Cập Nhật Phác Đồ Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Mới Nhất (Bộ Y Tế)

Ngày cập nhật: 21/02/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng
Đánh giá bài viết

Lựa chọn phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp, giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tốt và sớm thoát khỏi cảnh đau đớn. Tùy theo mức độ thoát vị của đĩa đệm nặng nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị nội khoa – ngoại khoa thích hợp. Bệnh nhân cần phối hợp và tuân thủ thực hiện theo đúng chỉ định để quá trình điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh minh họa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh cần cấp cứu y tế ngay lập tức, nên người bệnh thường sẽ chủ quan và bỏ qua thời điểm vàng để chữa bệnh khỏi dễ dàng. Cho đến khi bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm (hội chứng cauda equina, rối loạn cảm giác, teo cơ, yếu liệt, tàn phế vĩnh viễn, mất kiểm soát ruột và bàng quang…) mới bắt đầu tìm đến bác sĩ, khi này việc điều trị trở nên khó khăn, dai dẳng và mất thời gian.

Thêm vào đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm thường có xu hướng tìm đến các biện pháp chữa bằng mẹo dân gian khi chưa được chẩn đoán bệnh chính xác. Trong khi cách đó không phải là giải pháp toàn diện, không thể thay thế được phương pháp đặc trị. Vậy nên, đa phần bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đều ở giai đoạn nặng, có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm mới bắt đầu chữa bệnh.

Chẩn đoán xây dựng phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm

Dựa theo kết quả chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ có cơ sở để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho người bệnh. Khi đó việc điều trị sẽ hiệu quả hơn và đảm bảo an toàn trong quá trình chữa bệnh. 

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào biểu hiện, tình trạng thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân để chỉ định biện pháp chẩn đoán phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán thường được bác sĩ giỏi áp dụng.

Thăm khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ hỏi han, thăm khám để tìm ra nguyên nhân, vấn đề người bệnh đang gặp phải do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.

  • Kiểm tra tiền sử mắc bệnh, chế độ cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh
  • Tìm hiểu, tổng hợp các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải.
  • Xác định thời điểm khởi phát và mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu bệnh
  • Thực hiện một số biện pháp thử nghiệm theo y khoa: Chân giao nhau, chân thẳng, cảm giác, phản xạ thần kinh, vận động cột sống và khả năng đi bộ để đánh giá chức năng vận động…
  • Kiểm tra, thử nghiệm cảm giác tại một số khu vực quanh trực tràng vì đây là phần  chịu nhiều ảnh hưởng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Sau khi khám lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định biện phán chẩn đoán
Sau khi khám lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định biện phán chẩn đoán

Các xét nghiệm cần thiết:

Sau khi đã có đủ thông tin về bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện thêm một số biện pháp sau:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp xác định được vị trí đĩa đệm bị thoát vị đang chịu tổn thương đồng thời bác sĩ sẽ nắm được mức độ thoát vị và biến chứng của nó tới dây thần kinh.
  • Chụp CT scan: Hình ảnh sẽ được chụp lại, giúp bác sĩ quan sát được mặt cắt ngang của cột sống và xác định được sự bất thường trong cấu trúc xung quanh.
  • Myelogram: Một chất nhuộm màu sẽ được bơm trực tiếp vào trong dịch tủy sống của bệnh nhân, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ đánh giá được áp lực tác động lên cột sống và xác định chính xác khu vực bị thoát vị đĩa đệm.
  • Chụp X-quang: Bác sĩ sẽ chẩn đoán, phân biệt tình trạng bệnh: như gãy xương, có khối u ở cột sống, viêm cột sống,… do bệnh thoát vị gây ra.

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm Tây y theo Bộ y tế

Sau khi có kết quả chẩn đoán về mức độ nghiêm trọng, triệu chứng liên quan đến bệnh, bác sĩ chuyên gia sẽ giải thích, tư vấn bệnh tình đồng thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Dưới đây sẽ là phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm Bộ y tế mới cập nhật.

Phác đồ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng nội khoa

Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy thuyên giảm bệnh sau khi trải qua điều trị bảo tồn khoảng 1-2 tháng tùy vào cơ địa, thể trạng mỗi người. 

Thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc là biện pháp phổ biến, được chỉ định ở hầu hết người bệnh. Bác sĩ thường sẽ kết hợp giữa nhiều loại tân dược để cải thiện bệnh nhân chóng hơn, dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng:

Sử dụng thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm cần thận trọng
Sử dụng thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm cần thận trọng
  • Thuốc giảm đau: Aspirin, Naproxen, Ibuprofen,… (sử dụng sai cách hoặc lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận, hệ tiêu hóa).
  • Thuốc giãn cơ: Valium, Flexeril… giảm đau và chống co cứng cơ khá tốt.
  • Thuốc chứa opiat: Codeine, hydrocodone và dùng kèm với acetaminophen… (dùng nhiều sẽ gây nghiện và một số tác dụng phụ nguy hiểm khác).
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin (Neurontin)… thuốc chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp với bệnh nhân bị chèn ép, đau dây thần kinh.
  • Thuốc Corticoid (tiêm): là thuốc ức chế phản ứng viêm ở khu vực đĩa đệm bị tổn thương.

Các phương pháp điều trị thay thế thuốc:

Ngoài thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần thuốc như:

  • Nghỉ ngơi: Mỗi khi có đợt bị đau nặng, bệnh nhân có thể nằm nghỉ ngơi tại chỗ nhưng không nên kéo dài quá 2 ngày vì sẽ khiến cho khí huyết kém lưu thông và gây mất trương lực cơ.
  • Chườm nóng, chườm lạnh khi vùng đĩa đệm thoát vị bị đau kèm theo biểu hiện sưng, viêm.
  • Massage: Khi thực hiện động tác xoa bóp đúng cách, bệnh nhân có thể cải thiện được đáng kể cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Tập yoga: Đơn giản nhất, bệnh nhân có thể thực hiện động tác tập yoga kết hợp hít thở sâu, cũng đã phần nào giúp tinh thần thư giãn, giải phóng áp lực cho dây thần kinh và cột sống từ đó thuyên giảm bệnh hiệu quả.
  • Thay đổi hoạt động: Nên làm việc vừa sức, không vận động hay làm việc quá nặng nhọc và dành thời gian để tập thể dục, vận động để cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả…
  • Vật lý trị liệu YCHT: giúp giảm đau lưng, giãn cơ, kích thích lưu thông máu và đặc biệt là cải thiện chức năng vận động của người bệnh. Một số biện pháp phổ biến như: Châm cứu, cấy chỉ, thủy châm, điện châm, cứu ngải… Bệnh nhân nên tìm đến cơ sở tập trung lĩnh vực vật lý trị liệu YHCT uy tín, chất lượng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Tiêu biểu bệnh nhân có thể lựa chọn Trung tâm Đông phương Y pháp.
Quy trình châm cứu thoát vị đĩa đệm được thực hiện chuyên nghiệp
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm rất phổ biến

Nếu đáp ứng tốt với phác đồ trên, triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm sau 4 – 6 tuần áp dụng, tuy nhiên sau đó người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát bệnh nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngoại khoa

Sau khi kết thúc phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nội khoa không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định mổ để giải phóng áp lực chèn ép, đưa khối thoát vị trở về vị trí ban đầu, nghiêm trọng hơn sẽ thay thế đĩa đệm nhân tạo. Biện pháp này có thể gây ra những biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe nên chỉ chỉ định cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng. Một số phương pháp mổ được áp dụng phổ biến như: 

  • Phẫu thuật truyền thống (mổ hở): Bác sĩ phẫu thuật chính sẽ tiến hành rạch một vết mổ bên ngoài da tại vị trí thuận tiện để tiếp cận với vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Đồng thời sửa chữa tổn thương bên trong.
  • Mổ nội soi: Phẫu thuật bằng nội soi sẽ giúp bác sĩ xử lý khối thoát vị mà không cần phải mổ hở. Cụ thể là camera sẽ gắn trong ống nội soi để truyền hình ảnh để bác sĩ theo dõi và thực hiện. So với phương pháp trên thì mổ nội soi an toàn, ít gây biến chứng và có tốc độ phục hồi tốt hơn.
  • Phẫu thuật giảm áp đĩa đệm qua da: Bác sĩ sử dụng tia laser hoặc sóng cao tần để đốt cháy một phần đĩa đệm, từ đó giúp cải thiện khả năng vận động và bệnh nhân sẽ giảm đau đớn do chèn ép hơn.

Bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện, thể trạng của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm, hy vọng đã giúp bạn tìm ra được phương pháp chữa bệnh phù hợp với mình và sớm thoát khỏi cảnh đau đớn do bệnh tật!

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác