Thoát Vị Đĩa Đệm Chèn Dây Thần Kinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Ngày cập nhật: 22/02/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh được đánh giá là tình trạng khá nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hằng ngày, bệnh nhân phải sống chung với những cơn đau nhức khó chịu, sinh hoạt vì thế mà trở nên khó khăn. Liệu có phương pháp nào giúp hạn chế và chữa trị đĩa đệm chèn dây thần kinh hay không? Chúng tôi sẽ bật mí đến bạn đọc nhé!

Tìm hiểu chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Đĩa đệm gồm bao xơ và nhân nhầy bên trong giúp các đốt xương không bị cọ xát khi chúng ta hoạt động. Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, đồng nghĩa với việc bạn đã mắc chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây đau đớn, tê nhức, khó chịu,… Trong cuộc sống hiện nay, nhóm đối tượng có thể bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh ngày càng mở rộng. 

  • Người lớn tuổi: Nhóm dễ mắc bệnh nhất do quá trình lão hóa khiến đốt sống bị mài mòn, các chất nhờn nuôi dưỡng sụn khớp không thể tự sản sinh. Chức năng đĩa đệm dần suy yếu, bao xơ nứt rách, nhân nhầy tràn ra chèn ép thần kinh.
  • Người lao động nặng: Người làm việc trong môi trường khắc nghiệt, khuân vác nặng quá sức, cột sống bị ảnh hưởng nhiều, gây ra chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh.
  • Làm văn phòng: Dân văn phòng phải ngồi làm việc gần 7 tiếng/ngày khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương. 
  • Thừa cân: Người béo phì dễ bị thoát vị đĩa đệm do áp lực lên cột sống và đĩa đệm quá nhiều khiến chúng dễ bị rách gây ra bệnh.
  • Lạm dụng thuốc lá, chất kích thích, hay lo lắng, thiếu chất cũng có nguy cơ mắc gặp phải tình trạng này. 

Bệnh lý xảy ra ở 2 vị trí là thắt lưng và vùng cổ, trong đó thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ l5 ở thắt lưng chiếm tỷ lệ khá cao.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Lý do dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh đã được nghiên cứu và ghi nhận như sau:

  • Yếu tố bệnh lý: Khi mắc bệnh về xương khớp, nhân nhầy đĩa đệm rất dễ bị ảnh hưởng. 
  • Thoái hoá đĩa đệm: Khi phần đĩa đệm mất nước, bị hư hại, lệch sang bên,…sẽ gây chèn ép thần kinh.
  • Do tuổi tác: Như đã đề cập ở trên, khi càng lớn tuổi, xương khớp và đĩa đệm dần yếu đi, hoạt động không còn linh hoạt, dễ bị tổn thương
  • Công việc: Ngồi quá lâu một tư thế, việc mang vác nặng nhọc khiến cột sống nhanh thoái hóa, tạo nhiều áp lực đến đĩa đệm. 
Ngồi lâu một chỗ gây thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Ngồi lâu một chỗ gây thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
  • Chấn thương trong sinh hoạt: Do tham gia giao thông, khi lao động, bị té ngã, tập thể thao,… sẽ tác động rất lớn đến hệ thống xương khớp và đĩa đệm.
  • Béo phì: Cân nặng quá khổ khiến đĩa đệm và các đốt sống phải chịu nhiều áp lực dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh về sau.
  • Thói quen xấu: Xem điện thoại trong tư thế cúi gập cổ, nghe điện thoại một bên quá lâu, ngồi khom người,…
  • Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cao hơn người khác.

Khi xác định đúng nguyên nhân, việc điều trị cơn đau do thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. 

Dấu hiệu cho thấy đĩa đệm chèn dây thần kinh

Người bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh sẽ không chỉ bị đau tại vùng thoát vị mà còn gặp nhiều vấn đề khác. 

Cảm giác bị tê hoặc như kim châm

Hiện tượng chèn ép dây thần kinh sẽ dẫn đến cảm giác tê nhức. Dây thần kinh có nhiệm vụ truyền tín hiệu nếu bị chèn ép sẽ làm gián đoạn và xuất hiện triệu chứng kim châm. Thông thường, cảm giác chỉ kéo dài từ 3 đến 5 phút ở khu vực nhất định. Nếu bạn bị tê mỏi liên tục, hãy đi kiểm tra sức khỏe ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị hội chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh kịp thời.

Đĩa đệm chèn dây thần kinh gây đau cột sống

Chấn thương do vận động quá sức, sai tư thế,… sẽ là cơ sở gây thoái hoá cột sống. Người bệnh sẽ thấy mức độ đau tăng dần khi vận động, hắt hơi, ho, đặc biệt lúc nửa đêm về sáng. Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ l5, cơn đau và co thắt cơ lưng sẽ hành hạ bệnh nhân. Ngoài ra, vùng hông, một bên mông, thậm chí từ đùi đến bàn chân cũng đau âm ỉ.

Nếu bị thoát vị đĩa đệm đè dây thần kinh cổ, vùng vai gáy sẽ bị ảnh hưởng nhất là khi hoạt động cổ. Sau một thời gian, tình trạng đau sẽ xuống phần hết phần tay, kể cả các ngón tay.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng

Khả năng vận động suy yếu

Thoát vị đĩa đệm khiến khả năng vận động suy giảm đáng kể. Những cơn đau thường xuyên xuất hiện khi vận động gây phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Các cơ dần yếu đi và có biểu hiện giật nhẹ. Khi cầm nắm đồ vật, đôi khi bàn tay sẽ mất cảm giác trong thời gian ngắn và hồi phục lại bình thường.

Dấu hiệu khác

Khi dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh sẽ đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu. Huyết áp bất ổn, tăng giảm thất thường, thính lực và thị lực cũng suy yếu. Đi đứng không vững, dễ vấp ngã, không xác định được phương hướng.

Những biến chứng khi thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. 

Rối loạn khả năng vận động

Bệnh lý này có tác động trực tiếp tới cột sống, kèm theo đó là khả năng vận động. Những cơn đau âm ỉ gần như dọc theo cả thắt lưng rồi các chi khiến bệnh nhân di chuyển khó khăn, chất lượng cuộc sống giảm. Đặc biệt khi lên xuống cầu thang hoặc khom lưng, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau khó chịu. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, nguy cơ teo cơ và mất hẳn khả năng đi lại hoàn toàn có thể xảy ra.

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày
Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

Rối loạn bài tiết (đại tiểu tiện)

Thoát vị đĩa đệm khiến đốt sống bị lệch, gây rối loạn cơ tròn. Người bệnh sẽ gặp phải biến chứng rối loạn đại tiểu tiện. Bệnh nhân mất tự chủ khi có nhu cầu tiểu tiện và đại tiện: bí tiểu, đái dầm, tiểu không chủ đích,… Điều này gây khó chịu, bất tiện cho cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn cảm giác

Bệnh nhân bị mất cảm giác ở những vùng có dây thần kinh bị tổn thương cho thoát vị đĩa đệm chèn thần kinh. Hơn thế nữa, bạn cũng sẽ bị nóng lạnh bất chợt ở các vùng da, tê bì tay chân, cầm nắm đồ vật khó khăn, dễ làm rơi vỡ,…

Có thể thấy, dù không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng bệnh lý này lại mang đến nhiều hậu quả phiền toái cho cuộc sống. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh như thế nào?

Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định tình trạng của bệnh nhân. Căn cứ vào kết quả, bác sĩ chuyên môn sẽ lựa chọn cách chữa trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Áp dụng biện pháp Tây y

Một số loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm dẫn đến chèn dây thần kinh dưới đây có thể hạn chế đau nhức và tê bì:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (Diclofenac, Meloxicam,…): Giảm sưng đau, ngăn ngừa viêm.
  • Thuốc Corticosteroid: Giảm sưng đau, dùng cho mức độ trung bình.
  • Thuốc có tác dụng giảm đau đơn giản: Paracetamol,…

Tuy nhiên, các loại thuốc tây chỉ giảm các triệu chứng bệnh và nếu dùng lâu dài có thể gặp các tác dụng ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày… Vì vậy, bạn phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. 

Tây y và Đông y đều có thể chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Tây y và Đông y đều có thể chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Nhiều người lựa chọn phương pháp cổ truyền từ thuốc Đông y để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm chèn thần kinh vì lành tính và an toàn, tính hiệu quả vẫn đảm bảo.

  • Sử dụng lá lốt, cây trinh nữ và đinh lăng: Chuẩn bị mỗi loại 30g và phơi khô sau khi đã rửa sạch. Sắc nguyên liệu với 1,5 lít nước và uống hàng ngày. Duy trì 7 ngày để phát huy kết quả.
  • Bài thuốc từ cỏ xước, dền gai và lá lốt: Rửa sạch nguyên liệu và phơi khô 30g mỗi loại thảo dược trên. Đem nguyên liệu sắc và sử dụng trong ngày. 
  • Chữa thoát vị đĩa đệm với thiên niên kiện: Thiên niên kiện vị đắng, cay giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Bạn chọn cây thiên niên kiện già, to rửa sạch và sấy hoặc phơi cho khô. Lấy khoảng 10 – 12g nguyên liệu sắc nước hoặc mài với rượu uống 2 lần/ngày. Người bệnh duy trì 1 tháng để cải thiện dần chứng bệnh.

Mẹo dân gian trị thoát vị đĩa đệm chèn thần kinh

Ông bà ta từ xa xưa có rất nhiều cách dân gian chữa thoát vị đĩa đệm được đúc kết và truyền tai nhau. Bạn có thể áp dụng những mẹo sau để cải thiện bệnh lý mức độ nhẹ tại nhà.

  • Hạt của quả đu đủ xanh: Rửa sạch và gọt vỏ quả đu đủ, cắt bỏ phần đầu. Đổ rượu trắng vào trong ruột, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Dùng rượu hạt đu đủ xoa bóp vùng thoát vị giúp giảm đau nhức nhanh chóng. 
  • Cây chuối hột: Ngâm chuối hột vào rượu trắng. Mỗi ngày dùng rượu xoa bóp để cảm nhận hiệu quả chữa trị.
  • Cây mật gấu: Xay lá mật gấu, lọc lấy nước và hòa cùng bia để uống sau bữa ăn. Chỉ sau khoảng 10 ngày người bệnh sẽ thấy được kết quả.
Hạt đu đủ có thể trị thoát vị đĩa đệm dạng nhẹ
Hạt đu đủ có thể trị thoát vị đĩa đệm dạng nhẹ

Phương pháp vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc nạp vào cơ thể để điều trị triệu chứng của thoát vị đĩa đệm chèn thần kinh, các bác sĩ có thể khuyên bạn áp dụng vật lý trị liệu. Cách này có tên gọi khác là điều trị không cần thuốc.

Sử dụng nhiệt: Chườm nóng hoặc lạnh sẽ có khả năng giảm thiểu sưng viêm cho bệnh nhân. Sử dụng đá lạnh 3-4 lần/ ngày, khoảng 15 phút/lần nhằm giảm sưng. Tiếp theo, thực hiện chườm nóng khoảng 45 đến 60 phút. Dội nước ấm vào dây thần kinh cũng giúp thả lỏng cơ và tăng lưu thông máu

Xoa bóp bấm huyệt: Tạo áp lực lên các huyệt đạo, dây thần kinh giúp giải phóng lực căng, thả lỏng cơ bắp và giảm đau. 

Xoa bóp bấm huyệt giúp bạn thoát khỏi thoát vị đĩa đệm
Xoa bóp bấm huyệt giúp bạn thoát khỏi thoát vị đĩa đệm

Châm cứu: Đây là phương thức được nhiều người lựa chọn vì khả năng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Cách này cần thực hành chuẩn xác, tránh sai lệch vì sẽ khiến bệnh nặng hơn. Kim châm cứu cần đảm bảo được khử trùng nhằm tránh mắc một số bệnh truyền nhiễm.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh hiệu quả

Bệnh đĩa đệm chèn dây thần kinh đang có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, bạn cần có những cách bảo vệ bản thân nhằm ngăn ngừa bệnh lý này.

  • Vận động cơ thể: Rèn luyện thể thao 30 phút mỗi ngày giúp xương khớp linh hoạt hơn.
  • Chú ý chế độ ăn uống: Tăng cường kali có trong: chuối, cam, hạt các loại,…Bổ sung canxi từ sữa, cải xoăn, cải bó xôi… Hạn chế dầu mỡ, đồ chế biến sẵn,…
  • Tránh chất kích thích
  • Không nên ngồi quá lâu một tư thế, điều chỉnh tư thế ngồi làm việc.
  • Kiểm soát cân nặng vì có thể chèn ép dây thần kinh.

Bài viết trên đã bật mí đầy đủ những thông tin về thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đến bạn đọc. Bạn cần hiểu rõ về bệnh lý nhằm có hướng điều trị phù hợp cũng như bảo vệ bản thân trở thành người bệnh. Vì cuộc sống khỏe mạnh, đừng lơ là các dấu hiệu bạn nhé!

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

06/12

hôm nay

07/12

Ngày mai

08/12

Ngày kìa

+

Khác