Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Phong Trì: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Khai Thông Trị Bệnh
Huyệt Phong Trì có tác động lớn đến sức khỏe, áp dụng đúng cách sẽ giúp điều trị nhiều bệnh lý trên cơ thể, đặc biệt là các bệnh về thần kinh như đau đầu, đau nửa đầu kinh niên, rối loạn tiền đình,… Bài viết dưới đây Đông Phương Y Pháp sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về vị trí, tác dụng, hướng dẫn tác động huyệt trị bệnh. Từ đó, độc giả sẽ hiểu hơn về huyệt đạo này và có cách áp dụng chuẩn xác trong quá trình cải thiện sức khỏe.
Thông tin tổng quan về huyệt Phong Trì
“Huyệt Phong Trì thuộc kinh nào? tên huyệt có ý nghĩa gì và cách xác định vị trí huyệt phong trì ra sao?” là những câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Chuyên gia Đông Phương Y Pháp giải đáp chi tiết như sau:
Huyệt Phong Trì là gì?
Huyệt Phong Trì được ký hiệu quả GB20, được nhắc tới lần đầu tiên trong cuốn Thiên Nhiệt Bệnh – Linh Khu. Đây là huyệt thứ 20 trong Kinh Đởm và hội huyệt với mạch Dương Duy.
Giải nghĩa về tên gọi như sau: “Phong” nghĩa là gió, “Trì” là cái ao, tên huyệt nghĩa là cái ao chứa gió, do đó, huyệt vị này cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến phong như nhiễm gió, nhẹ thì đau đầu chóng mặt, nặng thì rối loạn tiền đình, liệt nửa người.
Huyệt Phong Trì nằm ở đâu?
Huyệt nằm đối diện qua đường đốt sống cổ, ngay tại chỗ lõm chân tóc phía sau tai. Khi giải phẫu dưới da, vị trí của Phong Trì huyệt được xác định như sau:
- Dưới da là góc tạo bởi cơ thang và cơ ức, cơ đòn và chũm, đái là cơ gối đầu, cơ đầu dài và đáy hộp sọ.
- Da vùng huyệt chịu sự chi phối bởi tiết đoạn của thần kinh C3.
- Thần kinh vận động cơ chính là nhánh dây thần kinh cổ 2, nhánh dây thần kinh chẩm lớn và nhánh dây thần kinh dưới chẩm.
Cách xác định huyệt Phong Trì đơn giản
Vị trí huyệt đạo có vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng huyệt trong điều trị bệnh. Việc tác động sai huyệt sẽ khiến bệnh không giảm, thậm chí gây ra những tai biến nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng xác định chính xác được huyệt Phong Trì ở đâu. Chuyên gia Đông Phương Y Pháp hướng dẫn cụ thể như sau:
- Bước 1: Xòe rộng lòng bàn tay, sau đó đặt phần hõm giữa có lòng bàn tay lên đỉnh 2 tai.
- Bước 2: Dùng các ngón tay còn lại ôm chặt đầu, điều chỉnh ngón cái hướng ra phía sau gáy.
- Bước 3: Dùng 2 ngón cái vuốt dọc chiều từ trên xuống dưới cho đến khi đi qua một ụ xương. Khi tới chỗ lõm giữa hai khối cơ nối sau gáy thì đây chính là vị trí huyệt đạo Phong Trì.
Huyệt Phong Trì có tác dụng gì?
Mỗi huyệt đạo trên cơ thể đều có tác dụng nhất định đối với sức khỏe. Những tác dụng của huyệt Phong Trì được ghi chép trong y thư cổ như sau:
- Hỗ trợ điều trị chứng bệnh cảm lạnh, đau nửa đầu kinh niên.
- Day ấn huyệt sẽ giúp điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm, đau vai gáy, đau nửa đầu, đau lưng.
- Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não, hỗ trợ điều trị bệnh nhân rối loạn tiền đình.
- Giảm tổn thương tại sụn đốt sống, đốt sống cổ, tình trạng mất động mạch đốt sống hoặc các bệnh liên quan đến vị trí cột sống ảnh hưởng từ dây thần kinh cổ số 2.
- Cải thiện tình trạng suy giảm thị lực và ù tai liên quan đến thần kinh.
- Giúp cải thiện tình trạng đau đầu, đau lưng do phải ngồi quá lâu, thoái hóa hoặc lao động nặng nhọc,
- Huyệt được dùng trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, sốt, cảm lạnh.
Hướng dẫn khai thông Phong Trì huyệt trị bệnh
Để phát huy hiệu quả trị bệnh, bên cạnh việc xác định chính xác vị trí của huyệt Phong Trì còn cần tác động khai thông đúng kỹ thuật. Đối với huyệt Phong Trì, trong Đông y hiện nay áp dụng 2 phương pháp châm cứu và bấm huyệt.
Châm cứu huyệt
Đây là phương pháp khai thông huyệt đạo được thầy thuốc đánh giá mang hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, do phải sử dụng kim châm cứu tác động trực tiếp lên vùng da huyệt đạo nên người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà. Việc điều trị cần được thực hiện bởi chuyên gia để đảm bảo an toàn, không gây tai biến.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xác định huyệt Phong Trì vị trí ở đâu.
- Bước 2: Dùng kim châm vào huyệt đạo với độ sâu khoảng 0.5 – 1 thốn, mũi kim hướng xuống phía dưới, chếch về mắt bên kia hoặc tiến hành châm thấy sang huyệt Phong Trì ở phía đối diện.
- Bước 3: Thời gian châm cứu khoảng 5 – 10 phút rồi dừng lại, nhẹ nhàng massage để khí huyết lưu thông.
Lưu ý, kim châm cứu cần được khử trùng để đảm bảo an toàn, không gây nhiễm trùng cho người bệnh.
Bấm huyệt Phong Trì
Đây là phương pháp điều trị bệnh được nhiều người áp dụng nhất bởi có thể tự thực hiện tại nhà. Điều quan trọng là người thực hiện cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo và kiểm soát lực đạo tác động lên huyệt Phong Trì. Kỹ thuật bấm huyệt như sau:
- Bước 1: Áp dụng cách xác định huyệt Phong Trì đã được hướng dẫn.
- Bước 2: Dùng 2 ngón tay day bấm nhẹ lên huyệt, các ngón còn lại sẽ ôm chặt đầu để làm điểm tựa.
- Bước 3: Tiến hành day bấm theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 – 3 phút, sau đó nhẹ nhàng massage các vùng xung quanh.
Người thực hiện chú ý không day ấn quá mạnh vì sẽ làm huyệt Phong Trì bị đau và dẫn đến hôn mê. Nhưng cũng không day ấn quá nhẹ vì điều này khiến giảm tác dụng trị bệnh. Đặc biệt, để bệnh mau chóng cải thiện, chuyên gia khuyến nghị nên bấm huyệt khoảng 2 lần/ngày, thực hiện liên tục trong khoảng 1.5 – 2 tháng sẽ thấy tác dụng rõ rệt nhất.
Hướng dẫn phối huyệt trị bệnh
Hệ thống huyệt đạo trên cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau, nên khi kết hợp huyệt Phong Trì với các huyệt đạo tương hợp sẽ nâng cao và mở rộng hiệu quả điều trị bệnh. Cụ thể, dưới đây là ghi chép về các cách phối huyệt trị bệnh.
- Phối cùng huyệt Hành Gian, huyệt Tình Minh, huyệt Túc Tam Lý và huyệt Hợp Cốc: Có tác dụng chữa bệnh thần kinh khiến ổ mắt bị viêm.
- Phối cùng huyệt Hợp Cốc cùng huyệt Ty Trúc Không: Có tác dụng điều trị đau đầu, chóng mắt, suy nhược cơ thể.
- Phối cùng huyệt Tình Minh, huyệt Ty Trúc Không, huyệt Toàn Trúc, huyệt Thái Dương, huyệt Hợp Cốc: Chữa mắt bị đau, bị sưng đỏ.
- Phối cùng huyệt Hợp Cốc, huyệt Ngọc Chẩm và huyệt Bá Hội: Có tác dụng chữa bệnh đau đầu.
Thầy thuốc cho biết, các cách phối huyệt này chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý áp dụng. Bởi phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của người bệnh mà thầy thuốc sẽ bổ sung hoặc giảm bớt huyệt đạo trong quá trình điều trị nhằm mang đến hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt nhất.
Khuyến nghị quan trọng khi dùng huyệt điều trị bệnh
Do có tác động trực tiếp đến sức khỏe nên khi tác động vào huyệt Phong Trì, chuyên gia đưa ra những khuyến nghị quan trọng dưới đây để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Tuyệt đối không day bấm, châm cứu khi vị trí huyệt đạo đang bị sưng viêm, có vết thương hở vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, thả lỏng trong quá trình châm cứu bấm huyệt để hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không thực hiện khi cơ thể đang quá no hoặc quá đói.
- Một số đối tượng không nên áp dụng phương pháp điều trị bệnh bằng huyệt đạo như bà bầu, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người bị cao huyết áp, người bị suy giảm chức năng gan thận, người bị rối loạn đông máu.
- Người thực hiện kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt cần có kinh nghiệm và kỹ thuật cao, đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ, cắt ngắn móng tay để tránh tổn thương da hoặc khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh cảm thấy cơ thể có triệu chứng bất thường như toát mồ hôi nhiều, nôn nao, mệt mỏi, chóng mặt,… cần ngưng thực hiện và theo dõi cơ thể, thông báo cho thầy thuốc biết để xử lý an toàn.
- Trong trường hợp tự bấm huyệt tại nhà, người bệnh chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí huyệt đạo và kỹ thuật bấm huyệt.
- Để sức khỏe mau hồi phục, bên cạnh điều trị bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
Huyệt Phong Trì có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý trên cơ thể nên được ứng dụng ngày càng phổ biến trong Y học cổ truyền. Để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất và ngăn ngừa những tai biến không mong muốn, bác sĩ khuyến nghị người bệnh cần đến các bệnh viện, phòng khám Đông y để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!