Đau Vai Gáy

Ngày cập nhật: 07/08/2024 Biên tập viên: Huyền Linh

Đau vai gáy là một trong những căn bệnh vô cùng quen thuộc, có thể gặp ở nhiều người và nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng thường đặc biệt phổ biến với đối tượng là học sinh, nhân viên văn phòng. Người bệnh bị đau vai gáy thường rất hay chủ quan, không để ý khi mình gặp phải những cơn đau mỏi mà không biết rằng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề, cần được chăm sóc kịp thời. 

Đau vai gáy là bệnh gì? 

Đau vai gáy, tên tiếng anh chuyên ngành là Cervicalgia, thông thường được gọi là Neck and shoulder pain, thuộc nhóm bệnh liên quan cột sống cổ. Theo Phân loại quốc tế về bệnh tật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mã ICD đau vai gáy là 54.2.

Bệnh đau vai gáy - Cervicalgia
Bệnh đau vai gáy – Cervicalgia

Tên gọi đau VAI – GÁY cũng chỉ ra vị trí nhức mỏi của căn bệnh này. Cụ thể, người bệnh sẽ cảm thấy cơ vùng vai gáy của mình bị co cứng, đau nhức, đồng thời khả năng vận động như quay đầu, cổ bị hạn chế, gặp phải những khó khăn. 

Ngoài cột sống cổ, căn bệnh này còn có mối liên hệ chặt chẽ đến hệ thống xương khớp vùng vai gáy cũng như hệ thống mạch máu xung quanh.

Người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng nhất định.

Cảm thấy đau, nhức mỏi vùng vai gáy

Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau này rất rõ rệt khi vận động hoặc phải giữ một tư thế quá lâu, ví dụ như khi di chuyển, đi lại hoặc khi đứng, ngồi lâu. Cơn đau sẽ gia tăng dữ dội khi họ phải xoay vặn cổ và có thể khi thay đổi thời tiết. Chỉ khi được nghỉ ngơi, cơn đau mới có thể giảm bớt.

Một số vị trí đau điển hình

  • Đau vai gáy độc lập: Đây là tình trạng nhẹ nhất, đôi lúc chỉ dừng lại ở mức tê mỏi hoặc chỉ xuất hiện cơn đau nhẹ. Người bệnh có thể cảm thấy đau toàn bộ vùng cổ gáy và hai vái hoặc chỉ bị đau 1 bên vai gáy.
  • Đau lan đến khu vực bả vai, cánh tay, lưng: Khi bệnh nặng hơn, khu vực bả vai, cánh tay hay lưng cũng bị nhức mỏi.
  • Đau lan lên vùng đầu: Ở mức độ này, bệnh nhân thậm chí còn  có thể cảm thấy xuất hiện cả tình trạng nhức đầu, kèm theo đó là một số triệu chứng khác như u tai, chóng mặt, mất ngủ.

Hạn chế khả năng vận động cổ

Do bị các cơn đau hành hạ mà khả năng vận động của cổ bị hạn chế rất nhiều. Người bệnh sẽ cảm thấy vùng cổ bị cứng, khó hoạt động, mỗi khi quay qua trái, qua phải hoặc ngẩng đầu lên, cúi đầu xuống sẽ cảm thấy rất đau, không thể vận động bình thường.

Ngoài hai triệu chứng cơ bản trên, trong một số trường hợp sẽ xuất hiện những cơn đau vai gáy sốt nhẹ hoặc đau vai gáy mệt mỏi. 

Nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bệnh đau vai gáy. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại nguyên nhân gây đau vai gáy thành 2 nhóm chính. 

Một số nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy
Một số nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy

Nguyên nhân bên ngoài

Thông thường, với những tác nhân cơ học, tình trạng bệnh sẽ nhẹ hơn và người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát và điều trị hơn vì có liên quan trực tiếp đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

  • Tập luyện quá sức hoặc sai kỹ thuật: Trong các hoạt động tập luyện thể chất, nhiều trường hợp người tập đã thực hiện quá mức mà sức bản thân có thể chịu được. Hoặc cũng có trường hợp người tập tập không đúng kỹ thuật dẫn đến ảnh hưởng vùng cơ vai gáy và bị đau khu vực này.
  • Hoạt động sai tư thế: Những hoạt động vận động quen thuộc hàng ngày như ngồi, nằm không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây ra đau vai gáy. Ví dụ, thường xuyên ngồi cong lưng, nằm gục trên bàn, nằm ngủ giữ nguyên đúng 1 tư thế, không trở mình,…. sẽ dễ khiến mạch máu vùng cổ bị chèn ép, khó lưu thông gây ra tình trạng tê, nhức, mỏi.
  • Tính chất công việc: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đau vai gáy ở nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên và các nhân viên văn phòng. Ngoài ra, đối với các ngành nghề cần phải đứng quá lâu như lễ tân, nhân viên bán hàng,… cũng rất hay bị đau mỏi vùng cơ này. Nguyên nhân là vì khi phải giữ lâu một tư thế, cơ vùng cổ, vai sẽ bị chèn ép, lưu thông khí huyết kém, không đủ máu cung cấp lên các dây thần kinh gây đau mỏi.
  • Chấn thương: Nhiều tình trạng người bệnh bị đau vai gáy do gặp phải chấn thương trong quá trình làm việc, bê vác, chơi thể thao, gặp tai nạn liên quan đến vùng cổ, vai. 
  • Nhiễm lạnh: Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, khí huyết sẽ bị ngưng trệ. Nếu không xử lý ngay mà để tình trạng này kéo dài sẽ vô tình khiến các dây thần kinh bị tổn thương. Một số trường hợp nhiễm lạnh phổ biến là: thốc gió thẳng vào giường khi ngủ, ở phòng điều hòa quá lạnh, tắm nước lạnh,…
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Trong nhiều trường hợp, có thể do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết so với nhu cầu thực tế của cơ thể nên hoạt động các dây thần kinh ngoại vi bị suy yếu, dẫn tới tê bì và đau nhức vai gáy.
  • Lứa tuổi: Có một số lứa tuổi khả năng bị đau vai gáy cao hơn với các lứa tuổi khác, ví dụ như trung niên, người già hoặc đau vai gáy ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân bên trong

Ngoài những nguyên nhân kể trên, có một nhóm nguyên nhân khác gây ra bệnh đau vai gáy mà người bệnh phải đặc biệt lưu ý, đó là do cơ thể đang tiềm tàng nguy cơ mắc các bệnh lý về XƯƠNG KHỚP.

Vậy, tại sao đau vai gáy lại nguy hiểm? Đau vai gáy là biểu hiện của bệnh gì?

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân thường gặp nhất của người bệnh đau vai gáy. Đối với bệnh lý này, các gai xương xuất hiện, đồng thời chèn lên các dây thần kinh ở cổ, vai, gáy, gây TẮC NGHẼN LƯU THÔNG MÁU, nhức mỏi và đau đớn.
  • Vôi hóa cột sống: Khi canxi bị lắng đọng và bám vào thân đốt sống, đĩa sụn hay mấu ngang của cột sống chính là nguyên nhân của tình trạng vôi hóa. Sau đó, bệnh sẽ phát triển thành các gai xương, CHÈN ÉP LÊN RẼ THẦN KINH ở bên trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhức, khả năng vận động bị hạn chế đáng kể.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Bệnh lý này có liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh ở khu vực vai gáy. Nếu nhóm dây thần kinh này bị KÉO GIÃN QUÁ MỨC sẽ gây ra mệt mỏi, đau nhức, thậm chí người bệnh còn rơi vào tình trạng mất ngủ, không tập trung, cảm xúc thất thường và dễ xúc động
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Tình trạng này rất thường gặp ở nhóm nhân viên văn phòng, thợ máy… (những người có công việc phải ngồi lâu một tư thế). Với việc giữ một thế ngồi liên tục trong vòng nhiều giờ kéo dài, hệ thống cơ bị CĂNG GIÃN QUÁ MỨC, từ đó xuất hiện những cơn đau ở vai, cổ gáy, lưng. Thậm chí, nặng hơn, người bệnh còn không thể cúi đầu hay xoay cổ..
  • Viêm bao khớp vai: Trong một vài trường hợp, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở một bên khớp vai, nhất là khi trời lạnh hoặc thời gian về đêm. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao khớp vai – tình trạng KHỚP VAI BỊ CỨNG và không thể vận động.

Ngoài các bệnh kể trên, trong một số trường hợp còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, ví dụ như viêm xoang đau vai gáy, đau vai gáy thiếu máu não,….

Chẩn đoán sớm bệnh đau vai gáy

Chính vì bệnh vai gáy không chỉ đơn giản là một cơn đau cơ học trên cơ thể mà còn có thể có nguồn gốc sâu xa hơn, là biểu hiện ra bên ngoài cảnh báo các bệnh lý về xương khớp nên khi thấy có các triệu chứng báo hiệu bệnh, người bị đau vai gáy nên nhanh chóng tới thăm khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh kịp thời.

Người bệnh đau vai gáy cần chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời
Người bệnh đau vai gáy cần chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời

Hiện nay, tại các cơ sở, Trung tâm y tế, các bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp sau để chẩn đoán bệnh, nhằm đảm bảo việc tìm ra bệnh được chính xác nhất:

  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Chụp tủy sống
  • Ghi điện cơ 

Các phương pháp điều trị đau vai gáy phổ biến nhất hiện nay

Để điều trị đau mỏi vai gáy, hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng

Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau cấp tính

Đây là phương pháp mang tính tạm thời và được sử dụng khá rộng rãi. Tuy vô cùng tiện lợi và nhanh, gọn, đơn giản nhưng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau cấp tính chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định như bệnh nhân bị đau do các nguyên nhân cơ học. Đối với các tình trạng người bệnh bị bệnh lý về xương khớp thì phương pháp này không mang được hiệu quả như mong đợi.

Ngoài ra, với các loại thuốc này, khi sử dụng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như bị hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, giảm tập trung,.. gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống.

Paracetamol là một trong những loại thuốc phổ biến được dùng để giảm đau cho người bệnh đau vai gáy
Paracetamol là một trong những loại thuốc phổ biến được dùng để giảm đau cho người bệnh đau vai gáy

Một số loại thuốc phổ biến thường được các bác sĩ kê đơn cho người bệnh đau vai gáy::

  • Thuốc có tác dụng giảm đau: Aspirin, Paracetamol
  • Thuốc có tác dụng kháng viêm – không steroid: Meloxicam Celecoxib, Diclofenac,…
  • Thuốc hỗ trợ giãn cơ: Diazepam, Myonal, Mydocalm.
  • Thuốc hỗ trợ giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin,…
  • Vitamin B: B1, B6, B12

Nếu quý bạn đọc đang khó chịu, nhức mỏi do cơn đau vai gáy ra, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Đông phương Y pháp để được sắp xếp lịch khám sớm nhất. Các chuyên gia của Trung tâm sẽ giúp người bệnh xây dựng phác đồ điều trị hợp lý nhất để có thể điều trị bệnh triệt để và đạt hiệu quả tối đa.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh