Hướng dẫn 7 cách xoa bóp chân tại nhà, hiệu quả TỨC THÌ

Ngày cập nhật: 07/03/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Xoa bóp chân mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người cũng như chữa được một số bệnh cấp tính cũng như mãn tính. Do đó, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay 7 cách xoa bóp chân đem hiệu quả ngay tức thì, áp dụng được tại nhà dưới đây.

Xoa bóp chân mang lại tác dụng gì?

Cơ thể con người có chứa khoảng 40km các loại ống (thần kinh, mạch máu,…) từ lớn đến nhỏ chạy ngang dọc tới mọi ngóc ngách, mọi tế bào trong cơ thể. Trong đó khoảng 7200 đầu dây thần kinh ở mỗi bàn chân.

Vì vậy, nếu có một ống dẫn nhỏ nào bị tắc nghẽn sẽ làm ảnh hưởng tới cả nhánh hoặc hệ thống thần kinh. Bàn chân là điểm cuối cùng của hệ thống thần kinh và điểm thấp nhất của các đường ống do đó nếu không được vận động, massage khí huyết sẽ bị ì trệ, gây tổn hại cơ thể.

Trong Y học cổ truyền, bàn chân có mối liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư ảnh hưởng đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tỳ hay lòng bàn chân có mối liên hệ tới sức khỏe của thận.

Do đó, khi xoa bóp tác động đến bàn chân đồng nghĩa với việc tác động đến những bộ phận tương ứng của khu vực đó.

Xoa bóp chân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Xoa bóp chân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xoa bóp, bấm huyệt bàn chân là một trong nhiều phương pháp chữa bệnh mà không cần phải dùng đến thuốc đang được ưa chuộng hiện nay. Cách này có thể giúp lưu thông máu huyết từ đó, giúp phòng ngừa và điều trị một số bệnh thông thường hiệu quả.

Cụ thể:

  • Đào thải độc tố ra ngoài, ngăn ngừa tích tụ độc tố gây bệnh.
  • Cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tật.
  • Điều trị và phòng ngừa chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hay tiểu về đêm.
  • Loại bỏ chứng chuột rút, tê bì và lạnh vùng bàn chân.
  • Giảm triệu chứng bệnh đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị phong thấp hiệu quả.
  • Giảm tối đa tình trạng mùi hôi chân do mang giày.
  • Bên cạnh đó, lòng bàn chân chứa nhiều các dây thần kinh liên quan đến cảm giác trong tình dục. Do đó, nếu thực hiện xoa bóp đúng cách có thể tăng ham muốn tình dục và nâng cao cảm xúc cho mỗi cuộc “yêu”.

Chính vì những lợi ích thiết thực trên mà người bệnh không nên bỏ qua cách chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả này.

7 Cách cách xoa bóp chân hiệu quả nhất, nên áp dụng

Đối với mỗi tình trạng khác nhau bạn có thể thực hiện cách xoa bóp, massage chân theo cách riêng để có hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Dưới đây là một số cách thực hiện được lưu truyền rộng rãi và được nhiều người áp dụng nhất.

Cách xoa bóp bắp chân giúp giảm đau nhức chân ngay tại nhà

Khi làm việc quá sức, di chuyển, vận động khớp chân nhiều có thể dẫn đến tình trạng đau nhức chân.

Bạn có thể thực hiện cách xoa bóp chân khi bị đau như sau:

