Đau Vai Gáy Sau Khi Sinh Mổ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Ngày cập nhật: 16/07/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau vai gáy sau khi sinh mổ. Triệu chứng đau nhức này khiến nhiều mẹ lo lắng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý. Vậy giải pháp nào giúp loại bỏ tình trạng đau vai gáy an toàn và hiệu quả nhất?

Nguyên nhân sinh mổ xong bị đau vai gáy

Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc sinh mổ hiện nay càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, khi lựa chọn cách sinh này phụ nữ sẽ phải chịu một số ảnh hưởng sau sinh trong đó có triệu chứng đau vai gáy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau này được đánh giá từ nhiều góc độ.

Nguyên nhân chủ quan gây đau vai gáy sau khi sinh mổ

Một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến sau khi sinh mổ bị đau nhức vùng vai gáy có thể kể đến như:

Thiếu ngủ, cơ thể suy nhược

Những cơn đau từ vết mổ, bất tiện trong sinh hoạt sẽ khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi cùng với việc chăm con sẽ làm đảo lộn thói quen và thời gian sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng mất ngủ lâu ngày dẫn đến cơ thể bị suy ngược chính là nguyên nhân giảm sức đề kháng và khiến mẹ phải đối mặt với các cơn đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp.

Khi cơ thể mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu có xu hướng suy giảm. Lượng máu đến vùng cổ, vai, gáy ít đi có thể kích thích phản ứng co thắt quá mức của khối cơ, dẫn đến chèn ép dây thần kinh và gây đau nhức, dị cảm, tê bì, nóng rát,…

Thiếu hụt dinh dưỡng

Khi mang thai, mẹ bầu phải dung nạp lượng thực phẩm lớn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không điều độ có thể khiến mẹ bầu bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là thiếu vitamin B và canxi. Nếu thiếu 2 chất này, xương khớp yếu đi, bị rối loạn cơ xương và làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh ở vùng cổ dẫn đến cơn đau nhức sau khi sinh mổ.

Có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau vai gáy sau sinh mổ
Có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau vai gáy sau sinh mổ

Tăng cân đột ngột

Cân nặng tăng lên đột ngột là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau mỏi vai gáy khi mang thai và sau sinh. Cơn đau thường khởi phát vào 3 tháng cuối thai kỳ và kéo dài trong 2 – 4 tháng sau khi sinh, phụ nữ sinh mổ sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do cân nặng tăng lên đột ngột chèn ép lên dây thần kinh, cơ, xương và mạch máu ở vùng cổ, vai và gáy dẫn đến rối loạn cơ xương và gây đau.

Tư thế vận động

Mang thai và sau khi sinh là 2 thời điểm khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi có tác động. Do đó, nếu tư thế ngồi, nằm, cho trẻ bú,… sai cách có thể làm tăng áp lực lên đốt sống cổ, vùng vai dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê bì và giảm khả năng vận động.

Nguyên nhân khách quan

Ngoài nguyên nhân chủ quan, đau vai gáy sau sinh mổ còn do một số nguyên nhân khách quan như:

Tác dụng phụ của thuốc

Khi sinh mổ, bác sĩ thường tiến hành gây tê tủy sống để giảm mức độ đau trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, thuốc gây tê này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau mỏi lưng, đau vai gáy, tê bì chân tay và giảm khả năng vận động sau sinh.

Thống kê cho thấy, có đến 90% phụ nữ khi sinh can thiệp gây tê tủy sống gặp phải các vấn đề về xương khớp sau sinh con khoảng 2 – 3 tháng. Ngoài ra, việc sinh mổ khiến các cơ tại cổ bị co cứng đột ngột từ đó gây ra hiện tượng đau nhức vai gáy và khu vực xung quanh như cổ, cánh tay,…

Mắc bệnh xương khớp khi mang thai

Nếu phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý xương khớp thì việc điều trị trong giai đoạn này rất khó khăn. Việc trị bệnh không dứt điểm thêm tác động khi sinh mổ khiến các triệu chứng bệnh gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu mẹ bầu bị đau nhức xương khớp, nhất là vùng vai gáy cần thực hiện các biện pháp giảm triệu chứng để sau sinh bệnh không trở nên nặng hơn.

