8 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Cây Xương Rồng Dễ Thực Hiện

Ngày cập nhật: 17/02/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng
Đánh giá bài viết

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng là cách điều trị lâu đời bắt nguồn từ dân gian. Với công dụng chống co thắt, tiêu viêm và giảm đau, thảo dược này điều trị tốt các bệnh lý về xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng.

Công dụng của cây xương rồng

Cây xương rồng có nhiều tên gọi khác nhau như: xương rồng ba cạnh, xương rồng ông, bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học của cây xương rồng là Euphorbia Antiquorum L. (danh pháp là Euphorbiaceae), thuộc họ Thầu dầu.

Vì sao có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng?
Vì sao có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng?

Các bộ phận từ thảo dược này cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt với các hoạt chất có tác dụng dược lý cao, hỗ trợ điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm:

  • Nhựa cây: Cung cấp B-amyrin, Euphorbol, Cycloartenol, Euphol.
  • Thân xương rồng: Fumaric, Tartric, Acid Citric và các Triterpenoid (Epifriedelaton, Friedelan-3a-ol, Friedelan-3b-ol, Taraxerone, Taraxerol).
  • Rễ cây: Cung cấp Taraxerol.

Theo Y học cổ truyền, xương rồng có vị đắng và tính hàn, có công dụng chống ngứa, thanh nhiệt tiêu thũng, giải độc thành ứ, tả hạ trục thủy, hóa trê, sát trùng, thanh nhiệt. Do đó khi dùng cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm, các tác dụng này phát huy khả năng giảm tê bì, đau nhức xương khớp.

Đồng thời, thảo dược còn có thể lưu thông máu mạch máu, giảm ứ huyết giúp thư giãn gân cốt, mô mềm và tăng sức khỏe cho cơ xương. Tuy nhiên, cây xương rồng có chứa độc tính, trước khi dùng để điều trị bệnh, bệnh nhân cần sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng phù hợp với tình trạng của mình.

8 Cách đơn giản chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Các bài thuốc dưới đây chỉ có tính chất tham khảo, bạn đọc cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng bất kỳ bài thuốc nào.

Dùng xương rồng ba cạnh điều trị thoát vị đĩa đệm

Xương rồng ba cạnh được dùng phổ biến trong các bài thuốc điều trị nhiều loại bệnh lý, đặc biệt là chứng thoát vị đĩa đệm. Loại xương rồng này có khả năng giảm đau cột sống lưng, vai gáy, tay chân và tăng khả năng vận động với người lớn tuổi.

Cây xương rồng ba cạnh trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Cây xương rồng ba cạnh trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện và điều trị:

  • Chuẩn bị 2 đến 3 nhánh xương rồng 3 cạnh, 5g muối hạt và 1 túi vải sạch.
  • Cắt bỏ gai và rửa sạch xương rồng.
  • Nghiền nát xương rồng với muối hạt.
  • Sao hỗn hợp xương rồng và muối cho nóng.
  • Cho thuốc vào túi vải, chờ thuốc nguội bớt rồi đắp lên vùng cần điều trị.
  • Thực hiện 2 đến 3 lần/ ngày.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng với giấm táo

Acid hữu cơ trong giấm táo được chuyển hóa thành ancol do tác động của nhiệt độ và enzym trong quá trình lên men từ nước ép táo. Với acid hữu cơ và các hợp chất dinh dưỡng trong xương rồng, sự kết hợp giấm táo và xương rồng cải thiện các chứng đau nhức xương khớp và tùy vào giai đoạn thoát vị đĩa đệm.

Hướng dẫn thực hiện và điều trị:

  • Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng, 1 chén cám gạo, nửa chén giấm táo và 1 túi vải sạch.
  • Cắt bỏ gai và vỏ xương rồng, rửa sạch.
  • Cắt thành từng miếng nhỏ để giã nát
  • Bắt chảo và đảo đều xương rồng với lửa vừa.
  • Sau khi hỗn hợp nóng, cho giấm táo vào đảo đều cho đến khi hỗn hợp kết dính lại.
  • Cho thuốc vào túi vải, đợi nguột bớt rồi đắp trực tiếp lên da.

Xương rồng tai thỏ chữa thoát vị đĩa đệm với ngải cứu

Ngải cứu có tính mát và vị đắng, thảo dược này có khả năng kháng viêm và giảm đau cơ xương. Với công dụng này, ngải cứu được dùng nhiều trong nhiều bài thuốc Đông y. Để kết hợp điều trị với ngải cứu hiệu quả, bạn đọc nên dùng lá héo.

Xương rồng tai thỏ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh
Xương rồng tai thỏ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh

Hướng dẫn thực hiện và điều trị:

  • Chuẩn bị 3 lá xương rồng.
  • Cắt bỏ gai và phần vỏ xanh bên ngoài.
  • Cho xương rồng lên bếp than, nước trực tiếp cho đến khi nóng.
  • Đắp trực tiếp xương rồng đã nướng lên vị trí bị thoát vị.
  • Lưu ý, người bệnh chỉ áp bài thuốc này khi biểu hiện bệnh không vị xuất huyết bên trong.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng gai với rượu gừng

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng và rượu gừng phù hợp với bệnh nhân có triệu chứng mức độ nhẹ đến vừa. Rượu gừng vị cay, tính ấm, có khả năng giảm đau và tiêu viêm. Khi kết hợp với xương rồng, rượu gừng giúp tách các hoạt chất tá dược, tăng hiệu quả điều trị.

