Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Đau Dưới Xương Bả Vai Bên Trái Sau Lưng Là Gì? Cách Điều Trị
Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng, từ đó giúp bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và phòng ngừa tình trạng đau xương dưới bả vai.
Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là tình trạng gì?
Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh thường đi kèm theo những triệu chứng như:
Đau nhức: Đau âm ỉ, nhức nhối hoặc đau nhói dữ dội. Cơn đau có thể lan ra vai, cánh tay, cổ hoặc ngực. Tình trạng đau nhức tăng nặng khi cử động vai, đặc biệt là khi vung, xoay hoặc đưa tay lên cao và giảm bớt khi nghỉ ngơi.
Cứng khớp vai: Khó khăn khi cử động vai, đặc biệt là khi vung, xoay hoặc đưa tay lên cao. Cảm giác vai “đơ cứng”, “gò bó”.
Yếu cơ vai, cánh tay: Khó khăn khi cầm nắm, nhặt đồ vật, khi hoạt động sẽ cảm thấy bị mỏi cơ.
Triệu chứng kèm theo: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, có thể có các triệu chứng kèm theo như:
- Sốt, ho, khó thở (do viêm phổi).
- Buồn nôn, nôn (do viêm tụy).
- Đau tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt (do nhồi máu cơ tim).
- Sưng tấy (do viêm hoặc tràn dịch khớp).
- Bầm tím (do chấn thương).
Nguyên nhân dẫn đến đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng
Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Vấn đề về cơ bắp và mô:
- Căng cơ: Hoạt động quá mức, thường xuyên mang vác nặng hoặc ngồi/ngủ sai tư thế đều có thể dẫn đến căng cơ.
- Viêm gân chóp xoay: Gân chóp xoay là nhóm 4 gân giúp ổn định khớp vai. Viêm gân chóp xoay có thể gây đau nhức, đặc biệt là khi cử động vai.
- Rách cơ chóp xoay: Tình trạng này xảy ra khi một trong các gân chóp xoay bị rách. Nó thường gây ra cảm giác đau nhói dữ dội, gây hạn chế cử động vai.
- Hội chứng đông cứng khớp vai: Tình trạng này khiến khớp vai bị cứng và đau, khiến người bệnh khó khăn trong việc cử động.
Vấn đề về xương khớp:
- Thoái hóa khớp vai: Đây là tình trạng sụn khớp vai bị mòn theo thời gian, gây đau nhức, cứng khớp.
- Viêm khớp vai: Viêm khớp vai có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm thoái hóa khớp, chấn thương và các bệnh tự miễn. Bệnh gây đau nhức, sưng tấy và cứng tại khớp.
- Gãy xương bả vai: Gãy xương bả vai có thể do chấn thương như ngã hoặc va đập mạnh, gây đau nhức dữ dội và biến dạng vai.
Vấn đề về thần kinh:
- Đau thần kinh liên sườn: Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh liên sườn bị tổn thương hoặc viêm. Khiến cho người bệnh bị đau nhói hoặc cảm giác bỏng rát dọc theo các dây thần kinh.
- Chèn ép rễ thần kinh: Rễ thần kinh là những nhánh của dây thần kinh tủy sống. Chèn ép rễ thần kinh cổ có thể gây ra hiện tượng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng, tê bì và yếu ở vai.
Các vấn đề nội tạng:
- Viêm tụy: Khi tuyến tụy bị viêm sẽ gây ra đau nhức dữ dội ở vùng bụng trên, lan ra sau lưng và vai trái.
- Sỏi mật: Túi mật xuất hiện các viên sỏi nhỏ, gây đau nhói dữ dội ở vùng bụng trên, cơn đau có thể lan ra sau lưng và vai phải.
- Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn, gây đau tức ngực dữ dội, cơn đau lan ra vai trái, hàm và cánh tay.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng, bao gồm:
- Căng thẳng: Căng thẳng quá mức cũng có thể dẫn đến căng cơ và đau nhức.
- Lười vận động: Những người ít vận động sẽ khiến các cơ trong cơ thể bị yếu đi, khiến chúng dễ bị tổn thương.
- Thừa cân: Béo phì, thừa cân có thể gây thêm áp lực cho các khớp vai.
- Hút thuốc lá: Nghiện thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ và khớp. Từ đó gây ra hiện tượng đau nhức, mỏi khớp bả vai.
Chẩn đoán bệnh
Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau dưới xương bả vai là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.
Quá trình chẩn bệnh đoán đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng bao gồm:
- Thu thập thông tin: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn, các triệu chứng cụ thể, công việc, lối sống sinh hoạt, chế độ sinh dưỡng,…
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra vai của bạn để tìm kiếm các dấu hiệu của tổn thương, bao gồm: Sưng tấy, bầm tím, hạn chế cử động, đau khi ấn vào các điểm cụ thể, khám các phản xạ gân cơ.
- Xét nghiệm hình ảnh: Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung, bao gồm: X-quang, chụp MRI hoặc chụp CT…
- Xét nghiệm điện cơ đồ (EMG): Xét nghiệm này đo hoạt động của các cơ và dây thần kinh, giúp phát hiện tổn thương thần kinh hoặc bệnh lý cơ.
- Chẩn đoán phân biệt: Bác sĩ cần loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng tương tự như đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng, bao gồm: Đau tim, viêm tụy, sỏi mật, nhiễm trùng,…
Điều trị bệnh đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng
Để điều trị tình trạng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được nhiều bác sĩ áp dụng:
Dùng thuốc:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Bao gồm Acetaminophen, Paracetamol, Ibuprofen, thuốc giúp giảm đau nhẹ đến vừa.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Bao gồm Naproxen, Diclofenac, thuốc giúp giảm đau và viêm.
- Thuốc giãn cơ: Được sử dụng để thư giãn cơ bắp bị co thắt và hỗ trợ giảm đau.
- Thuốc tiêm corticosteroid: Thuốc được bác sĩ tiêm trực tiếp vào khớp vai để giảm viêm và đau.
Vật lý trị liệu:
- Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp giãn cơ, cải thiện phạm vi chuyển động, tăng sức mạnh cơ bắp và tính linh hoạt của vai.
- Các phương pháp vật lý trị liệu khác có thể bao gồm: Sử dụng sóng siêu âm; Kích thích điện cơ…
Phẫu thuật:
Phẫu thuật thường chỉ được chỉ định trong các trường hợp nghiêm trọng như:
- Rách cơ chóp xoay lớn.
- Thoái hóa khớp vai nặng.
- Gãy xương bả vai.
Một số biện pháp khác:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động gây áp lực và gây đau cho vai.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng có thể giúp thư giãn cơ bắp, trong khi đó chườm lạnh có thể giúp giảm đau và viêm.
- Băng bó: Băng bó có thể giúp hỗ trợ vai và giảm đau. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ băng bó.
- Giảm cân: Nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên vai và cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Châm cứu bấm huyệt: Giúp điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, từ đó giảm đau nhức, cải thiện chức năng cơ bắp và nâng cao sức đề kháng.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa tình trạng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Thực hiện đúng tư thế: Giữ cho cột sống thẳng khi ngồi, đứng và đi bộ. tránh cúi gù hoặc vẹo người trong thời gian dài. Có thể sử dụng ghế hỗ trợ có tựa lưng tốt khi ngồi làm việc.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút để tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Các bài tập phù hợp bao gồm đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, Pilates,…
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện: Khởi động kỹ giúp làm nóng cơ bắp, tăng cường lưu thông máu và giảm nguy cơ chấn thương. Dành 5-10 phút để khởi động trước khi tập luyện bất kỳ môn thể thao nào.
- Tránh mang vác vật nặng: Khi mang vác vật nặng, hãy sử dụng cơ chân và cơ bụng để nâng, thay vì sử dụng cơ lưng và vai. Những người có tiền sử mắc bệnh lý về xương khớp tốt nhất không nên bê vác nặng.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì có thể gây thêm áp lực lên vai và làm tăng nguy cơ đau nhức. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ bắp và khớp, khiến chúng dễ bị tổn thương. Bỏ hút thuốc lá là điều quan trọng bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe của mình.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể dẫn đến co cơ và đau nhức. Bạn nên áp dụng các phương pháp thư giãn và giảm căng thẳng như yoga, thiền định, nghe nhạc,…
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và giảm nguy cơ gặp phải chấn thương. Hầu hết người trưởng thành sẽ cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị bệnh đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem Thêm:
- Đau Lưng Và Đi Tiểu Nhiều Lần Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý
- Đau Nhức Xương Khớp Có Ăn Xôi Được Không? Cách Sử Dụng
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.