  • Bước 1: Tắm rửa sạch sẽ rồi ngâm chân vào nước ấm. Thời gian ngâm tốt nhất là khoảng từ 5 – 7 phút. Sau đó dùng khăn sạch lau khô vùng chân. Bước này rất quan trọng vì nó giúp da được giãn nở, khí huyết lưu thông và giúp các bước xoa bóp về sau đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Bước 2: Lấy dầu massage hoặc một số loại tinh dầu với một lượng vừa đủ ra tay. Sau đó xoa 2 lòng bàn tay vào với nhau đến khi nóng lên.
  • Bước 3: Dùng tay bắt đầu xoa nhẹ lên vị trí bắp chân đang bị đau nhức. Bên cạnh đó cần kết hợp động tác massage theo chiều từ dưới cổ chân lên đầu gối. Sau đó, dùng lực các ngón tay ấn từ nhẹ cho tới mạnh và ấn vào vùng bắp chân đang bị đau mỏi trong khoảng 10 – 15 lần cho mỗi bên chân.
  • Bước 4: Cuối cùng thực hiện xoa bóp theo chiều ngang bắp chân lặp lại ít nhất khoảng 10 – 15 lần cho mỗi bên.
Xoa bóp chân thường xuyên có thể giảm nhanh cơn nhức mỏi thông thường
Xoa bóp chân thường xuyên có thể giảm nhanh cơn nhức mỏi thông thường

Kiên trì thực hiện đúng theo các động tác xoa bóp này tình trạng nhức mỏi chân sẽ nhanh chóng giảm dần và không tái phát lại nữa.

Cách xoa bóp bắp chân giúp chân thon gọn

Bắp chân to khiến nhiều chị em phụ nữ tự ti không dám mặc trang phục để lộ chân. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bắp chân trở nên thon gọn hơn bằng các động tác xoa bóp sau:

  • Bước 1: Tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện xoa bóp để cơ thể cảm thấy được thoải mái nhất.
  • Bước 2: Xoa nhẹ lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên. Sau đó bạn sẽ xoa nhẹ 2 lòng bàn tay lại với nhau. Có thể sử dụng dầu massage để tăng hiệu quả.
  • Bước 3: Xoa tay chuyển động theo hình tròn dọc từ phần bắp chân đến đầu gối.
  • Bước 4: Nắm hờ bàn tay, sau đó thì bạn miết từ vùng bắp chân và miết từ dưới kéo lên trên, đặc biệt là những vùng nhiều mỡ.
  • Bước 5: Sử dụng bàn tay ấn vào phần huyệt ở vị trí phía sau cổ chân rồi từ từ di chuyển lên phần bắp chân.

Mỗi ngày nên thực hiện xoa bóp từ 1 – 2 lần, mỗi lần trong khoảng 15 – 10 phút. Kiên trì thực hiện sẽ có bắp chân thon gọn hơn và giảm được tê nhức chân do mang giày cao gót nhiều.

Hướng dẫn xoa bóp chân giảm chuột rút và căng cơ cho bà bầu

Bà bầu là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng chuột rút và căng cơ. Từ tháng bầu thứ 4 trở đi tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm.

Để giảm tình trạng chuột rút và căng cơ, bà bầu có thể tự xoa bóp hoặc nhờ người thân xoa bóp chân tại nhà theo các cách sau:

Cách 1: Xoa bóp lòng bàn chân: 

Dùng hai tay giữ lòng bàn chân rồi ấn hai đầu ngón tay cái thật chậm dọc theo chiều dài của lòng bàn chân, từ phần gót đến các ngón chân. Sau đó dùng tay ấn nhẹ từng điểm trên gan bàn chân. Thực hiện các động tác này trong khoảng 15 phút sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy hoàn toàn thoải mái hơn trong việc đi lại.

Cách 2: Xoa bóp ngón chân: 

Ngón chân cũng phải chịu rất nhiều áp lực khi mang thai nên mẹ bầu cần xoa bóp nhẹ nhàng để thư giãn, giảm đau nhức.

Cách thực hiện:

  • Dùng tay vuốt nhẹ dọc theo bàn chân, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng từng kẽ của các ngón khoảng 4 – 5 phút.
  • Tiếp theo dùng ngón tay cái cọ nhẹ vào vị trí phía sau mỗi ngón chân trong vòng 30 giây.
Mẹ bầu rất dễ gặp phải tình trạng chuột rút hoặc căng cơ chân vào ban đêm
Mẹ bầu rất dễ gặp phải tình trạng chuột rút hoặc căng cơ chân vào ban đêm

Sau đó, dùng 1 bàn tay cố định ở ngón chân cái và dùng ngón tay cái và ngón trỏ bàn tay còn lại kéo nhẹ ngón chân út. Thực hiện thao tác này lần lượt hết 5 đầu ngón chân rồi đổi sang chân kia.

Cách 3: Xoa bóp gót chân: 

Dùng 2 tay ôm cả bàn chân rồi dùng lực của hai ngón tay cái để thực hiện xoa bóp ở vị trí gót. Thực hiện xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng kim đồng hồ và ấn nhẹ vào vùng thịt đệm gần các ngón chân, chỗ cong và phần gót của bàn chân mẹ bầu.

Cách 4: Xoa bóp mắt cá chân: 

Lấy lòng bàn tay xoay tròn nhiều lần quanh mắt cá chân. Sau đó dùng ngón tay cái ấn nhẹ theo đường dọc trải từ mắt cá đến các ngón chân. Mỗi động tác thực hiện trong  khoảng từ 3 – 5 phút rồi chuyển sang chân kia.

Chú ý: Thực hiện xoa bóp theo cách này nếu ấn huyệt không đúng sẽ dẫn đến các cơ co thắt hoặc thậm chí sinh non rất nguy hiểm.

Cách 5: Xoa bóp cẳng chân:

Dùng hai bàn tay nắm quanh ống quyển và nắn bóp nhẹ nhàng từ mắt cá chân về phía đầu gối. Thực hiện khoảng 2 phút sau đó di chuyển ngược lại từ đầu gối về mắt cá chân rồi đổi sang bên chân kia.

Cách 6: Xoa bóp toàn bộ chân: 

Dùng hai tay xoa từ khuỷu chân đến bắp đùi kết hợp động tác nắn nhẹ nhàng. Thực hiện động tác này giúp lưu thông máu, giảm sưng phù, giãn tĩnh mạch khá tốt.

Chú ý:

  • Mẹ bầu không nên xoa bóp quá lâu sẽ bị tác dụng ngược.
  • Khi xoa bóp có thể kết hợp thêm các loại tinh dầu như oải hương, dầu dừa,… để tăng hiệu quả và giúp da chân mềm hơn, hồng hào hơn.
  • Để đảm bảo hiệu quả và tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu có thể đến các trung tâm vật lý trị liệu hoặc spa để được kỹ thuật viên có tay nghề thực hiện xoa bóp, bấm huyệt.

Xoa bóp bấm huyệt bàn chân chữa ho

Một trong những cách xoa bóp bấm huyệt bàn chân bạn không thể bỏ qua đó là cách dùng để chữa ho.

Cách thực hiện như sau:

  • Tìm huyệt Dũng Tuyền trên bàn chân bằng cách co bàn chân và ngón chân lại, phần lõm 1/3 trên lòng bàn chân là vị trí huyệt.
  • Dùng lực của ngón tay cái và bàn tay ấn vào các lỗ thông, day, xoa bóp nhẹ nhàng mỗi bên khoảng 15 phút.
  • Mỗi ngày chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần, tốt nhất là vào buổi trưa và tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả giảm ho tốt nhất.

Cách xoa bóp khi bị tê chân tay

Triệu chứng tê chân tay thường gặp ở người già, người thường xuyên làm việc nặng. Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu, khả năng cầm nắm và di chuyển kém. Nếu tê chân tay lâu ngày không điều trị có nguy cơ dẫn đến suy giảm chức năng vận động, nặng hơn là bị tê liệt.

Nếu xuất hiện triệu chứng tê tay, chân bạn có thể thực hiện xoa bóp tại nhà như sau:

  • Xoa bóp bàn tay: Dùng bàn tay miết các khe xương ngón tay, kết hợp bóp mạnh các khớp ngón, lắc qua, lắc lại và vuốt xuôi vài lượt từ cẳng tay đến các ngón tay.
Có thể massage thường xuyên để giảm triệu chứng tê chân tay ngay tại nhà
Có thể massage thường xuyên để giảm triệu chứng tê chân tay ngay tại nhà
  • Xoa bóp chân: Dùng đầu ngón tay cái miết mạnh vào giữa các khe xương đốt ngón chân khoảng 5 lần. Hoặc đặt các ngón tay quanh bắp chân, rồi ấn 2 ngón tay cái tại vùng trung tâm (bụng chân) và giữ yên trong 7 giây, sau đó tiếp tục di chuyển 2 ngón tay hướng lên phía trên trong khoảng 5 – 10 lần và chuyển sang chân còn lại.

Bạn có thể thực hiện các động tác xoa bóp này ngay khi có dấu hiệu tê để giảm tình trạng bệnh hiệu quả.

Cách xoa bóp trị mất ngủ

Mất ngủ cũng có thể cải thiện bằng cách xoa bóp bàn chân. Bạn có thể thực hiện động tác vào trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Thực hiện ngâm chân bằng nước ấm để các mạch máu lưu thông, sau đó dùng khăn khô lau sạch nước.
  • Xác định vị trí huyệt Dũng tuyền ở chỗ lõm ở gan bàn chân. Sau đó dùng tay bấm với lực vừa phải vào huyệt trong khoảng 10 phút.
  • Bấm huyệt Thương khâu nằm ở dưới mắt cá chân trong khoảng 40 lần sẽ giúp giảm lo lắng, căng thẳng và chứng mất ngủ.
  • Xác định và bấm huyệt Chiếu hải nằm ngay dưới mắt cá chân bên ngoài để dễ ngủ và giảm tình trạng đau lưng.
  • Mỗi ngày bạn nên thực hiện bấm huyệt ít nhất 1 lần, kiên trì trong khoảng 5 – 7 ngày chứng mất ngủ sẽ cải thiện dần.

Xoa bóp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực hiện xoa bóp, bấm huyệt vùng chân cũng có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, nước tiểu, đồng thời giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa và hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả.

Cách thực hiện tại nhà như sau:

  • Vệ sinh vùng chân sạch sẽ, sau đó đổ một ít dầu hoặc kem dưỡng da vào lòng bàn tay và xoa đến khi tay nóng lên.
  • Dùng tay xoa nhẹ nhàng khắp bàn chân từ gót chân lên ngón chân giữa.
  • Sau đó dùng lực vừa phải xoa bóp phần bụng ngón chân cái trong vòng 30 giây, rồi tiếp tục động tác với các ngón còn lại.
  • Thực hiện các động tác này trong khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ được cải thiện.
Xoa bóp, bấm huyệt chân cũng có tác dụng giảm triệu chứng bệnh tiểu đường hiệu quả
Xoa bóp, bấm huyệt chân cũng có tác dụng giảm triệu chứng bệnh tiểu đường hiệu quả

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện bấm huyệt Công tôn ở vị trí giao giữa thân và đầu sau của xương bàn chân. Có thể xác định bằng cách đo từ điểm cao nhất của mu bàn chân thẳng xuống gan bàn chân, chỗ lõm vào là vị trí huyệt.

Cách bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay cái ấn giữ huyệt Công tôn trong vòng 1 phút rồi thả ra, thực hiện ở cả hai bên chân để có hiệu quả tốt nhất

Lưu ý khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt chân tại nhà

Một số lưu ý khi thực hiện cách xoa bóp chân đau và xoa bóp giảm triệu chứng bệnh tại nhà:

  • Nên thực hiện động tác xoa bóp hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Có thể sử dụng thêm các loại tinh dầu như dầu dừa, oliu, bạc hà, oải hương để tăng hiệu quả và giúp da chân trở nên mềm mịn hơn.
  • Cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Để tránh biến chứng khi thực hiện xoa bóp, bấm huyệt, bạn có thể nhờ người có chuyên môn hoặc đến các cơ sở y tế để được chuyên gia thực hiện.
  • Nếu xoa bóp chân không mang lại hiệu quả điều trị cao, tốt nhất bạn kết hợp với các phương pháp đặc trị khác.

Áp dụng các cách xoa bóp chân có thể mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên cách này không có tác dụng đặc trị bệnh, vì vậy chỉ phù hợp với tình trạng nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng.

Array

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

03/12

hôm nay

04/12

Ngày mai

05/12

Ngày kìa

+

Khác