Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6

Ngày cập nhật: 31/01/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 có tác động không hề nhỏ đến khả năng vận động của phần đầu, cổ, vai gáy, cánh tay,… Tình trạng này mang đến sự khó chịu và bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng. Chúng tôi xin mang đến cho bạn đọc những giải pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm c5 c6 hữu hiệu!

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Cổ là bộ phận nâng đỡ phần đầu và chịu trách nhiệm các vận động của đầu. Vì vậy, các đĩa đệm đốt sống cổ rất dễ bị tổn thương. Trong đó, đốt sống C5 C6 dễ bị ảnh hưởng nhất.

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 được hiểu là tình trạng đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu, gây ra các biến chứng. Bệnh phát sinh khi bao xơ giữa đĩa đệm bị lệch, nhân nhầy thoát ra ngoài, đĩa đệm C5 C6 gây chèn ép lên tủy sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6 là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6 là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể đe dọa bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào nhưng chủ ở nhóm tuổi trung niên. Ngoài ra, một số đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Người từng trải qua chấn thương hoặc bị tác động lên vùng đốt sống cổ.
  • Người làm việc trước máy tính quá lâu.
  • Người làm việc nặng nhọc.
  • Gia đình có tiền sử xương khớp.
  • Ít tập luyện thể thao, ăn uống không đủ chất.
  • Hút thuốc và uống bia, rượu hay các chất kích thích thường xuyên.
  • Dị tật bẩm sinh.

Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6

Bệnh lý này ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng gia tăng. Trước khi tìm hiểu hướng điều trị, chúng ta cần biết lý do vì sao mình lại là trở thành bệnh nhân. Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 có nhiều yếu tố tạo thành. Chúng có thể đến từ bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 càng cao. Khoảng sau 40 tuổi, xương khớp bắt đầu lão hóa nhanh chóng, giảm sức đề kháng nên dễ mắc bệnh hơn.
  • Thói quen sinh hoạt: Đây là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc phải thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6. Tư thế ngồi, vận động, thậm chí là ngủ không đúng sẽ khiến hình thái cột sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
  • Chấn thương: Khi bạn bị tai nạn và có chấn thương đến vùng cổ, cột sống sẽ phải chịu áp lực rất lớn, tác động đến đĩa đệm gây chèn ép rễ dây thần kinh. 
  • Di truyền: Theo các chuyên gia, nếu trong người nhà từng mắc bệnh xương khớp thì thế hệ sau có khả năng cao bị di truyền.
Nguyên nhân thoát vị địa đệm cột sống
Nguyên nhân thoát vị địa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm C5 C6 có thật sự nguy hiểm?

Cột sống cổ giữ nhiều vai trò khác nhau, có nhiệm vụ liên kết các cơ, dây chằng, bảo vệ tủy sống,… Khi bạn mắc phải chứng thoát vị đĩa đệm c5 c6, cơ thể sẽ bị đau cổ, đau vai gáy,… Nếu không chữa trị kịp thời, cơn đau nhức sẽ lan đến các vùng xung quanh và nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mạch máu. Từ đó, bệnh lý này có thể gây ra bệnh thiếu máu não, bệnh tim mạch hẹp đốt sống cổ, bại liệt,… 

Hơn thế nữa, mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên khi người bệnh có bệnh nền như bệnh tim, thận, rối loạn đông máu,…

Thoát vị đĩa đệm c5 c6 đe dọa sức khỏe bệnh nhân
Thoát vị đĩa đệm c5 c6 đe dọa sức khỏe bệnh nhân

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6

Khi bạn cảm thấy đau mỏi vai gáy thường xuyên, đây chính là dấu hiệu điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6. Ngoài ra, nếu còn có những triệu chứng dưới đây, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay khi có thể:

Đau nhức lan rộng

Đau mỏi và tê bì ở cổ, vai gáy là dấu hiệu đầu tiên. Cơn đau xuất hiện đầu tiên ở đốt sống cổ C5 C6 rồi lan khắp bả vai, cánh tay, thậm chí phần đầu, hốc mắt,…

Tê ngứa tay chân

Khi khối thoát vị chèn ép tủy sống, cổ, chân tay và toàn thân sẽ có cảm giác tê râm ran. Khi nhân nhầy tràn ra ngoài và gây ngứa dây thần kinh, tình trạng ngứa cánh tay, ngón tay sẽ xuất hiện.

Tê ngứa tay là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ
Tê ngứa tay là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ

Cứng cổ là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm c5 c6

Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6, bệnh nhân sẽ bị cứng cổ và gặp khó khăn khi vận động như xoay cổ, cúi hoặc ngửa đầu. Đặc biệt, cơn đau nhức trầm trọng hơn vào buổi sáng. 

