Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Lồi Đĩa Đệm Cột Sống Cổ
Lồi đĩa đệm cột sống cổ chính là khởi điểm của căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì thế, nó ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay số người mắc phình lồi đĩa đệm ngày càng tăng. Nhưng ít ai biết cách chữa trị thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho bạn các phương pháp “tiêu diệt” những biểu hiện của bệnh lý một cách tốt nhất.
Tìm hiểu bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa hai đốt sống, được cấu tạo bởi: Nhân nhầy, vòng sợi sụn và các bản trong suốt. Chúng được coi như bộ phận chống sốc vì có độ đàn hồi cao, giúp cột sống hoạt động linh hoạt hơn.
Lồi đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương ở giai đoạn đầu. Lúc này, nhân nhầy chưa chèn ép dây thần kinh vì chưa tràn ra ngoài bao xơ. Nếu kéo dài, bao xơ sẽ bị rách và trở nặng thành bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó bạn cần nhận biết sớm dấu hiệu, đi thăm khám để có thể điều trị phù hợp.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ
Tình trạng phình đĩa đệm đốt sống cổ hiện đang đe dọa đến nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả người trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?
- Do lớn tuổi: Từ 40 tuổi trở lên cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề về lão hóa. Các đĩa đệm cột sống cổ suy yếu, xù xì và giòn hơn trước. Trong đó, phần nhân dần sẽ thoát ra ngoài và chèn ép dây thần kinh, cột sống cổ gây ra lồi đĩa đệm đốt sống cổ.
- Sai tư thế: Dân văn phòng hoặc công nhân làm các việc chân tay nặng nề rất thường rơi vào tình trạng làm việc sai tư thế. Hơn thế nữa, khi các hoạt động lặp lại hằng ngày sẽ tạo áp lực lên đĩa đệm gây suy giảm chức năng và hư tổn.
- Chấn thương: Nếu bạn bị tai nạn giao thông hoặc khi lao động, thậm chí là chơi thể thao, các chấn thương là nguyên nhân khiến lồi đĩa đệm cột sống cổ và cả lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Yếu tố di truyền: Khi trong gia đình có người thân mắc bệnh lồi đĩa đệm thì tỉ lệ mắc bệnh của thế hệ sau sẽ khá cao.
- Những nguyên nhân khác: Căng thẳng, lười vận động, không đủ chất dinh dưỡng, thừa cân,… cũng sẽ dẫn đến bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ.
Nhận biết phình đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?
Dù tỷ lệ mắc bệnh là rất cao, nhưng nhiều người vẫn thờ ơ và lơ là khi cơ thể lên tiếng. Bạn nên chú ý những dấu hiệu sau để nhận biết sớm chứng lồi đĩa đệm đốt sống cổ:
- Đau nhức ở đốt sống vùng cổ vai gáy.
- Cường độ cơn đau tăng dần theo thời gian và dần dần lan ra các vùng lân cận.
- Người mắc bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ hoặc lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
- Khi vận động như leo cầu thang, đạp xe,… bệnh nhân thường nhức mỏi, đi đứng không vững, dễ vấp ngã,…
Phình đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Dù chỉ là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm, nhưng biến chứng lồi đĩa đệm cột sống cổ có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau đây:
- Thiếu máu lên não: Bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh và mạch máu, gây cản trở máu từ tim lên não. Do đó, người bệnh sẽ bị thiếu máu cục bộ, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí là tổn thương não.
- Đau đầu: Mức độ đau tăng dần khi bạn cử động đầu. Vào sáng sớm, người bệnh thường bị cơn đau hành hạ. Người bệnh phải chịu đựng cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo buồn nôn, khó chịu.
- Chức năng nghe bị rối loạn: Người bệnh sẽ bị ù tai thậm chí là đau nhức bên trong tai và khó nghe âm thanh.
- Rối loạn cảm giác nuốt: Khi bị lồi đĩa đệm cột sống cổ phần gai xương sẽ lớn dần cạnh đốt sống và chèn ép thực quản, gây khó nuốt thức ăn.
- Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất. Khi rễ thần kinh bị chèn ép kéo dài sẽ làm rối loạn chức năng vận động, dẫn đến liệt nửa người hoặc liệt tứ chi.
Làm thế nào để chữa bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả?
Bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ không chỉ làm khó chịu mà còn đe dọa tới sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều biện pháp trị lồi đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả mà bạn có thể lựa chọn để áp dụng:
Thuốc Tây y chữa phình đĩa đệm cột sống cổ
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân.
- Thuốc kháng viêm NSAID: Có tác dụng kháng viêm, giảm đau do chứng bệnh về đĩa đệm. Có thể kể đến Aspirin, naproxen, celecoxib và ibuprofen.
- Thuốc giảm đau: Tiêu biểu là acetaminophen được dùng trong trường hợp đau ở mức nhẹ đến vừa. Nếu dùng trong thời gian dài, bạn có thể bị loét dạ dày hoặc các vấn đề gan, thận.
- Thuốc giãn cơ: Kiểm soát co thắt cơ, các loại tiêu biểu như: methocarbamol, cyclobenzaprine và carisoprodol.
- Thuốc chứa Steroid: Giảm sưng viêm dây thần kinh ngay lập tức.
- Tiêm steroid: Công dụng giảm đau, giảm viêm rễ thần kinh nhanh chóng.
Lưu ý: Không được lạm dụng do thuốc Tây có ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác nếu dùng lâu dài.
Chữa lồi đĩa đệm cột sống cổ bằng thuốc Đông y
Sử dụng phương pháp Đông y được xem là khá an toàn và bền vững. Khi đến khám ở cơ sở y học cổ truyền uy tín, các chuyên gia sẽ đưa ra bài thuốc phù hợp:
- Thể Hàn thấp: Pháp trị khư phong tán hàn, thông kinh lạc. Người bệnh được chỉ định dùng Độc hoạt ký sinh thang gồm: Độc hoạt, phòng phong, bạch thược, đỗ trọng, phục linh, tang ký sinh, tế tân, xuyên khung, ngưu thất, chích thảo, tần giao, đương quy, địa hoàng, đẳng sâm, quế tâm.
- Thể thấp nhiệt: Sử dụng Gia vị Nhị Diệu tán gồm hoàng bá và thương truật được đo một lượng bằng nhau
- Thể Huyết ứ: Cần bài thuốc giúp hoạt huyết, thông ứ,… như thân thống trục ứ thang gồm: Đào nhân, Ngưu tất, Khương hoạt, Tang ký sinh, Hy thiêm, Xuyên khung, Bạch thược, Hồng hoa, Hương phụ, Cam thảo, Đương quy, Tần giao.
- Thận dương hư: Nên dùng thuốc giúp bổ thận và trợ dương Bát vị kiện cân gồm hoài sơn, sơn thù, quế, phục linh, trạch tả, thục đĩa, phụ tử, mẫu đơn bì.
Phương pháp này thường tác dụng chậm, người bệnh phải kiên trì tuân theo liệu trình. Hơn thế nữa, tốc độ hiệu quả sẽ tùy thuộc vào cơ địa.
Bài thuốc dân gian trị phình đĩa đệm đốt sống cổ
Từ xa xưa, ông bà ta đã ghi lại những cách trị lồi đĩa đệm đốt sống cổ đơn giản từ các kinh nghiệm dân gian.
- Lá đu đủ: Giảm đau nhức hiệu quả. Bạn chỉ cần rang muối hạt thật nóng rồi bọc vào khăn. Đặt lá đu đủ tươi lên vị trí lồi đĩa đệm cột sống cổ, để túi chườm muối lên trên.
- Cây xương rồng: Có tính hàn, vị đắng, điều trị các bệnh xương khớp rất hiệu nghiệm. Bạn có thể dùng xương rồng đập dập trộn cùng muối hạt đã rang nóng để chườm vùng bị đau nhức. Khi sử dụng phương pháp bạn cần lưu ý, không để nhựa xương rồng dính vào mắt.
- Cây ngải cứu: Được truyền tai nhau sử dụng vì hiệu quả cao và nhanh chóng. Giã lá ngải cứu rồi trộn cùng mật ong. Uống phần nước trong 2 tuần, 2 lần/ngày.
Vật lý trị liệu chữa bệnh đĩa đệm
Vật lý trị liệu giúp hồi phục nhanh chóng và hạn chế tái phát. Có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu sau, người bệnh cần có chuyên gia hướng dẫn để thực hiện:
- Phương pháp nhiệt (hồng ngoại, chườm nóng, đắp Paraphin,…): giảm đau, chống cứng cơ hay giãn mạch máu, hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm nhanh đau nhức.
- Điện trị liệu: Chiếu sóng ngắn nhằm làm nóng cho đốt sống cổ, chất dinh dưỡng chuyển hóa tốt hơn, giảm đau và ngăn viêm đĩa đệm.
- Laser: Làm mềm cơ, giảm đau, kháng viêm và giúp các mô tái tạo nhanh hơn.
- Châm cứu: Đả thông kinh mạch, giúp máu lưu thông, giảm đau.
Phẫu thuật chữa lồi đĩa đệm đốt sống cổ
Đây là giải pháp cuối cùng, chỉ áp dụng khi các cách trên đều không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bác sĩ sẽ yêu cầu áp dụng cho các trường hợp như:
- Sau 6 tháng áp dụng vật lý trị liệu nhưng không có tác dụng.
- Bệnh lồi đĩa đệm trở nặng thành thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
- Nhân nhầy tràn ra ngoài, chèn ép dây thần kinh từ đó gây liệt cho bệnh nhân.
Phương pháp phẫu thuật chữa lồi đĩa đệm không an toàn và khá tốn kém. Bác sĩ lẫn bệnh nhân đều cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.
Cách phòng tránh lồi đĩa đệm cột sống cổ
Phình lồi đĩa đệm cột sống cổ khiến sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn. Hãy áp dụng các cách ngăn ngừa sau đây trước khi phát bệnh:
- Khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn.
- Ăn uống khoa học và hợp lý: Bổ sung tôm, cua, cá, sữa,… vì chúng rất giàu canxi và vitamin D tốt cho xương khớp.
- Không nên dung nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo, thức uống có cồn,…
- Không duy trì lâu một tư thế, hạn chế khuân vác nặng, ngủ gối quá cao và cứng,…
- Nên tập luyện bài tập thoát vị đĩa đệm cổ an toàn, hỗ trợ điều trị nâng cao sức khỏe
Bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ mang đến nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Dù chỉ là dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu, hãy đến bác sĩ thăm khám và điều trị ngay khi có thể. Bên cạnh đó bạn cần chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
Xem thêm:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.