Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh xương khớp thường gặp phải trong độ tuổi từ 35-55. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh sẽ giúp chúng ta chủ động phòng ngừa cũng như lựa chọn được được phương pháp điều trị phù hợp trong trường hợp không may mắc phải bệnh lý này.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?
L4 L5 là 2 đốt sống nằm ở vị trí thấp nhất trên cột sống thắt lưng, chịu nhiều áp lực nâng đỡ phần thân trên nên dễ bị ảnh hưởng nhất khi có bất cứ tác động nào lên cột sống.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống L4, L5 của thắt lưng bị thoát ra bên ngoài theo vết nứt rách của bao xơ, chèn ép vào ống sống hoặc các dây thần kinh sống gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
Đây là bệnh lý xương khớp phổ biến, thường gặp phải nhất ở các đối tượng sau:
- Người trong độ tuổi từ 35-55 mắc bệnh do hệ quả của quá trình lão hóa.
- Người làm các công việc đặc thù cần ngồi nhiều hoặc mang vác nặng thường xuyên như dân văn phòng, công nhân, phụ hồ…
- Người có người trong gia đình bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị thừa cân, béo phì dễ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng do cột sống phải nâng đỡ tải trọng cao hơn nhiều so với thông thường.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5
Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình dưới đây:
- Các cơn đau tại vị trí thắt lưng: các cơn đau cấp tính và mạn tính có thể diễn tiến âm ỉ hoặc bộc phát dữ dội khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi di chuyển hoặc thậm chí không thể cử động.
- Đau hông, đùi, chân: đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây ra các cơn đau lan tỏa từ vùng thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân tới các ngón chân.
- Tê bì, châm chích, ngứa ran: bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường có cảm giác như bị điện giật hoặc ngứa ran từ phần thắt lưng trở xuống, kèm triệu chứng tê bì ở mông và chân.
- Suy giảm khả năng vận động: ngoài gây ra các cơn đau nhức, thoát vị đĩa đệm còn làm ảnh hưởng tới chức năng cơ bắp, khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, làm việc và dễ bị vấp ngã khi di chuyển.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Ngoài yếu tố di truyền, thoát vị đĩa đệm là hệ quả của quá trình thoái hóa, thói quen sinh hoạt xấu hoặc do sang chấn gây nên. Cụ thể như sau:
- Do bẩm sinh, di truyền: người mắc các bệnh lý cột sống bẩm sinh như vẹo cột sống, gù cột sống, gai cột sống… rất dễ gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, bệnh cũng có thể di truyền giữa các thành viên trong gia đình.
- Do đứng hoặc ngồi nhiều: đứng hoặc ngồi quá lâu khiến cột sống thắt lưng bị chèn ép liên tục trong thời gian dài, dẫn tới dễ bị tổn thương và thoái hóa.
- Do vận động sai tư thế: thói quen ngồi, nằm hoặc nâng đỡ vật nặng không đúng tư thế đều gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cột sống và làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
- Do chấn thương: các chấn thương xảy ra trong quá trình sinh hoạt, lao động, tập thể thao hoặc do tai nạn có thể là nguyên nhân khiến bao xơ bị nứt rách khiến đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí bình thường.
- Do tuổi tác: thoái hóa xương khớp là hiện tượng tất yếu xảy ra khi tuổi tác tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các đĩa đệm bị bào mòn, mất nước và thoát vị. Đặc biệt là vị trí đĩa đệm L4 L5.
Bên cạnh các nguyên nhân chính kể trên, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, tình trạng thừa cân hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích… cũng là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm L4 L5.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 dù không đe dọa tới tính mạng nhưng vẫn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà đặc biệt là chức năng vận động của người bệnh. Các biến chứng nguy hiểm mà bệnh lý này có thể gây ra bao gồm:
- Đau rễ thần kinh: nhân nhầy thoát ra ngoài và đĩa đệm phồng lên chèn ép vào các dây thần kinh gây ra các cơn đau rễ điển hình. Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng đau rễ thần kinh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và có thể tái phát nhiều lần.
- Rối loạn cảm giác: là hệ quả xảy ra khi các rễ thần kinh bị tổn thương do bị chèn ép lâu ngày.
- Rối loạn bài tiết: tổn thương dây thần kinh do đĩa đệm thoát vị cũng có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiểu tiện và đi ngoài không kiểm soát.
- Rối loạn chức năng vận động hoặc bại liệt: thoát vị đĩa đệm L4 L5 nếu không được điều trị kịp thời mà duy trì dai dẳng sẽ dẫn tới suy giảm chức năng vận động và thậm chí gây bại liệt.
Biện pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh nhân bị đau nhức cột sống thắt lưng trước hết sẽ được thăm khám lâm sàng, sau đó thực hiện chụp chiếu theo chỉ định nhằm cung cấp đủ tư liệu cần thiết để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ quan sát và khai thác thông tin về các triệu chứng lâm sàng từ người bệnh, ngoài ra có thể thực hiện thêm một vài nghiệm pháp đơn giản để kiểm tra. Ví dụ:
- Hội chứng cột sống sẽ biểu hiện với các triệu chứng như lệch vẹo cột sống, co cứng cơ cạnh cột sống, có điểm đau cột sống, tầm vận động giảm, chỉ số Schober giảm dưới 13/10.
- Hội chứng rễ thần kinh biểu hiện bằng dấu hiệu “bấm chuông” dương tính, có điểm đau cạnh sống, điểm đau Valleix dương tính, nghiệm pháp Lasègue dương tính.
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh là biện pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán các bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. 3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông dụng nhất hiện nay bao gồm:
- Chụp X-quang: đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi tại hầu hết các cơ sở y tế. Chụp X-quang giúp xác định được vị trí thoát vị cùng các tổn thương khác như trượt đốt sống, lệch vẹo cột sống, mất vững cột sống…
- Chụp cắt lớp vi tính CT: là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại hơn, cho kết quả sắc nét hơn so với chụp X-quang. Chụp CT giúp xác định vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm L4 L5.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: cho hình ảnh chi tiết và sắc nét nhất trong 3 kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Chụp MRI có khả năng xác định được vị trí và tần số thoát vị.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh xương khớp có thể điều trị hiệu quả bằng cả Đông y và Tây y. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn hướng điều trị nào cần dựa trên tình trạng bệnh lý và nhu cầu cá nhân của từng người bệnh.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng thuốc Tây
Trong hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân trước tiên sẽ được chỉ định điều trị nội khoa để cải thiện. Các loại thuốc có thể được kê đơn bao gồm:
- Thuốc giảm đau, khám viêm: như paracetamol, ibuprofen, naproxen…
- Thuốc giãn cơ: như eperison, mydocalm…
- Thuốc tiêm ngoài màng cứng: như corticosterone, hydrocortison…
Sử dụng thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng thoát vị đĩa đệm nhanh chóng, tuy nhiên lại thường đi kèm với các tác dụng phụ, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Bởi vậy, bệnh nhân cần tuân thủ đúng cách dùng và liều lượng do bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được kê đơn.
Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Vật lý trị liệu là biện pháp sử dụng các tác nhân cơ học và tác nhân vật lý kích thích lên vùng đĩa đệm bị tổn thương nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. Các phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Nhiệt trị liệu: sử dụng nhiệt để hỗ trợ làm giãn mạch giúp bệnh nhân giảm đau và viêm do thoát vị đĩa đệm.
- Quang trị liệu: dùng bức xạ ánh sáng từ tia laser, tia hồng ngoại để kích thích lên vùng cột sống thắt lưng đau nhức, giúp giảm tình trạng co thắt quá mức.
- Điện trị liệu: là phương pháp sử dụng dòng điện với tần số thấp kích thích lên hệ thống cơ bắp và các dây thần kinh. Trị liệu bằng điện giúp gia tăng sức chịu đựng cho cơ và khớp, bên cạnh đó còn giúp giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh như endorphin, serotonin…
- Châm cứu, bấm huyệt: là phương pháp chữa bệnh thông qua tác động lên hệ thống huyệt đạo trên cơ thể. Các kích thích vật lý này giúp đả thông kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông, thư giãn cơ, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép và hỗ trợ tái tạo các mô sụn bị tổn thương. Đây được xem là một trong những biện pháp vật lý trị liệu cho hiệu quả cao trong điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5.
- Vận động trị liệu: các bài tập thoát vị đĩa đệm được thực hiện với sự hỗ trợ của chuyên gia và các dụng cụ phù hợp giúp tăng cường sức khỏe cho các nhóm cơ xung quanh cột sống và giải phóng các chèn ép gây đau nhức.
Vật lý trị liệu là biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 an toàn và rất có ích cho quá trình phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, chỉ phát huy hiệu quả tốt trong trường hợp đĩa đệm thoái hóa ở độ I, độ II, đĩa đệm chưa bị rách bao xơ. Trường hợp nặng hơn cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác với có thể đạt được hiệu quả tích cực.
Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Trong trường hợp điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả mong muốn và tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm L4 L5.
Tùy vào tình hình bệnh lý mà các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng một trong số các biện pháp phẫu thuật sau đây:
- Phẫu thuật hợp nhất đốt sống: là kỹ thuật sử dụng các mảnh ghép xương từ những bộ phận khác của cơ thể để hợp nhất hai hoặc nhiều đốt sống. Sau phẫu thuật, phần đốt sống thắt lưng L4 L5 sẽ bất động vĩnh viễn.
- Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo: phẫu thuật này được thực hiện qua vết mổ ở bụng. Phần đĩa đệm bị thoát vị sẽ được thay thế hoàn toàn bằng đĩa đệm nhân tạo làm từ nhựa hoặc kim loại.
- Phẫu thuật cắt bỏ: đĩa đệm giữa hai đốt sống thắt lưng L4 L5 có thể bị cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ để loại bỏ chèn ép lên ống sống và dây thần kinh sống.
Mổ thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng như biện pháp điều trị cuối cùng. Tuy nhiên, một vài trường hợp nghiêm trọng khi bệnh nhân đau quá mức (dùng thuốc giảm đau không có tác dụng) hay thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc hội chứng đuôi ngựa sẽ được chỉ định mổ cấp cứu.
Chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng thuốc Đông y
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng thuốc Đông y mặc dù cho tác dụng chậm hơn thuốc Tây nhưng lại có ưu điểm vượt trội về tính an toàn và bền vững, giúp cải thiện dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Tuy nhiên trước bối cảnh thị trường thuốc nam thật giả lẫn lộn hiện nay, các bệnh nhân cần hết sức tỉnh táo và thận trọng. Để tránh tiền mất tật mang, tuyệt đối không nên tin vào những tin tức quảng cáo thổi phồng công dụng thuốc tràn lan trên mạng xã hội mỗi ngày. Hãy tìm tới các bệnh viện hoặc phòng khám YHCT uy tín, được cấp phép hành nghề để an tâm nhất với chất lượng chuyên môn của đội ngũ bác sĩ Đông y cũng như nguồn gốc và chất lượng của dược liệu.
Các bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm
Trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, chỉ áp dụng các bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm tại nhà cũng có thể giúp bệnh thuyên giảm hẳn. Dưới đây sẽ giới thiệu hai bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 nổi bật để người bệnh tham khảo:
- Bài thuốc 1: chuẩn bị chìa vôi, lá lốt, cỏ xước, cỏ ngươi, tầm gửi, dền gai. Đem các loại dược liệu đi rửa sạch, phơi khô. Lấy 15g mỗi loại rồi đem sắc với 500ml nước tới khi còn 1 nửa thì dừng lại. Chắt lấy nước thuốc, chia làm 3 phần dùng uống trong ngày. Sử dụng đều đặn hàng ngày, liên tục trong 1 tháng.
- Bài thuốc 2: lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ mỗi loại lấy 30g. Đem số dược liệu này sắc với 1,5 lít nước và dùng uống thay nước lọc hàng ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây nên.
Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh xương khớp phổ biến, nên chủ động phòng ngừa thông qua điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Dưới đây là các biện pháp chăm sóc tại nhà không chỉ có ích trong việc phòng ngừa thoát vị đĩa đệm mà còn phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát về sau:
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm giàu canxi, sắt, omega 3, các chất chống oxy hóa như: cá, sữa, các loại hạt, rau có màu xanh đậm, quả mọng…
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại như thức ăn mặn, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas…
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý để khớp cột sống không phải chịu áp lực nâng đỡ khối lượng cơ thể dư thừa, dẫn tới dễ tổn thương và mau thoái hóa.
- Nếu tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng nhiều. Sau mỗi giờ làm việc nên đứng dậy đi lại thư giãn để tăng cường lưu thông máu và giảm chèn ép lên các khớp đốt sống thắt lưng.
- Duy trì các tư thế đúng khi làm việc và sinh hoạt như: ngồi thẳng, ngồi xuống để nâng vật nặng thay vì cúi xuống, cân bằng lực sang hai bên tay khi mang vật nặng, tránh thay đổi tư thế đột ngột…
- Xây dựng thói quen tập thể dục thể thao đều đặn, tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường tổng hợp vitamin D, góp phần giúp xương chắc khỏe hơn.
Trên đây là tổng hợp các nội dung cần biết về bệnh lý thoát vị đĩa đệm L4 L5. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng cần được phát hiện và điều trị kịp thời để phòng ngừa nguy cơ biến chứng, gây suy giảm chức năng vận động. Nếu nhận thấy các dấu hiệu đau nhức kéo dài trên 1 tuần, quý vị nên nhanh chóng đi khám để xác định tình trạng bệnh và sớm áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.