Nhiễm lạnh

Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, mạch máu có xu hướng co lại làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn và gây co thắt cơ ở khu vực cổ vai gáy. Hiện tượng cơ co thắt quá mức dẫn đến cơn đau dữ dội, gây tê cứng vùng cổ và làm giảm khả năng vận động. Chính vì vậy, để cơ thể nhiễm lạnh phụ nữ sau sinh mổ cũng dễ gặp tình trạng đau vai gáy.

Đau vai gáy sau khi sinh mổ có nguy hiểm tính mạng không?

Theo các chuyên gia, thông thường hiện tượng đau mỏi vai gáy sau sinh mổ sẽ biến mất sau 2 – 4 tháng và không gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Không chỉ vậy, sức khỏe sau khi mổ cũng lâu hồi phục hơn.

Đau vai gáy có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh
Đau vai gáy có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh

Ngoài ra, tình trạng đau nhức vai gáy còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra những bệnh về rối loạn tâm lý. Cùng với một số vấn đề khủng hoảng tâm lý sau sinh người bệnh có thể gặp phải vấn đề trầm cảm. Nếu bệnh tình nặng, không thể tự điều chỉnh sẽ phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ tâm lý.

Đau vai gáy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý do đó người bệnh nên chủ động điều chỉnh thói quen, thiết lập lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh. Bên cạnh đó nên thực hiện các biện pháp giảm đau an toàn để sớm kiểm soát triệu chứng do đau vai gáy gây ra.

Cách giảm đau vai gáy sau khi sinh mổ

Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu đau nhức, tê mỏi vai gáy người bệnh có thể thực hiện một số giải pháp dưới đây.

Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà

Áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà được đánh giá có độ an toàn cao đối với sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, người bệnh khi bị đau vai gáy có thể áp dụng các biện pháp đơn giản này.

Chườm ấm 

Chườm ấm là cách giảm đau an toàn và dễ thực hiện ngay tại nhà. Nhiệt độ nóng ấm giúp giãn nở mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn cơ ở vùng cổ, vai và gáy.

Cách áp dụng: Dùng khăn sạch ngâm vào nước ấm sau đó vắt kiệt nước và chườm lên vị trí đau trong khoảng 15 – 20 phút. Kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần sẽ giúp cải thiện mức độ cơn đau và một số triệu chứng bệnh.

Chườm ấm giúp giảm triệu chứng đau nhức vai gáy ngay tại nhà
Chườm ấm giúp giảm triệu chứng đau nhức vai gáy ngay tại nhà

Chú ý: Không nên đắp khăn khi nhiệt độ quá nóng vì có thể dẫn đến tình trạng bỏng da.

Tắm nước ấm

Nếu bị đau vai gáy do nhiễm lạnh, người bệnh có thể ngâm mình trong nước ấm để điều trị. Tắm nước ấm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn các cơ và kiểm soát cơn đau ở vùng vai gáy rất tốt. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn toàn bộ cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.

Chú ý: Khi tắm người bệnh có thể thêm một số tinh dầu như bạc hà, oải hương, hương thảo,… sẽ có hiệu quả thư giãn và giảm đau tốt hơn.

Dùng thảo dược 

Người bệnh có thể trị đau nhức vai gáy bằng cách dùng một số thảo dược có tính ấm như gừng, sả, ngải cứu, lá lốt, trầu không,… Tác dụng của các thảo dược này là chỉ thống và cường kiện gân cốt, do đó giúp kiểm soát cơn đau và các triệu chứng do đau vai gáy sau sinh hiệu quả.

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó đem sao vàng với 1 ít muối rồi dùng khăn vải bọc lại và chườm lên vị trí đau nhức.

Chú ý chườm mỗi ngày ít nhất 2 lần, nên chườm 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ để có hiệu quả giảm đau và giúp ngủ ngon giấc hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng đau vai gáy sau khi sinh mổ. Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh cần thay đổi chế độ ăn uống tốt cho cơ thể và khả năng phục hồi xương khớp như sau:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D để cải thiện độ chắc khỏe của xương. Các loại thực phẩm cần bổ sung gồm sữa, sữa chua, trứng, phô mai, súp lơ, bắp cải, cá, tôm, cua,…
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B để phục hồi tổn thương ở dây thần kinh. Các loại thực phẩm giàu vitamin B cần bổ sung hàng ngày gồm: Dâu tây, yến mạch, hạt óc chó, hạnh nhân, ngô, thịt bò, hải sản, rau dền, chuối, thịt gà,…
  •  Ăn uống đúng giờ đúng bữa, tránh ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có thể làm nghiêm trạng đau vai gáy trở nên nghiêm trọng hơn như rượu bia, cà phê, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, đồ muối chua,…
Người bệnh cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Người bệnh cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Thay đổi thói quen xấu

Các thói quen xấu trong sinh hoạt cũng làm gia tăng nguy cơ mắc phải tình trạng đau vai gáy sau sinh. Vì vậy, mẹ bỉm cần thay đổi các thói quen xấu sau đây giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức và nguy cơ mắc bệnh xương khớp khác:

  • Người bệnh nên thay đổi tư thế ngồi cho trẻ bú, tư thế nằm và đứng để ổn định hệ thống xương khớp từ đó giúp giảm áp lực và giải phóng chèn ép lên dây thần kinh, khối cơ gây đau.
  • Cần chú ý cân bằng thời gian chăm sóc con và thời gian nghỉ ngơi để cơ thể khỏe mạnh, không bị suy nhược giảm dẫn đến sức đề kháng.
  • Cần giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ khi ở trong điều hòa hoặc thời tiết chuyển lạnh.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi ít nhất 2 tháng sau sinh mổ và tránh lao động quá sức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ thống xương khớp.
  • Không nên nằm quá lâu trên giường thay vào đó nên đi lại nhẹ nhàng để loại bỏ sản dịch, ngăn ngừa dính ruột và tăng cường độ dẻo dai của xương khớp. Sau khoảng 4 – 6 tuần sinh con người bệnh nên bắt đầu luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Mẹ bỉm có cân nặng tăng lên đột ngột, nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng, tránh trọng lượng cơ thể chèn ép lên dây thần kinh gây ra các bệnh về xương khớp.

Phương pháp vật lý trị liệu không dùng thuốc

Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu được cho là giải pháp trị bệnh an toàn nhất vì không sử dụng thuốc để điều trị. Khi bị đau vai gáy sau sinh mổ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau.

Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là giải pháp dùng lực ở tay tác động lên huyệt vị ở vị trí đau nhức giúp ngăn ngừa các cơn đau hiệu quả. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày khoảng 2 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng đau vai gáy sau sinh.

Xoa bóp chữa đau vai gáy sau sinh
Xoa bóp chữa đau vai gáy sau sinh

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xoa đều lên vùng da ở cổ và vai của người bệnh một ít dầu dừa, bạc hà, ô liu,…
  • Bước 2: Người thực hiện di chuyển các ngón tay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại  từ vị trí cổ cho đến 2 bên vai, gáy.
  • Bước 3: Người thực hiện ấn ngón tay cái xuống vùng da cổ vai gáy rồi di chuyển chậm đến những vị trí xung quanh bị đau nhức.
  • Bước 4: Người thực hiện dùng khớp ngón tay cùng lúc ấn và day xuống các huyệt ở vai gáy gồm huyệt phong trì, đại chùy, kiên tỉnh, phong phủ và đốc du. Nên day ấn lần lượt các huyệt, mỗi huyệt thực hiện khoảng 20 giây.
  • Bước 5: Dùng 2 bàn tay ôm lấy cổ gáy rồi bắt đầu nắn bóp một cách nhẹ nhàng, từ vùng cổ xuống vai gáy.
  • Bước 6: Dùng 2 bàn tay cùng ôm khối cơ vai gáy rồi di chuyển hai tay ngược chiều nhau. Đồng thời khi di chuyển tay nên kéo theo cả phần da thịt tại vùng đau nhức của người bệnh để tăng hiệu quả giảm đau.

Cấy chỉ

Cấy chỉ cũng là một trong các giải pháp được đông đảo mẹ bỉm lựa chọn để chữa chữa đau vai gáy sau sinh mổ. Vì phương pháp này an toàn, không có tác dụng phụ, không gây mất sữa cho con. Bác sĩ trị liệu sẽ cấy vào bên trong các huyệt đạo sợi chỉ catgut có tác dụng tự tiêu, kích thích huyệt đạo nhằm lưu thông khí huyết vùng cổ vai gáy, giảm ứ trệ, tắc nghẽn đồng thời giảm đau, căng cứng cơ. 

Bên cạnh đó cấy chỉ còn phù hợp cho mẹ nuôi con nhỏ vì tiết kiệm thời gian đi lại. Bình thường 1 đợt cấy chỉ điều trị đau vai gáy sau sinh mổ chỉ cần từ 3 – 5 buổi, mỗi buổi khoảng 30 – 50 phút (cả thăm khám, cấy chỉ, tư vấn, nghỉ ngơi sau trị liệu). 

Các bước thực hiện: 

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, kiểm tra, đánh giá tình hình sức khỏe và tư vấn phác đồ, liệu trình phù hợp nhất. 
  • Bước 2: Bác sĩ chuẩn bị phòng, dụng cụ, trang thiết bị cấy chỉ, phòng cấy chỉ đảm bảo vô khuẩn
  • Bước 3: Bác sĩ sát khuẩn vị trí huyệt đạo vùng cấy chỉ. 
  • Bước 4: Bác sĩ tiến hành vùi chỉ vào huyệt đạo
  • Bước 5: Người bệnh được nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe tại chỗ khoảng từ 25 – 30 phút, chỉ ra về khi được đánh giá an toàn. 

Châm cứu 

Châm cứu cũng là phương pháp trị liệu đau cổ vai gáy sau sinh mổ được giới chuyên gia áp dụng. Châm cứu có tác dụng tương tự như xoa bóp, bấm huyệt, cấy chỉ, giúp sản sinh endorphin nội sinh giảm đau, kích thích lưu thông khí huyết,… Tuy nhiên nếu thực hiện châm cứu, mẹ bỉm cần đi trị liệu hàng ngày liên tục từ 7 – 10 ngày, thủ thuật châm cứu thường mất khoảng 60 phút đến 90 phút bao gồm thăm khám, tư vấn, trị liệu. Chị em không nên sử dụng dịch vụ châm cứu tại nhà vì theo khuyến cáo của Bộ Y tế, châm cứu cần thực hiện ở cơ sở đủ điều kiện, phòng phòng, xử lý cấp cứu khi cần. 

Châm cứu chữa đau vai gáy sau sinh
Châm cứu chữa đau vai gáy sau sinh

Các bước thực hiện châm cứu chữa đau vai gáy sau sinh: 

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, kiểm tra, đánh giá tình hình sức khỏe và tư vấn phác đồ, liệu trình phù hợp nhất. 
  • Bước 2: Bác sĩ chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị y tế theo yêu cầu.
  • Bước 3: Bác sĩ sát trùng khu vực châm cứu
  • Bước 4: Bác sĩ tiến hành châm cứu
  • Bước 5: Người bệnh bệnh theo dõi, nghỉ ngơi sau trị liệu. 

Tập bài thể dục giảm đau vai gáy sau khi sinh mổ

Sau khi sinh mổ cơ thể phụ nữ khó hồi phục hơn so với sinh thường nên cần phải nằm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhiều. Tuy nhiên, ít vận động có thể khiến tình trạng đau vai gáy sau sinh mổ gia tăng, thậm chí tăng cân. Do đó, người bệnh nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng vừa có tác dụng giảm triệu chứng bệnh vừa giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.

Bài tập kéo giãn tay và vai

Bài tập này giúp vùng vai gáy được thư giãn, khí huyết lưu thông và giảm các cơn đau nhức.

  • Đứng thẳng người, để hai chân rộng bằng vai.
  • Tiếp theo bắt chéo cánh tay trái trước ngực, bàn tay hướng lên trên.
  • Sau đó đưa cánh tay phải giữ cánh tay trái rồi kéo khuỷu tay sát ngực.
  • Giữ nguyên tư thế trong 20 giây và thực hiện lặp lại động tác với bên tay còn lại.
  • Mỗi ngày thực hiện bài tập giãn tay và vai khoảng 15 – 20 phút để có hiệu quả tốt nhất.
Bài tập kéo giãn tay và vai giúp giảm đau nhức hiệu quả
Bài tập kéo giãn tay và vai giúp giảm đau nhức hiệu quả

Bài tập xoay cổ

Bài tập xoay cổ có tác dụng giúp xương vùng cổ vai gáy trở nên linh hoạt hơn. Đồng thời bài tập này có khả năng cải thiện toàn hoàn máu, hỗ trợ loại bỏ áp lực lên các dây thần kinh, từ đó giảm tình trạng tê cứng và đau nhức hiệu quả.

Các bước thực hiện:

  • Ngồi thư giãn trên ghế hoặc trên sàn, thả lỏng tay chân.
  • Thực hiện xoay cổ theo chiều kim đồng hồ 2 lần rồi xoay cổ ngược chiều kim đồng hồ 2 lần.
  • Lặp lại động tác xoay cổ này từ 7 – 10 lần để có hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Để chữa trị dứt điểm đau vai gáy sau sinh an toàn, mẹ bầu có thể tham khảo các trung tâm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa lên phác đồ kết hợp linh hoạt châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cứu ngải, cấy chỉ, bài tập luyện nhằm tác động tận gốc rễ bệnh tình, ngăn ngừa tối đa tái phát. 

 

Dùng thuốc trị đau vai gáy sau sinh mổ khi cần thiết

Phụ nữ cho con bú thường được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Tây y để trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị đau vai gáy sau sinh độ nặng khiến người bệnh không thể ngủ và gặp nhiều khó khăn khi sinh hoạt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn như:

  • Paracetamol: Paracetamol có thể cải thiện triệu chứng do đau mỏi vai gáy gây ra và ít gây tác dụng phụ nhất trong nhóm thuốc giảm đau thông thường.
  • NSAID dạng bôi: Phụ nữ sau sinh có thể dùng Voltaren gel (chứa dẫn xuất Diclofenac thuộc nhóm NSAID) để bôi trực tiếp lên vùng cổ vai gáy. Tuy nhiên, nếu da có vết thương hở thì không nên dùng loại thuốc này.
  • Miếng dán Salonpas: Miếng dán chứa L-menthol và Methyl salicylate có khả năng gây tê và giảm đau, kháng viêm tại chỗ rất hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với vị trí dùng miếng dán.
Phụ nữ sau sinh chỉ nên dùng thuốc chữa bệnh khi được sự cho phép của bác sĩ
Phụ nữ sau sinh chỉ nên dùng thuốc chữa bệnh khi được sự cho phép của bác sĩ

Khi sử dụng các loại thuốc trên, người dùng cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian dùng thuốc an toàn nhất là từ 3 – 5 ngày vì khi sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Lưu ý cho mẹ sau khi sinh mổ

Để tránh đau vai gáy sau sinh và giúp cơ thể hồi phục nhanh, mẹ bỉm cần thực hiện một số lưu ý sau:

  • Nên có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, tránh suy nghĩ nhiều dẫn đến tình trạng căng thẳng stress thậm chí là trầm cảm sau sinh.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, đặc biệt là các bài tập yoga hay đi bộ giúp nâng cao sức khỏe từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh vì các loại thuốc này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách điều trị an toàn nhất.

Người bệnh có thể phòng ngừa đau vai gáy sau khi sinh mổ bằng cách chăm sóc cơ thể trước và trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất dễ gặp phải do đó khi có dấu hiệu đau nhức người bệnh cần áp dụng cách điều trị phù hợp để tránh biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Tập luyện

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/10

hôm nay

09/10

Ngày mai

10/10

Ngày kìa

+

Khác