Yếu cơ

Khi nhân nhầy đĩa đệm cổ chèn ép tủy sống, các cơ sẽ dần yếu đi. Cánh tay gặp hạn chế khi cử động, không thể đưa giơ tay cao hoặc vòng ra sau lưng. Nếu các dây thần kinh nối với chi dưới tổn thương, bạn sẽ gặp tình trạng căng bắp chân và khó đi lại. 

Một số dấu hiệu khác

Đau tức lồng ngực, đau nhức lưng, khó tiểu tiện,…

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Để thoát khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 nguy hiểm này, người bệnh cần sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn và có những cách điều trị phù hợp.

Thuốc Tây y điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Sử dụng thuốc Tây điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh được khá nhiều người lựa chọn. Một số loại thuốc thường được dùng như sau:

  • Thuốc giảm đau không cần kê toa: Nếu chỉ đau ở mức độ nhẹ đến vừa, bạn có thể uống thuốc giảm đau phổ biến như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen Natri, Acetaminophen,…
  • Thuốc giãn cơ: Khi bị co thắt cơ bắp, loại thuốc giãn cơ sẽ được chỉ định sử dụng. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến dạ dày,…
  • Tiêm Cortisone: Khi bạn thuộc nhóm bệnh nghiêm trọng, uống thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ tiêm cortisone xung quanh dây thần kinh cột sống để hỗ trợ giảm đau nhức và sưng viêm.
  • Thuốc giảm đau opioids: Chỉ sử dụng loại này khi bị đau dữ dội. Opioids gây ra tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, đau dạ dày và có thể gây nghiện khi dùng quá lâu. 
Sử dụng thuốc Tây đúng cách để điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c5 c6
Sử dụng thuốc Tây đúng cách để điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c5 c6

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc tây. Cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và tránh tăng giảm liều lượng hoặc đổi thuốc khi chưa có hướng dẫn. 

Đông y chữa thoát vị đĩa đệm C5 C6

Theo y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm là do kinh lạc tắc nghẽn, sự tuần hoàn khí huyết kém,… Các bài thuốc Đông y không chỉ chữa thoát vị đĩa đệm mà còn giảm đau cột sống, bồi bổ sức khỏe từ bên trong.

  • Bài thuốc số 1: Hàng ngày, người bệnh sắc 9g Độc hoạt, 9g ma hoàng, 9g quế chi, 9g cát căn, 9g xuyên ô, 3g tế tân, 6g cam thảo với nước nóng. Uống sau bữa ăn 30 phút. 
  • Bài thuốc số 2: Rửa sạch các nguyên liệu sau: 9g Cỏ xước, 3g cam thảo, 12g tân giao, 18g tang ký sinh, 15g thạch chi, 9g đẳng sâm, 9g xuyên khung. Sau đó, bạn sắc thuốc với 1 lít nước. 
  • Bài thuốc số 3: Sắc 30 phút các loại thảo dược sau: 30g Ý dĩ, 9g hoàng bá, 9g tần giao, 12g xương truật, 9g rễ cỏ xước. Dùng thuốc 3 lần/ngày sau các bữa ăn.

Thuốc Đông y mang lại hiệu quả khá chậm, vì vậy người bệnh cần kiên trì và tuân thủ đúng liều lượng nguyên liệu đã được chỉ định. 

Thuốc Đông Y cần thời gian để phát huy tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6
Thuốc Đông Y cần thời gian để phát huy tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6

Phương pháp phẫu thuật

Khi bệnh nhân bị cơn đau hành hạ từ 6 – 12 tuần hoặc mức độ trở nên nghiêm trọng, phương pháp phẫu thuật sẽ là một trong những lựa chọn của bác sĩ. Khi áp dụng biện pháp này, các tổn thương ở dây thần kinh sẽ được cải thiện, hạn chế các cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng.

Các loại phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 thường được bác sĩ đề nghị:

  • Loại bỏ đĩa đệm: Chỉ với một vết cắt nhỏ ở cổ, bác sĩ sẽ loại bỏ phần đĩa đệm bị hỏng. Phần hai đốt sống cổ bị ảnh hưởng sẽ được hợp nhất. 
  • Thay thế đĩa đệm nhân tạo: Sử dụng đĩa đệm nhân tạo là một cách cải thiện các triệu chứng của bệnh lý: căng cứng khớp, ma sát giữa các đốt sống và giúp hoạt động phần đầu cổ linh hoạt hơn.
  • Phẫu thuật từ phía sau: Tình trạng thoát vị đĩa đệm C5 C6 sẽ được điều trị hiệu quả. Thế nhưng vì có tính phức tạp, độ khó cao và có thể mang lại nguy hiểm cho người bệnh, nên bác sĩ ít khi chỉ định loại phẫu thuật này. 
Phẫu thuật giúp bạn thoát khỏi căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Phẫu thuật giúp bạn thoát khỏi căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phương pháp điều trị thay thế không dùng thuốc

Bên cạnh việc dung nạp vào cơ thể các loại thuốc, còn có rất nhiều phương pháp khác thay thế hiệu quả không kém. 

  • Sử dụng nhiệt: Liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh trong vòng 15 – 20 phút có thể hỗ trợ giảm đau và sưng viêm. Đặc biệt, với nhiệt độ cao, máu huyết sẽ lưu thông tốt hơn.
  • Thiết bị cơ học hỗ trợ: Hiện nay, công nghệ phát triển đã cho ra đời nhiều loại máy móc, thiết bị tác động vào vùng cổ để hỗ trợ kéo giãn, thư giãn cột sống và giảm áp lực lên đĩa đệm.
  • Massage: Các thao tác xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp cơ bắp được thư giãn, thúc đẩy máu lưu thông và các hoạt động cổ trơn tru hơn. Người bệnh có thể tự mình massage hoặc nhờ người khác hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với một số loại tinh dầu nhằm tăng hiệu quả thư giãn, cũng như làm nóng phần bị đau nhức.
  • Liệu pháp châm cứu: Bác sĩ đông y sẽ dùng kim chuyên dụng để tác động lên các huyệt đạo nhằm cắt giảm cơn đau. Phương pháp này cần được thực hiện ở những cơ sở y học cổ truyền uy tín.

Mẹo dân gian chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6

Với trường hợp thoát vị đĩa đệm C5 C6 ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo điều trị tại nhà đơn giản với những nguyên liệu quanh nhà.

Cây chìa vôi

Loại cây này có khả năng kháng khuẩn, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, đả thông kinh mạch và cải thiện các bệnh lý xương khớp nhờ các axit hữu cơ.

Bạn chỉ cần rửa sạch và để ráo 200g cây chìa vôi và chuẩn bị một ít muối trắng. Sau đó, cho nguyên liệu vào chảo rang nóng. Dùng miếng vải bọc lại và đắp lên vùng đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Có thể đắp nhiều lần trong ngày và khi dược liệu nguội chỉ cần rang lại để sử dụng.

Đu đủ xanh

Chất papain trong đu đủ kích thích máu lưu thông, đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Bạn chuẩn bị 100g gừng tươi đã gọt vỏ và giã nhuyễn ngâm trong 150ml rượu trắng. Rửa sạch 1 quả đu đủ xanh, cắt phần đầu rồi đổ hỗn hợp rượu vào trong. Sau đó, bạn đem nướng trên than đến khi cháy đen. Cuối cùng cho quả đu đủ vào túi sạch rồi bóp nhuyễn. Sử dụng đắp trực tiếp lên cổ bị đau nhức.

Đu đủ xanh hỗ trợ giảm đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6
Đu đủ xanh hỗ trợ giảm đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6

Cây mần ri hoa trắng

Loại thảo dược này có thể tình trạng cứng cơ và giảm tổn thương cột sống. Đây được xem là một bài thuốc dân gian dễ thực hiện.

Bạn cần phơi khô 100g cây mần ri hoa trắng đã rửa sạch. Sắc dược liệu trong 20 phút. Chia thuốc dùng nhiều lần trong ngày (chỉ chắt nước). 

Lưu ý: Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6 dân gian chỉ có tác dụng khi bệnh ở mức độ nhẹ vì thế không thay thế được phương pháp y khoa. 

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm C5 C6 như thế nào?

Các bác sĩ thường có lời khuyên: “Đừng để bản thân mắc bệnh mới lo điều trị. Hãy quan tâm đến sức khỏe của mình.” Bạn có thể tham khảo một số cách phòng bệnh sau đây:

  • Rèn luyện thân thể, tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe cơ bắp, đồng thời hỗ trợ chữa trị thoát vị đốt sống.
  • Chỉnh sửa tư thế làm việc, sinh hoạt khoa học để cột sống và các đĩa đệm cổ không phải chịu nhiều áp lực: Giữ lưng và cổ thẳng; hạn chế ngủ nghiêng; tập luyện thể thao vừa sức;…
Ngồi đúng tư thế giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Ngồi đúng tư thế giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm
  • Duy trì cân nặng hợp lý vì béo phì sẽ khiến đĩa đệm bị chèn ép.
  • Hạn chế hút thuốc nhất có thể và tránh sử dụng chất kích thích.
  • Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Đa dạng các loại thực phẩm như thịt, cá, rau xanh, sữa, các loại hạt,… 

Tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 được đánh giá khá nguy hiểm với sức khỏe, do đó, người bệnh cần được điều trị kịp thời. Ngay khi phát hiện các triệu chứng, bạn không nên chủ quan vì bệnh sẽ phát triển nặng theo thời gian. 

Xem thêm: 

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

04/12

hôm nay

05/12

Ngày mai

06/12

Ngày kìa

+

Khác