Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Tế Bào Gốc Là Gì? Ưu Nhược Điểm
Trong những năm gần đây, phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc đang được chuyên gia đánh giá cao nhờ hiệu quả trị bệnh tốt và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống. Cụ thể sử dụng tế bào gốc chữa thoát vị đĩa đệm là gì? Ưu nhược điểm thế nào? Quy trình ra sao? Dưới đây là giải đáp từ chuyên gia Đông Phương Y Pháp.
Tìm hiểu chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ nứt rách khiến đĩa đệm lệch hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu, lúc này phần nhân nhầy bên trong bị thoát hẳn ra ngoài, chèn ép các dây thần kinh và tủy sống khu vực gần đó. Hiện nay, Y học hiện đại đã nghiên cứu và đưa tế bào gốc chữa thoát vị đĩa đệm.
Tìm hiểu về tế bào gốc
Tế bào gốc là những tế bào ban đầu của cơ thể, có khả năng biến đổi trở thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể như tế bào xương, tế bào sụn, tế bào mỡ hay các mô tế bào thần kinh, gan, thận, tụy,…
Nếu tế bào hoặc mô nào đó trong cơ thể tổn thương, tế bào gốc sẽ di chuyển tới, tiến hành tạo ra mô mới và thay thế tế bào bị hư hại. Đặc biệt, tế bào gốc có khả năng tự phân chia và nhân đôi khi được nuôi cấy trong môi trường phù hợp.
Vậy nên, tế bào gốc thường được sử dụng để cấy ghép vào các khu vực bị thương để tăng tốc độ phục hồi.
Chữa thoái hóa khớp bằng tế bào gốc là phương pháp gì?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là phương pháp tiêm trực tiếp tế bào gốc đã được xử lý vào mô xương sụn tổn thương, chúng sẽ nhanh chóng biệt hóa thành tế bào sụn, giúp tái tạo phần bao xơ bị rách và phục hồi cấu trúc của đĩa đệm như ban đầu.
Để điều trị thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng 1 trong 2 loại tế bào gốc sau đây:
- Tế bào gốc tự thân: Dùng tế bào gốc của người bệnh. Các tế bào gốc này thường được thu thập từ mô xương, máu hoặc mỡ. Các tế bào này được mang đi xử lý, nuôi cấy tăng số lượng rồi với tiêm lại vào đĩa đệm. Phương pháp này sẽ giảm thiểu nguy cơ đào thải sau cấy ghép.
- Tế bào gốc đồng loài: Lấy tế bào gốc từ người thân của bệnh nhân hoặc người hiến tặng tương thích. Tế bào này cũng sẽ được đưa đi xử lý và nuôi cấy trước khi tiêm vào cơ thể người bệnh. Chuyên gia cho biết, phương pháp này đòi hỏi xét nghiệm kỹ về mức độ tương đồng giữa người nhận và người hiện để tránh phản ứng đào thải.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc hiệu quả tốt không?
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc được đánh giá mang lại hiệu quả tốt, cụ thể như sau:
- Tái tạo lượng nhân nhầy thoát ra ngoài đĩa đệm, sản sinh những tế bào mới thay thế các mô mất đi giúp phục hồi cấu trúc và chức năng địa đệm từ 80 – 95%.
- Tế bào gốc có tác dụng chống viêm, giải phóng cytokine và các protein cần thiết khác giúp giảm đau nhức, sưng tấy do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Kích thích tái tạo tế bào máy và đưa oxy nuôi dưỡng tế bào sụn khớp.
Thông thường, đĩa đệm sẽ phục hồi hoàn toàn sau 1 – 2 tháng điều trị. Nếu người bệnh thực hiện nghiêm ngặt những hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sẽ đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh.
Chỉ định và chống chỉ định chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Những trường hợp được chỉ định và chống chỉ định sử dụng tế bào gốc chữa thoát vị đĩa đệm như sau:
Chỉ định thực hiện:
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gây đau mỏi lưng, không thể ngồi lâu.
- Đĩa đệm lồi khiến dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép tổn thương nghiêm trọng.
- Các chất nhầy ở đĩa đệm tràn ra ngoài và kích thích dây thần kinh.
Chống chỉ định:
- Người bị thoát vị đĩa đệm có dây thần kinh xoắn vặn không thể dẫn truyền tín hiệu.
- Có bệnh nền huyết áp cao hoặc tiểu đường sẽ dễ xuất hiện biến chứng hoặc nhiễm trùng sau khi tiêm tế bào gốc.
Ưu – nhược điểm của phương pháp dùng tế bào gốc trị bệnh
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Hiệu quả nhanh: Tiêm tế bào gốc trực tiếp vào vùng thoát vị đĩa đệm nên tốc độ phục hồi nhanh hơn so với các phương pháp khác.
- Ít xâm lấn: Phương pháp ít xâm lấn nên hầu như không gây đau đớn và không để lại sẹo cho người bệnh trong quá trình trị bệnh.
- Phù hợp nhiều đối tượng: Có thể điều trị cho nhiều đối tượng người bệnh, kể cả người cao tuổi.
- Hạn chế biến chứng: Do sử dụng tế bào gốc có độ tương thích cao nên hầu như không gây dị ứng hay các biến chứng nguy hiểm.
- Thời gian điều trị ngắn: Cả quá trình tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm chỉ trong vòng 60 phút, sau đó người bệnh có thể xuất viện ngay mà không cần nằm viện chăm sóc phục hồi.
Nhược điểm:
- Có thể bị đào thải: Nhiều trường hợp vẫn xảy ra tình trạng đào thải do không tương thích với tế bào gốc ngoại sinh, nguyên nhân thường liên quan đến hệ thống miễn dịch.
- Chi phí cao: Trung bình chi phí 1 ca điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc dao động khoảng 40 triệu.
- Có thể tái phát: Phương pháp này không đảm bảo khỏi vĩnh viễn, nếu chăm sóc không đúng cách, bệnh có thể tái phát sau khoảng 3 – 4 năm.
- Hiệu quả phụ thuộc độ tuổi: Với những người bệnh lớn tuổi, hiệu quả điều trị sẽ không cao bằng người bệnh trong khoảng 20 – 30 tuổi.
- Ít đơn vị y tế thực hiện: Cho đến nay, đây vẫn là phương pháp chữa bệnh mới, đòi hỏi bác sĩ có trình độ cao và hệ thống máy móc hỗ trợ hiện đại. Do đó, hiện nay vẫn chưa có nhiều đơn vị y tế đủ điều kiện thực hiện.
Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc được thực hiện với các bước như sau:
Bước 1: Khám sức khỏe
- Người bệnh được chỉ định các cuộc kiểm tra sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện tiếp nhận phương pháp điều trị bằng tế bào gốc.
- Bác sĩ cung cấp thông tin cụ thể về phác đồ chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc cho người bệnh.
Bước 2: Lấy tế bào gốc và nuôi cấy
- Tiến hành lấy tế bào gốc từ cơ thể người bệnh (hoặc người hiến tặng tương thích) bằng cách gây tê hông, chèn một kim nhỏ vào xương hông và hút một phần tủy xương. Ngoài ra, tế bào gốc có thể lấy từ các bộ phận khác như bụng.
- Tế bào gốc được đưa đi xử lý tách chiết thành tế bào gốc trung mô bào gốc tạo máu, sau đó nuôi cấy trong khoảng 1 tuần.
Bước 3: Tiêm tế bào gốc
Sau khi đã nuôi cấy đủ lượng tế bào gốc cần thiết để đưa vào đĩa đệm, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tế bào này vào cơ thể như sau:
- Bác sĩ dùng kim chuyên dụng đưa tế bào gốc trực tiếp vào đĩa đệm đang bị tổn thương.
- Thời gian thực hiện tiêm tế bào gốc khoảng 60 phút, sau đó người bệnh có thể xuất viện ngay.
Bước 4: Kích thích tế bào gốc tăng trưởng (tùy từng trường hợp)
Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định kích thích tế bào gốc tăng trưởng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Thực hiện bằng cách lấy máu đưa vào máy ly tâm để để chiết xuất dưới dạng huyết tương PRP rồi đưa lại vào cơ thể.
Sau 3 tuần điều trị, người bệnh có thể có cảm giác đau nhức dữ dội lại vị trí tiêm, tuy nhiên triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần trong vòng 3 tháng sau đó.
Chăm sóc sau khi tiêm tế bào gốc trị bệnh
Để đảm bảo hiệu quả và tốc độ phục hồi đĩa đệm, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe kỹ càng sau khi tiêm tế bào gốc.
- Sau khi tiêm, người bệnh cần nghỉ ngơi trong khoảng 1 – 2 ngày để ổn định sức khỏe.
- Do tiêm dưới lưng nên bác sĩ khuyến nghị người bệnh ưu tiên nằm nệm hoặc kê gối mềm để giảm đau.
- Tuyệt đối không bôi bất cứ loại kem hay thuốc bôi gì lên vết tiêm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Trong thời gian này, không nên vận động mạnh, bê vác đồ nặng hoặc vận động đổ mồ hôi lưng.
- Theo dõi sát sao vết tiêm, nếu thấy các dấu hiệu như sưng viêm kèm sốt cao cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.
- Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích thích sưng viêm như gạo nếp, thịt gà, thịt bò, rau muống,…
- Người bệnh cần tái khám theo đúng lịch đã được bác sĩ chỉ định.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả tốt và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, cần đảm bảo thăm khám kỹ càng và lựa chọn đơn vị thực hiện uy tín.
Xem Thêm:
- 8 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Cây Xương Rồng Dễ Thực Hiện
- Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Lưu Ý Nên Biết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.