Bà Bầu Bị Đau Vai Gáy Phải Làm Sao Để Trị Dứt Điểm Và An Toàn?

Ngày cập nhật: 22/02/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Bà bầu có thể gặp phải tình trạng đau nhức vùng vai gáy khi mang thai. Vậy, tình trạng này có gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé không? Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao để trị dứt điểm tình trạng bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử lý triệu chứng đau vai gáy khi mang thai.

Mẹ bầu có hay bị đau vai gáy không? Dấu hiệu nhận biết

Có đến 90% phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải tình trạng đau mỏi vai gáy trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi đó mẹ bầu thường có biểu hiện:

  • Xuất hiện hiện tượng ê mỏi, đau nhức mức độ nhẹ ở vùng cổ, vai, gáy.
  • Khi vận động, nhất là cúi hoặc xoay cổ khiến cơn đau tiến triển nặng hơn và chỉ giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Đau nhức có thể lan sang các khu vực lân cận vùng cổ bao gồm lưng trên, cánh tay và vùng bả vai.
  • Mẹ bầu cảm thấy tê bì, khó chịu hoặc gặp phải một số rối loạn cảm giác ở vùng cổ và sau gáy.
  • Một số mẹ bầu còn cơ dấu hiệu hoa mắt, đau đầu, chóng mặt diễn ra thường xuyên.
Bà bầu cũng là đổi tượng dễ bị đau mỏi vai gáy
Bà bầu cũng là đổi tượng dễ bị đau mỏi vai gáy

Tình trạng đau mỏi vai gáy ở bà bầu do thói quen sinh hoạt thì có thể tự suy giảm sau 1 vài ngày. Tuy nhiên nếu nguyên nhân do bệnh lý thì rất nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn bà bầu nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân đau mỏi vai gáy ở bà bầu

Đau vai gáy khi mang bầu có thể do bệnh lý, thói quen sinh hoạt hoặc do sự thay đổi của cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy ở bà bầu thường gặp nhất:

  • Nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai, buồng trứng tăng cường sản xuất hormone progesterone để giảm thiểu sự co bóp của tử cung và giữ bào thai do đó vô tình làm nội tiết tố bị thay đổi. Lượng progesterone gia tăng đột ngột có tác động lên cơ vùng cổ và thắt lưng, làm chúng bị chùng xuống dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì và cứng cổ vai gáy.
  • Ngủ một tư thế quá lâu: Khi mang thai mẹ bầu thường thèm ngủ và ngủ trong thời gian dài. Bên cạnh đó một số bà bầu bị áp lực tâm lý, chỉ nằm ngửa khi ngủ và không dám thay đổi tư thế. Điều này ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn và hệ xương khớp nên dễ dàng dẫn đến chứng đau mỏi vai gáy.
  • Cân nặng thay đổi bất thường: Khi mang đa số bà bầu có tốc độ tăng cân một cách nhanh chóng. Cân nặng gia tăng tạo áp lực lên vùng cổ, cột sống, dây chằng từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức ở khu vực này.
  • Do thiếu chất dinh dưỡng: Đa số bà bầu đều bị ốm nghén khi mang thai, nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ. Ốm nghén khiến mẹ bầu chán ăn, nôn nhiều dẫn đến dinh dưỡng bị thiếu hụt đặc biệt là canxi. Bên cạnh đó, khi mang thai mẹ bầu cần lượng dinh dưỡng gấp đôi để nuôi thai nhi. Vì vậy, ốm nghén khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng, gây suy nhược cơ thể và có ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
  • Do lười vận động: Mang bầu đặc biệt ở các tháng cuối thai kỳ khi cơ thể nặng nề mẹ bầu trở nên lười vận động. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu có tư tưởng sai lầm là vận động sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu không vận động thường xuyên sẽ dễ mắc phải bệnh đau nhức xương khớp và gặp khó khăn khi sinh con.
  • Do thời tiết: Mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy có thể do trúng gió, nhiễm lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Mang thai ngoài tử cung: Nếu bị mang thai ngoài tử cung các cơn đau sẽ bắt nguồn từ vùng bụng, sau đó lan tới đầu vai và lưng. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, do đó nếu cơ thể bị đau vai gáy ở giai đoạn đầu thai kỳ bà bầu nên đến bệnh viện kiểm tra về có biện pháp xử lý.
Tăng cân đột ngột khi mang thai cũng là nguyên nhân gây đau nhức vai gáy
Tăng cân đột ngột khi mang thai cũng là nguyên nhân gây đau nhức vai gáy

Ngoài ra, bà bầu bị đau vai gáy còn một số nguyên nhân khác như mắc bệnh lý sỏi thận, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, tiền sản giật,…

Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao để trị khỏi?

Bà bầu là đối tượng có cơ địa rất nhạy cảm, do đó không thể áp dụng các loại thuốc Tây y hay can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh. Do đó, khi mang thai bà bầu có thể tự áp dụng mẹo giảm đau tại nhà hoặc tập thể dục như sau:

Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà

Nếu tình trạng đau nhức vai gáy ở mức độ nhẹ, bà bầu có thể áp dụng một số mẹo giúp giảm triệu chứng bệnh dưới đây:

Sử dụng gối ngủ và đai nâng bụng

Một số bà bầu bị đau vai gáy do nằm một tư thế và bị căng thẳng trong khi ngủ. Khi sử dụng đai nâng bụng cùng gối ngủ có tác dụng giúp giảm áp lực của thai nhi lên cơ vai và đốt sống thắt lưng. Bên cạnh đó, những vật dụng này còn giúp thay đổi tư thế ngủ dễ dàng, giảm đau nhức và mệt mỏi.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng được cho là biện pháp giúp giảm đau tức thì. Bên cạnh đó đây cũng là cách để mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả.

Sử dụng thảo dược

Ngoài các mẹo giảm đau nhức vai gáy tại nhà trên, mẹ bầu cũng có thể dùng một số thảo dược có tính ấm, kháng viêm giảm đau để điều trị. Các loại thảo dược nên dùng gồm: Ngải cứu, kinh giới, trầu không, đinh lăng,…

Cách dùng:

  • Đem thảo dược rửa sạch rồi cho lên chảo sao nóng với 1 ít muối hạt.
  • Sau đó dùng khăn vải mỏng bọc lại và chườm lên vị trí đau trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Mỗi ngày thực hiện chườm thảo dược ít nhất 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Xoa bóp, massage

Xoa bóp có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giảm chèn ép lên các rễ thần kinh nên giúp giảm đau hiệu quả. Người bệnh chỉ cần dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng khu vực vai gáy khi xuất hiện cơn đau để giảm triệu chứng. Ngoài ra, khi xoa bóp có thể sử dụng các loại tinh dầu như khuynh diệp, cam thảo, đinh hương để tăng hiệu quả.

Thực hiện xoa bóng mỗi ngày giúp giảm triệu chứng đau đáng kể
Thực hiện xoa bóng mỗi ngày giúp giảm triệu chứng đau đáng kể

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Chườm nóng và chườm lạnh thường được dân gian áp dụng để trị đau nhức xương khớp. Vì vậy, khi bị đau phần vai gáy do nhiễm lạnh, bệnh nhân nên dùng khăn ấm hoặc túi chườm để chườm lên vị trí bị đau. Còn trường hợp mẹ bầu đau nhức kèm theo sưng đỏ, tê bì thì chườm lạnh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Khi đó mẹ bầu nên ngâm khăn lạnh rồi chườm lên vùng đau nhức trong khoảng 15 phút.

Chú ý: Khi áp dụng mẹo này bệnh nhân không nên để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gặp tình trạng bỏng da.

Lưu ý:

  • Mẹ bầu không nên thực hiện bấm huyệt hoặc châm cứu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu muốn thực hiện các phương pháp này nên tham khảo ý kiến bác sĩ và đến cơ sở y tế để thực hiện.
  • Chỉ nên dùng các loại thảo dược ở ngoài da, không nên áp dụng cách sắc uống vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao? Tập bài thể dục 

Tập thể dục có tác dụng giúp thư giãn các cơ, giảm chèn ép lên dây thần kinh từ đó cải thiện triệu chứng đau nhức hiệu quả. Do đó, khi bị đau nhức, tê mỏi vùng cổ vai gáy bà bầu có thể áp dụng cách này để giảm đau ngay tại nhà.

Một số bài tập phù hợp cho bà bầu bị đau mỏi vai gáy:

Bài tập ngồi vặn mình

  • Ngồi khoanh chân trên thảm, thẳng lưng và 2 tay thả lỏng.
  • Tiếp theo để chân phải vắt chéo thông qua phía đầu gối bên trái, tay trái duỗi thẳng để giữ ngón chân trái, tay phải co ra phía sau lưng.
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 giây sau đó trở về tư thế ban đầu và thực hiện lặp lại động tác.

Bài tập yoga tư thế con mèo

  • Quỳ trên hai đầu gối, hai bàn tay cùng hai đầu gối chống xuống sàn sao cho phần vai hợp với cổ tay thành một đường thẳng, đùi vuông góc với hông.
  • Ngẩng mặt lên, hít thật sâu, buông thõng bụng xuống dưới rồi giữ 10 giây sau đó thở ra.
  • Tiếp tục hóp bụng lại, uốn cong lưng và đầu cúi xuống dưới.
  • Thực hiện lặp lại các động tác này từ 10 – 15 lần sẽ mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt cho bà bầu.

Bài tập hình thang

  • Đứng thẳng, hai tay bắt chéo và đặt áp sát mông.
  • Đem bàn trái giữ ngay cổ tay cần, rồi kéo nhẹ kết hợp nghiêng đầu qua phía bên trái.
  • Giữ tư nguyên tư thế khoảng 30 giây, trở lại tư thế ban đầu và thực hiện lặp động tác với bên còn lại. Mỗi bên thực hiện động tác ít nhất 10 lần sẽ có hiệu quả giảm đau nhức tê mỏi vùng vai gáy.
Bà bầu cần thường xuyên tập thể dục để có thể giảm triệu chứng bệnh ngay tại nhà
Bà bầu cần thường xuyên tập thể dục để có thể giảm triệu chứng bệnh ngay tại nhà

Bài tập co duỗi 2 vai

  • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng bai, 2 tay di chuyển ra sau lưng, các ngón tay đan vào nhau.
  • Từ từ giơ hai tay lên cao, kết hợp rướn người và uốn cong cơ thể về phía trước.
  • Giữ nguyên tư thế rướn người trong 40 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện lặp lại động tác khoảng 10 – 15 lần giúp giảm đau nhức vai gáy nhanh chóng.

Bài tập di chuyển cổ

  • Chuẩn bị động tác với tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo và hai tay thả lỏng đặt tự do trên đùi.
  • Hít thật sâu vào và ngước cổ lên rồi giữ nguyên 3 giây sau đó cúi xuống hết mức và thở ra.
  • Thực hiện bài tập 10 – 15 lần trong khoảng 15 – 20 phút để có hiệu quả giảm đau vai gáy ở bà bầu tốt nhất.

Bài tập xoay tay giảm đau vai gáy

  • Có thể ngồi hoặc đứng sau đó giữ thẳng lưng và cổ.
  • Tiếp theo nâng 2 vai lên cao và thực hiện xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ 10 – 15 vòng.
  • Trở về động tác ban đầu, nghỉ 30 giây rồi thực hiện xoay tay theo chiều ngược lại thêm 10 – 15 lần nữa và kết thúc bài tập.

Lưu ý khi tập thể dục trị đau nhức vai gáy ở bà bầu:

  • Trước khi tập nên khởi động để thư giãn các cơ tránh bị chuột rút hoặc chấn thương khi tập luyện.
  • Nên lựa chọn bài tập nhẹ nhàng, dễ thực hiện để tránh gây động thai.
  • Chỉ nên tập luyện thể dục khi em bé đã ở giai đoạn phát triển ổn định (từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi).

Bà bầu bị đau mỏi vai gáy phải làm sao? – Nhờ bác sĩ tư vấn điều trị

Trong tình trạng đau mỏi vai gáy nhẹ mẹ bầu có thể áp dụng các mẹo hoặc bài tập giảm đau ở nhà. Tuy nhiên, nếu  mẹ bầu đau mỏi vai gáy gặp phải các triệu chứng sau cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra chính xác và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất:

  • Đau nhiều, đau dai dẳng, âm ỉ kéo dài không dứt kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Triệu chứng đau nhức khiến mẹ bầu không thể cử động được vùng cổ.
  • Triệu chứng bệnh nghiêm trọng, áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà không mang lại hiệu quả.
  • Xuất hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh gây rối loạn cảm giác, tê bì ngón tay hoặc yếu cơ.
Bà bầu bị đau nhức vai gáy thì phải làm sao? - Nên nhờ bác sĩ tư vấn điều trị
Bà bầu bị đau nhức vai gáy thì phải làm sao? – Nên nhờ bác sĩ tư vấn điều trị

Các dấu hiệu trên không chỉ đơn thuần là cơn đau mỏi thông thường, nó có thể do bệnh xương khớp hoặc mang thai ngoài tử cung. Do đó, khi có các biểu hiện này, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tránh bệnh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

Biện pháp phòng ngừa đau mỏi vai gáy cho bà bầu

Để phòng ngừa đau mỏi vai gáy khi mang thai, bà bầu cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như sau:

  • Cần thực hiện chế độ ăn uống theo từng giai đoạn của thai nhi để tránh dư thừa chất khiến việc tăng cân quá nhanh làm gia tăng tình trạng đau mỏi vai gáy.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo có lợi trong cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, tôm, cua, tảo, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân,…; thực phẩm giàu canxi có trong các loại hải sản và sữa tươi; vitamin khoáng chất có trong các loại rau củ quả tươi,…
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm đồ đóng hộp, nước uống có ga hoặc thức ăn nhanh để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của hệ xương khớp.
  • Cần hạn chế sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá có ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi, vitamin D và sức khỏe thai nhi.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao. Hy vọng qua bài viết này bà bầu có thể trang bị cho mình những kiến thức để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác