Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Tê Chân: Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị [MỚI NHẤT]

Ngày cập nhật: 22/02/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là tình trạng khá phổ biến, các cơn đau lan xuống chân khiến chân người bệnh bị đau và khó vận động, di chuyển. Bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra như: teo cơ chi, bại liệt suốt đời, đau thần kinh tọa, ….

Tìm hiểu triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Thoát vị đĩa đệm tê chân xảy ra do khối nhân nhầy thoát ra bên ngoài tạo nên lực chèn ép lên rễ thần kinh gây cảm giác tê chân và một số cơ quan khiến người bệnh khó chịu, đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày
Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm tê chân

Thoát vị đĩa đệm gây đau chân chủ yếu là do lớp bao xơ đĩa đệm ở bên ngoài bị rách khiến khối nhân nhầy bị thoát ra ngoài. Từ đó tạo nên sức ép đè lên dây thần kinh gây đau nhức dai dẳng.

Đa số bệnh nhân mắc bệnh do ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu, vận động mạnh, mang vác nặng gây chấn thương. Khi nhân nhầy đè lên dây thần kinh, việc truyền tín hiệu ở các chi sẽ bị suy giảm. Dần dần, mạch máu đến các chi bị tác động và khó lưu thông. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị tê bì bàn chân.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm đau chân, tê chân

Hiện tượng tê bì sẽ xuất hiện ở vị trí khác nhau tùy thuộc vào vị trí rễ thần kinh bị chèn ép như ở gót chân, bàn chân, cẳng chân, mu bàn chân… Trường hợp thông thường sẽ cảm thấy tê bì mà không có cảm giác đau nhức.

Người bệnh thường bị tê chân do thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng. Dây thắt lưng chạy dọc cơ thể từ thắt lưng, hông, đùi, bắp chân đến bàn chân. Do đó mà thoát vị đĩa đệm lan xuống chân khiến tình trạng tê chân xảy ra thường xuyên.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thường xuyên bị hiện tượng tê bì thì khả năng cao dẫn đến những biến chứng phức tạp như mất khả năng vận động, hạn chế đi lại hằng ngày, xương khớp bị cứng.
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm gây tê chân giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu ở lưng và đau nhức. Dần dần, các cơn đau sẽ di lan đến hông, đùi, đầu gối và bàn chân.

Thoát vị đĩa đệm gây đau chân, tê chân và một số biến chứng
Thoát vị đĩa đệm gây đau chân, tê chân và một số biến chứng

Thoát vị đĩa đệm đau chân nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm tê chân là tình trạng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm suy giảm chức năng vận động của các cơ quan, cụ thể:

  • Người bệnh sẽ khó khăn khi di chuyển, vận chuyển thậm chí không tự đứng vững được.
  • Đau nhức tay chân quá lâu sẽ khiến rễ thần kinh suy giảm chức năng hoạt động và vận động cơ.
  • Đồng thời, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn trong khi thực hiện các động tác thông thường như gập duỗi chân. Mất kiểm soát vùng chân, cơ yếu dần, nguy cơ bị tàn phế, bại liệt rất cao.
  • Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm gây teo chân khi vùng chân bị tê bì trong thời gian khiến cơ teo lại, khối lượng và kích thước nhỏ dần vì lưu thông máu không đến được. Chân bị teo là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và điều trị khó khăn hơn.
Cần lưu ý gì khi điều trị thoát bị đĩa đệm?
Cần lưu ý gì khi điều trị thoát bị đĩa đệm?

Giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Đối với hiện tượng thoát vị đĩa đệm gây đau chân, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời, tránh để dịch nhầy thoát ra bên ngoài gây lực ép lớn đến dây thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh và sức khỏe.

Giảm đau chân bằng cách uống thuốc Tây

Đối với tình trạng nhẹ, bệnh nhân có thể dùng thuốc Tây để hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng bệnh. Phụ thuộc vào mức độ bệnh tình và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định một số thuốc trị thoát vị đĩa đệm phù hợp:

  • Thuốc giãn cơ: Thuốc được dùng với tình trạng bị cơ căng cứng và vận động bị hạn chế như Mydocalm, Myonal,….
  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc này hỗ trợ giảm nhanh dấu hiệu đau buốt, tê bì bàn chân và khu vực xung quanh. Thuốc giảm đau thường dùng phổ biến là Paracetamol.
  • Thuốc chống viêm: Công dụng của loại thuốc này là giúp kiểm soát viêm nhiễm như Diclofenac, Meloxicam,…
  • Các loại vitamin: Khi cơ thể không được nạp đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt và gây bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên bổ sung các loại dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể trong quá trình điều trị.

Lưu ý, bệnh nhân và người chăm sóc tuyệt đối không tự ý kê đơn, tự mua thuốc mà không có sự chỉ định, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa do thuốc Tây dễ gây tác dụng phụ không mong muốn, gây những biến chứng hoặc ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên cơ thể như hại gan thận, nhiệt cơ thể,….

Biện pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Các bài tập vật lý trị liệu giúp các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm tê chân được kiểm soát tốt.

  • Kéo giãn cột sống: Bác sĩ sẽ dùng máy kéo giãn cột sống để giải phóng tác động chèn ép lên dây thần kinh. Đây là cách giúp thuyên giảm hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng liệt chi, teo chân.
  • Bấm huyệt, châm cứu: Biện pháp thư giãn gân cốt giúp giảm tình trạng đau nhức, tê bì cho bệnh nhân bằng cách đả thông kinh mạch khi tác động lực và các huyệt vị. Bệnh nhân nên đến các cơ sở cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu uy tín để điều trị vì phương thức cần chuyên môn và kỹ năng cao.
  • Xoa bóp, massage: Phương pháp này giảm đau vai gáy, đau nhức, tê bì chân tay, mỏi lưng giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái. Thực hiện một vài động tác massage đơn giản trước khi đi ngủ để giảm đau nhức khi về đêm.
  • Tập luyện yoga: Tập yoga mỗi ngày hỗ trợ hiệu quả việc chữa trị bệnh lý liên quan đến xương khớp. Người bệnh sẽ cải thiện tốt chức năng vận động, duy trì cơ thể khỏe mạnh khi luyện tập thường xuyên. Bệnh nhân tránh tập quá sức vì dễ gây chấn thương, ảnh hưởng đến bệnh tình và sức khỏe.

Mổ thoát vị đĩa đệm bị tê chân

Đối với những trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc bệnh nhân đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị mà không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Một số cách mổ thoát vị đĩa đệm gây đau chân bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ tiến hành chèn một ống nội soi mỏng vào vết cắt nhỏ, ống nội soi này được gắn camera ở đầu để quan sát và loại bỏ được những phần đĩa đệm bị tổn thương.
  • Phẫu thuật mở đĩa đệm: Bác sĩ cắt một vết cắt nhỏ tại vị trí thoát vị (thường ở vùng cổ hoặc lưng).
  • Phẫu thuật hợp nhất cột sống: Sau khi đã loại bỏ phần đĩa đệm hỏng, bác sĩ sẽ hợp nhất hai đốt sống để ổn định cột sống. Sau khi hợp nhất, bệnh nhân có thể vận động bình thường mà không cảm thấy đau nhức hay tê bì.
  • Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo: Bác sĩ sẽ thay thế đĩa đệm hỏng bằng đĩa đệm được chế tạo từ các loại vật liệu y tế chuyên dụng hoặc từ nhựa. Loại đĩa đệm nhân tạo sẽ hỗ trợ ổn định cột sống và phục hồi chức năng vận động, di chuyển.

Ứng dụng Đông y để chữa thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Theo tài liệu Y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm còn được gọi là chứng yêu thống. Tình trạng này xảy ra tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết lưu thông kém, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức cột sống lưng rồi dần dần thoát vị đĩa đệm lan xuống chân.

Một số bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm
Một số bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Các bài thuốc Đông y giúp thuyên giảm tình trạng tê bì bàn chân, đau nhức lưng đồng thời bồi bổ can thận, cải thiện sức khỏe. Một số bài thuốc phổ biến dùng để chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Tần giao, hoàng bá, cỏ xước, cam thảo mỗi vị 9g, ý dĩ 30g, xương truật 12g.
  • Cách thực hiện: Bệnh nhân rửa sạch và sắc với lượng nước vừa đủ khoảng 30 phút.
  • Cách dùng: Chia thành 3 liều lượng, uống sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Hải phong 9g, tục đoạn 9g, phục linh 12g, mộc thông 3g, thục địa 12g, mộ qua, câu kỳ và tục đoạn mỗi vị 9g.
  • Cách thực hiện: Bệnh nhân rửa sạch và sắc các vị thuốc trên trong 30 phút.
  • Cách dùng: Sau khi sắc xong, bạn chia thành nhiều liều uống trong ngày.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: Tang ký sinh 9g, cao ban long 6g, sơn thù 25g, cỏ xước 9g, thục địa 12g, cao quy bản và đỗ trọng mỗi vị 3g.
  • Cách thực hiện: Người bệnh sắc các nguyên liệu trong ấm.
  • Cách dùng: Uống 3 liều mỗi ngày.

Các bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, để áp dụng phương pháp Đông y chữa thoát vị đĩa đệm tê chân hiệu quả, người bệnh nên đến thăm khám thầy thuốc Đông y để được chẩn đoán và bốc thuốc hợp lý. Bên cạnh đó, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay lạm dụng dùng thuốc, sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Dùng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh

Sử dụng thuốc nam là cách hỗ trợ kiểm soát hiện tượng tê bì chân, đau nhức nhanh chóng và hiệu quả. Các nguyên liệu trong các bài thuốc phổ biến và khá dễ tìm. Một số bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà dưới đây bạn có thể tham khảo:

Lá mướp hương:

  • Chuẩn bị: 5g lá mướp hương, muối ăn.
  • Cách thực hiện: Người bệnh lấy khoảng 5g lá mướp hương rửa sạch rồi để ráo. Giã nát hỗn hợp, cho một lượng nhỏ vào hỗn hợp và giã đều.
  • Cách dùng: Chườm hỗn hợp lên vị trí thoát vị đĩa đệm. Áp dụng cách này liên tục 7 ngày để tình trạng tiến triển rõ rệt.

Ngải cứu nhồi ống tre:

  • Chuẩn bị: Lá ngải cứu, lá lốt, rượu trắng
  • Cách thực hiện: Bạn giã nhuyễn lá ngải cứu với lá lốt, một lượng nhỏ rượu trắng. Sau đó, đun nóng hỗn hợp và xoa bóp vào vùng đau nhức.
  • Cách dùng: Chườm hỗn hợp đã chuẩn bị lên vị trí đau để thuốc ngấm vào đó.

Xương rồng rang cám:

  • Chuẩn bị: Bẹ xương rồng, cám gạo, lá chuối.
  • Cách thực hiện: Gọt gai và cắt nhỏ 2-3 bẹ xương rồng, giã nhuyễn với giấm và cám gạo. Rang nóng hỗn hợp và cho vào lá chuối.
  • Cách dùng: Đặt hỗn hợp lên vị trí bị tổn thương.

Các bài thuốc dân gian chỉ có công dụng chữa những trường hợp nhẹ. Người bệnh trường hợp nặng cần bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định cách chữa trị phù hợp.

Lưu ý dành cho bệnh nhân bị tê chân do thoát vị đĩa đệm

Tình trạng thoát vị đĩa đệm đau tê chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt tác động tiêu cực đến khả năng di chuyển và gây hàng loạt biến chứng khôn lường. Để kiểm soát tình trạng này, bệnh cạnh việc uống thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bệnh nhân cần thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày bằng cách bổ sung dưỡng chất đầy đủ cần thiết cho cơ thể như vitamin D, canxi, magie, kali, kẽm,… Bệnh nhân nên tiêu thụ nhiều trái cây, rau xanh, các loại đậu, các loại cá giàu omega 3.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên bỏ thói quen dùng những thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng đến xương khớp như các món nhiều dầu mỡ, chiên nóng, thức ăn nêm quá mặn, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa chất kích thích gây hại sức khỏe.
  • Bạn nên thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khoa học như không được tự ý bỏ bữa ăn, phải ăn đúng bữa, không được ăn qua loa, sơ sài để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Kiểm soát hợp lý cân nặng của cơ thể, đặc biệt tránh để tăng cân béo phì vì sẽ gây áp lực lên xương khớp.
  • Bệnh nhân tuyệt đối không làm việc quá sức, làm việc nặng, bưng vác vật nặng thường xuyên hay đột ngột, ngồi sai tư thế hay ngồi quá lâu.
  • Người bệnh nên giữ tư thế đúng khi đi, đứng, nằm, ngồi và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
  • Đối với phụ nữ, bệnh nhân hạn chế đi giày cao gót, thay vào đó là giày có đế bằng với chất liệu mềm mại để dễ di chuyển hơn.
  • Thường xuyên rèn luyện thể thao, tập yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội để tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể và phục hồi chức năng của xương khớp. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên tập các bộ môn quá nặng, ảnh hưởng đến xương khớp như tập gym, tennis, đá bóng,….

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân phát sinh nhiều triệu chứng và dẫn đến các biến chứng phức tạp nên bệnh nhân không được chủ quan. Các phương pháp và bài thuốc chữa trị trên đều mang tính chất tham khảo, bệnh nhân tránh tự ý thực hiện. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh như đã đề cập ở phần trên, lập tức đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về lâu dài.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

28/01

hôm nay

29/01

Ngày mai

30/01

Ngày kìa

+

Khác