Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì ?
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và Kiêng ăn gì khi chữa trị bệnh? Chế độ ăn uống ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của các liệu pháp điều trị. Bệnh nhân tìm hiểu thông tin tại bài viết này để có chế độ ăn uống phù hợp.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Để các cơ xương khớp được phục hồi nhanh chóng, việc cung cấp các chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Các dưỡng chất đóng vai trò nuôi dưỡng các mô tế bào, đẩy nhanh quá trình tự tái tạo vùng bị thoát vị.
Thực phẩm giàu dưỡng chất Glucosamine
Glucosamine thuộc nhóm Glucose, theo kết quả nghiên cứu, hoạt chất này có công dụng làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm tốt hơn các loại Glucose khác.
Bệnh nhân thoát bị đĩa đệm có thể bổ sung Glucosamine ở các loại hản sản như tôm, cua, mực,…. và một số loại động vật giáp xác.
Mặc dù là thuộc nhóm đường nhưng hoạt chất không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ insulin của cơ thể, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể bổ sung nhóm chất này.
Thực phẩm nhóm vitamin C
Vitamin C chứa chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm, đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa. Đặc biệt, vitamin C đóng vai trò quan trọng để cơ thể sản sinh collagen, thành phần quan trọng để tái tạo và phục hồi đĩa đệm bị tổn thương.
Dưỡng chất này được tìm thấy nhiều trong:
- Các loại trái cây như bưởi, cam, chanh, kiwi, đu đủ, vải thiều,…
- Một số rau xanh như bông cải xanh, mùi tây, cải bó xôi, cải xoăn, cải Brussels,…..
Vitamin A cải thiện hoạt động của đĩa đệm và mô xương khớp
Bên cạnh khả năng làm sáng mắt, tăng cường thị lực, thực phẩm vitamin A còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào sụn khớp và nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống.
Tính dẻo dai, linh hoạt trong cơ xương khớp là rất cần thiết để đẩy lùi nhanh căn nguyên căn bệnh thoát vị. Vì vậy, vitamin A rất cần thiết bổ sung để xương và sụn được khỏe mạnh.
- Các nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A như thịt bò, bí đỏ, sữa, cà rốt, khoai lang,…
- Bệnh nhân lưu ý không dung nạp vào cơ thể quá 2000mg vitamin A mỗi ngày vì sẽ có nguy cơ cao bị gãy xương.
Thực phẩm cung cấp Omega-3
Để giải đáp, bệnh nhân có thể ăn các loại cá nước lạnh như cá ngừ, các thu hay cá hồi và một số loại hạt như hạt hạnh nhân, quả óc chó, macca,….. Nguồn Omega-3 dồi dào trong các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm các cơn đau nhức hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tìm một số loại thực phẩm chức năng đặc trị cung cấp omega-3 cho cơ thể. Lưu ý, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Canxi hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp
Đĩa đệm không được cấu tạo từ canxi, tuy nhiên khi đĩa đệm bị tổn thương, xương cũng bị ảnh hưởng. Canxi sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt, tăng khả năng tự phục hồi cho xương cột sống. Từ đó giảm áp lực chèn ép lên đĩa đệm, cải thiện được tình trạng bệnh.
Bệnh nhân của các giai đoạn thoát vị đĩa đệm đều có thể bổ sung canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa như bơ, sữa chua, phô mai hoặc một số loại rau như súp lơ, cải xoăn,…
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để cung cấp chất xơ cho cơ thể
Chất xơ có khả năng làm sạch hệ tiêu hóa và kiểm soát trọng lượng cho cơ thể. Khi cung cấp nhiều chất xơ, cơ thể sẽ có cảm giác no nhanh hơn, tránh được hiện tượng ăn quá no gây chèn ép lên phần thắt lưng và đĩa đệm.
Một số thực phẩm giàu chất xơ như đậu lăng, đậu bầu dục, đậu hà lan, đậu xanh, yến mạch, atiso, bông cải xanh, cà rốt,….
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên bồi bổ, người bệnh thoát vị cũng cần lưu ý một số món nên kiêng kị. Một số thực phẩm sau đây người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh xa để hạn chế những kích hoạt phản ứng viêm khiến các cơn đau xương khớp tiến triển trầm trọng.
Tránh xa ngũ cốc tinh chế
Thực phẩm chứa lượng lớn tinh bột làm tăng nguy cơ viêm cơ khớp và đột biến insulin. Người bệnh hạn chế các loại thực phẩm như bánh mì trắng, pizza,….
Thay vào đó, bạn đọc có thể thay thế bằng nguyên hạt, thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt,… Hương vị không kém ngũ cốc tinh chế lại đảm bảo được sức khỏe.
Đường tinh chế
Khi cơ thể nạp lượng lớn đường vượt quá mức dung nạp của cơ thể, vùng bị đĩa đệm sẽ càng sưng lên trầm trọng. Tình huống này, cân nặng cũng bị ảnh hưởng, việc tăng cân nặng không kiểm soát sẽ làm tăng áp lực chèn ép lên vừng đĩa đệm.
Lâu dài khiến vùng vị thường trầm trọng hơn và quá trình điều trị cũng khó khăn hơn, thời gian lành bệnh kéo dài. Vì vậy, các loại bánh kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,… được điều chế từ đường tinh chế cần tránh xa.
Thực phẩm được chế biến sẵn với nhiều hóa chất
Thoát vị đĩa đệm kiêng gì trong quá trình điều trị bệnh? Hãy kiêng các thực phẩm được chế biến sẵn, đóng hộp với các thành phần hương liệu tăng mùi vị.
Mặc dù tiện lợi và đôi khi có hương vị hấp dẫn nhưng nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh và biến chứng sang các bệnh lý khác là rất cao. Chế độ ăn uống của người thoát vị đĩa đệm đề cao các thực phẩm và gia vị thiên nhiên.
Hạn chế thịt đỏ
Mặc dù thịt đỏ cung cấp dồi dào nguồn protein cho cơ thể nhưng vì thực phẩm này chứa Neu5gv, hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ gây phản ứng viêm. Vùng bị thoát vị sẽ tiến triển nặng hơn nếu bệnh nhân dung nạp quá thường xuyên.
Bệnh nhân chỉ nên ăn thịt đỏ mỗi tuần một lần, không dùng mỗi ngày vì sẽ vượt mức dung nạp của cơ thể.
Các loại thực phẩm chứa hợp chất fructose và purin
Các loại nội tạng động vật như lòng, phổi, phèo, ruột,… và cà muối không phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Bời các loại thực phẩm này có chứa hoạt chất fructose và purin tương tự như thịt đỏ, chúng có khả năng kích thích phản ứng viêm, sưng làm giảm hiệu quả điều trị của các liệu pháp.
Bệnh nhân thoát vị lưu ý thêm một số món ăn nên kiêng khác
Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì? Ngoài những thực phẩm kể trên, các loại thức ăn cay nóng cũng gây đau nhức nặng đối với các cơ xương khớp khi bị tổn thương. Khi tiêu thụ thời gian dài, canxi sẽ bị suy giảm đáng kể, gia tăng mức độ viêm nhiễm ảnh hưởng đến cơ thế tự phục hồi và tái tạo của xương khớp.
Hơn thế nữa, các chất kích thích đặc biệt là rượu bia cần được tránh xa hoàn toàn đến người bị thoát vị. Tình trạng loãng xương, nhức mỏi, đau cột sống,…. sẽ rất khó điều trị khi các chất kích thích ảnh hưởng đến các liệu pháp điều trị.
Lưu ý trong chế độ ăn uống của người thoát vị đĩa đệm
Các thực phẩm mà người thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng gì đã được giải đáp với thông tin trên. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số điều sau trong quá trình bổ và kiêng cữ các loại thực phẩm:
- Duy trì giờ giấc ăn uống khoa học, ăn đúng bữa, tránh ăn quá no hoặc quá ít. Hạn chế bỏ bữa, ăn dồn vào các bữa sau. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến các tác dụng điều trị của thuốc khi uống trước hoặc sau bữa ăn.
- Ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm sống hoặc chế biến chưa chín.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng vì thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân không giống nhau.
- Một st loại thực phẩm tốt cho bệnh thoát vị đĩa đệm kể trên có thể sẽ không phù hợp với người bệnh vì cơ thể bị dị ứng. Vì vậy người bệnh nên tránh tiêu thụ những loại thức ăn này.
- Kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, rèn luyện thân thể thường xuyên, luyện tập các bài vận động nhẹ như đi bộ, yoga, thiền,….
Biết rõ các thông tin thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì sẽ rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Bệnh nhân có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với mình.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.