Hướng dẫn thực hiện và điều trị:

  • Chuẩn bị xương rồng 4 lá, 3 củ gừng tươi và 500mg rượu trắng.
  • Dùng kéo cắt bỏ gai, nạo bỏ phần vỏ của xương rồng, sau đó cắt miếng.
  • Gừng bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ.
  • Cho rượu trắng, xương rồng và gừng vào một thủy tinh.
  • Đậy nắp và ngâm trong 10 ngày.
  • Sau 10 ngày, bệnh nhân lấy rượu đã ngâm thoa và massage nhẹ nhàng lên khu vực cần điều trị.

Xương rồng và chanh giúp giảm đau nhức xương khớp

Chanh có hàm lượng Acid Ascorbic cao giúp giảm độc tính của xương rồng khi điều trị. Ngoài ra, chanh còn hỗ trợ trạm xuất huyết dưới da, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.

Hướng dẫn thực hiện và điều trị:

  • Chuẩn bị xương rồng 4 lá, 3 quả chanh và 100g muối.
  • Vắt nước cốt chanh, pha với muối.
  • Cắt gai và vỏ xương rồng, thái miếng nhỏ rồi ngâm vào nước muối.
  • Ngâm khoảng 10 phút, lấy xương rồng ra và sao trên bếp cho nóng.
  • Chờ cho xương rồng nguội rồi đắp trực tiếp lên vết thương.

Dùng cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm với cá lóc

Ngoài cách điều trị bằng cách chườm thuốc, bệnh nhân có thể dùng xương rồng trong thực đơn dùng bữa. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng với cá lóc giúp cải thiện nhanh chứng đau xương khớp và bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Xương rồng với cá lóc giảm đau đĩa đệm
Xương rồng với cá lóc giảm đau đĩa đệm

Hướng dẫn thực hiện và điều trị:

  • Chuẩn bị xương rồng 3 lá, 1 con cá lóc và 500ml nước lọc.
  • Bỏ gai và rửa sạch xương rồng, ngâm qua nước muối 10 phút.
  • Bỏ vay, nội tạng cá và cắt miếng vừa ăn.
  • Hấp chín cá, bỏ xương và lọc lấy phần nạc.
  • Xào sơ qua xương rồng, cho thêm 500ml nước lọc, đến khi sôi thì cho thịt cá và nêm gia vị vừa ăn.
  • Hầm cá và xương rồng khoảng 10 phút.
  • Người bệnh dùng khi còn nóng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng bẹ

Xương rồng bẹ có dạng hình dẹt, gai rải rác ở toàn thân cây. Heterosid Flavonic trong xương rồng bẹ có khả năng chống co thắt, tiêu viêm và giảm đau xương khớp và tê bì tay chân hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện và điều trị:

  • Chuẩn bị 2 đến 3 lá xương rồng bẹ.
  • Sơ chế xương rồng như những bài thuốc trước.
  • Ngâm xương rồng với nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ nấm mốc và bụi bẩn.
  • Vớt xương rồng ra và để ráo nước, sau đó nướng trực tiếp trên bếp than.
  • Đợi xương rồng nguội rồi đắp lên vết thương.
  • Thực hiện 2 đến 3 lần/ tuần, mỗi lần đắp trong 5 đến 10 phút.

Xương rồng bẹ với ngải cứu, tơ hồng và cúc tần

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng bẹ và các loại thảo dược này là cách chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản. Các loại thảo dược như ngải cứu, tơ hồng và cúc tần tăng lưu thông mạch máu, tiêu viêm, chống co thắt và tăng sự dẻo dai, đẩy lùi quá trình lão hóa cơ xương.

Hướng dẫn thực hiện và điều trị:

  • Chuẩn bị 2 đến 3 lá xương rồng bẹ và ngải cứu, tơ hồng, cúc tần mỗi vị 100mg.
  • Rửa sạch xương rồng và ngâm với nước muối loãng.
  • Các thảo dược còn lại rửa sạch, để ráo.
  • Giã nhuyễn tất cả nguyên liệu, sap nóng và bọc trong vải sạch.
  • Đợi thuốc nguội rồi chườm lên vùng bị thoát vị khoảng 15 phút.

Những lưu ý chung khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Trong thảo dược chứa chứa độc tính và có khả năng gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy để tráng tác dụng không mong muốn từ thuốc và tăng hiệu quả điều trị bệnh nhân lưu ý một số điều sau:

Dùng cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì?
Dùng cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì?
  • Dùng cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị khác nên người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Với những bệnh nhân tình trạng nặng, bệnh gây ra sự chèn ép lớn lên rễ thần kinh nên cách điều trị với xương rồng ít đạt được hiệu quả cao. Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc tình trạng bệnh của mình
  • trước khi điều trị với phương pháp này.
  • Không dùng bài thuốc có thành phần khiến cơ địa bị dị ứng.
  • Nếu trong quá trình sử dụng, người bệnh phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, lập tức ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Kết hợp với chế độ tập luyện vừa phải và ăn uống lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Thông tin về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. 8 Cách chữa với xương rồng trên sẽ có hiệu quả cao khi cơ địa, thể trạng của người bệnh phù hợp với thuốc và bệnh nhân sử dụng theo chỉ định.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác