Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Vị Trí Các Huyệt Bàn Chân Và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe
Không chỉ giúp thư giãn sau một ngày mệt mỏi, bấm huyệt bàn chân còn tác động đến các cơ quan khác giúp chữa đau vai gáy, xương khớp… Vậy, cách bấm huyệt ở bàn chân thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Vị trí chi tiết các huyệt quan trọng ở bàn chân
Bàn chân của con người có nhiều vị trí huyệt. Các huyệt ở bàn chân đều có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan phủ tạng. Do đó, nắm vững vị trí các huyệt ở bàn chân giúp bạn dễ dàng xoa bóp lưu thông khí thuyết. Tổ hợp các huyệt vị cơ bản này có thể phối hợp cùng với nhau giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Có tất cả 108 huyệt vị trên cơ thể người, trong đó bao gồm 6 vùng huyệt vị quan trọng ở bàn chân:
- Huyệt dũng tuyền: Vị trí của dũng tuyền nằm ở điểm thấp nhất giữa gan bàn chân, khoảng 1/3 về phía trước.
- Nội đình: Vị trí nằm trên mu bàn chân, đo từ kẽ ngón chân cái và ngón giữa lên mu bàn chân khoảng nửa thốn.
- Huyệt bát phong: Nằm trên mu bàn chân bao gồm 8 huyệt ở kẽ các đốt ngón chân của hai bàn chân.
- Thái xung: Nằm trên mu bàn chân, từ khe chân cái và áp út đo lên khoảng 2 thốn.
- Huyệt thương khâu: Nằm gần hõm mắt cá chân, huyệt thương khâu có mối liên hệ với hệ tiêu hóa.
- Giải khê: Huyệt này nằm ở giữa nếp gấp cổ chân, chỗ lõm giữa gân cơ duỗi ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.
Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của việc bấm huyệt bàn chân
Theo các chuyên gia trong nhà, bấm đúng vị trí trên cơ thể nói chung và trên bàn chân nói riêng có nhiều lợi ích như chữa cảm lạnh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngăn ngừa chấn thương, kích thích hoạt động của cơ quan nội tạng, cải thiện lưu thông máu, điều trị rối loạn chức năng gan, táo bón và tốt cho phụ nữ mang thai. Mỗi huyệt sẽ có tác dụng khác nhau, cụ thể như sau:
- Bấm huyệt dũng tuyền có tác dụng dưỡng thận tốt, giải độc thận và điều hòa cơ thể.
- Huyệt thương khâu giúp điều trị các chứng khó tiêu, đầy bụng, viêm ruột, tiêu chảy, táo bón…Ngoài ra, huyệt thương khâu còn giúp dưỡng lá nách.
- Day huyệt bát phong có tác dụng hỗ trợ một số triệu chứng về chân như tê bì, viêm sưng đỏ, cước chân…
- Huyệt nội đình giúp hỗ trợ chứng đau răng hàm dưới, đầy bụng, liệt dây thần kinh số 7, chảy máu cam hoặc sốt.
- Bấm huyệt giải khê giúp điều trị chứng đau khớp cổ chân, tê liệt chân, đau dây thần kinh tọa.
- Huyệt thái xung giúp điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, chữa các bệnh lý về gan như suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng gan…
Hướng dẫn 3 cách bấm huyệt chân nâng cao sức khỏe tại nhà
Từ lâu, bấm huyệt vị trên cơ thể để hỗ trợ chữa bệnh đã không còn là giải pháp xa lạ. Thao tác bấm huyệt giúp giảm đau tại chỗ, lưu thông khí huyết để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị căn nguyên một số bệnh. Dưới đây là một số cách bấm huyệt phổ biến mang lại hiệu quả cao có thể thực hiện tại nhà:
Bấm huyệt bàn chân để hỗ trợ chữa ho
Nếu bị ho, bạn có thể tìm huyệt dũng tuyền để xoa bóp và bấm huyệt. Các thực hiện khá đơn giản, co bàn chân và ngón chân lại, huyệt đạo nằm tại phần lõm 1/3 trước gan bàn chân là dũng tuyền. Sau đó dùng ngón tay và bàn tay ấn vào các lỗ thông, day, xoa bóp và chườm nóng mỗi bên khoảng 15 phút.
Lưu ý, nên thực hiện bấm đúng vị trí trong gan bàn chân trị ho mỗi ngày 3 lần. Người bị ho mãn tính có thể thực hiện vào buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục 5 – 7 ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng ho.
Chữa nóng trong bằng bấm huyệt
Nóng trong có thể gây nổi mụn, bốc hỏa hoặc cáu gắt. Khi đó, bạn có thể bấm huyệt thái xung. Dùng ngón tay cái bấm nhẹ nhàng lên huyệt thái xung tại mặt trên của chân trong khoảng 3 – 4 phút. Khi thấy hơi đau thì dừng lại. Phương pháp này còn giúp giải độc gan, thanh nhiệt, hạ huyết áp, chữa mất ngủ, đột quỵ….
Bấm huyệt giúp khắc phục phù chân
Trọng lượng cơ thể dồn nén dẫn khiến bàn chân bị phù nề. Để loại bỏ vấn đề này, bạn có thể sử dụng tinh dầu xoa quanh bàn chân sau đó giữ chặt. Khi thực hiện nên dùng bàn tay miết thật nhẹ nhàng đoạn từ cổ chân đến các ngón chân. Sau đó kéo tay từ cổ chân xuống đến gót chân rồi dùng ngón cái di chuyển theo vòng tròn ấn nhẹ quanh mắt cá chân.
Cuối cùng, bạn có thể sử dụng ngón tay cái bấm huyệt vị tại lòng bàn chân theo chiều hướng về ngón chân. Mỗi chân có thể thực hiện khoảng 5 phút đến khi cảm thấy thư giãn.
Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt ở bàn chân tại nhà
Mặc dù phương pháp châm cứu, bấm huyệt trên bàn chân tại nhà được có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý song bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tìm hiểu kỹ các vị trí huyệt đạo ở lòng chân trước khi thực hiện nhằm tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Khi đang bị chấn thương, tuyệt đối không day bấm huyệt.
- Nếu có thể có các bệnh lý như sốt, viêm gan, viêm thận, xuất huyết não…thì không thực hiện bấm huyệt.
- Luôn giữ ấm bàn chân và ngâm nước ấm để khí huyết lưu thông tốt hơn.
Trước khi đi ngủ, nếu xoa bóp, day bấm các huyệt bàn chân kết hợp với ngâm chân nước ấm thì sẽ giúp bạn lưu thông khí huyết, đẩy lùi hàn khí và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ các huyệt vị trên bàn chân trước khi thực hiện, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!