì chân tay

Tránh ngồi một tư thế quá lâu, khi làm việc, bạn có thể đi lại khoảng 5 -10 phút để giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực công việc và giãn cơ xương khớp.

Hy vọng những thắc mắc liên quan đến chứng đau nhức xương khớp tê bì chân tay đã được giải đáp trọn vẹn qua bài viết trên đây. Khi phát hiện bản thân xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thăm khám để có hướng  điều trị phù hợp và kịp thời. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có chủ định của bác sĩ. Đừng đánh giá thấp bất cứ bệnh lý nào bạn nhé, vì có thể đó lại là mầm mống cho những nguy hại về sau.

Xem thêm: 

Array

Triệu chứng:

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/09

hôm nay

09/09

Ngày mai

10/09

Ngày kìa

+

Khác