Đau Vai Gáy Có Nguy Hiểm Không Và Cách Chữa Trị Dứt Điểm

Ngày cập nhật: 15/04/2024 Biên tập viên: Trịnh Linh

Đau vai gáy gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Vậy đau vai gáy có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cụ thể qua bài viết sau. 

Nguyên nhân đau vai gáy  

Trước khi trả lời được câu hỏi đau vai gáy có nguy hiểm không, bạn cũng nên tìm hiểu xem đau vai gáy là bệnh gì. Đau mỏi vai gáy là hiện tượng hệ thống cơ xương khớp và mạch máu tại vùng vai gáy bị rối loạn. Bất kỳ ai ở độ tuổi nào đều có thể bị đau mỏi vai gáy, phổ biến nhất ở độ tuổi trung niên. Khi bị đau vai gáy người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn ở cơ vùng gáy và vận động khó khăn.

Nguyên nhân đau vai gáy có thể do thói quen hoặc bệnh lý. Cụ thể: 

Đau vai gáy do thói quen 

Một số trường hợp nguyên nhân đau vai gáy do thói quen sinh hoạt hàng ngày không đúng cách, cụ thể như:

  • Nằm sai tư thế khi ngủ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi đau vai gáy, khi người bệnh có thói quen nằm ở một tư thế lâu, ngủ gục trên bàn, dùng gối quá cao… Điều đó khiến cho phần cơ ở cổ bị chèn ép và ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu lên não gây đau vai gáy. Nếu đau vai gáy do ngủ sai tư thế, thường cơn đau sẽ nhanh khỏi và người bệnh thường chủ quan. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến thiếu oxy nuôi dưỡng và làm tê liệt khả năng vận động vùng cổ. 
  • Yếu tố tuổi tác: Hầu hết những người lớn tuổi đều gặp các bệnh lý về xương khớp. Khi về già chức năng của các cơ hoạt động yếu hơn và khiến cho quá trình lưu thông máu tới não, cổ kém. Bên cạnh đó, hệ thống mạch máu ở người già thường kém và dễ bị tắc nghẽn. Chính điều đó đã khiến cho cơn đau thêm nặng hơn và khó khăn trong quá trình điều trị. 
  • Lười vận động hoặc bê vác nặng: Trong một số trường hợp do môi trường làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu cũng là tác nhân gây đau vai gáy. Nếu bệnh nặng hơn có thể gây đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, những người làm việc thường xuyên bê đồ nặng cũng tác động tới xương khớp, gây chấn thương và đau mỏi vai gáy. 

Xem Thêm: Tư Thế Ngủ Cho Người Đau Vai Gáy Dễ Thực Hiện, Giảm Đau Nhanh

Thói quen ngồi làm việc quá lâu cũng có thể gây đau vai gáy
Thói quen ngồi làm việc quá lâu cũng có thể gây đau vai gáy

Đau vai gáy do bệnh lý

Các bệnh lý về xương khớp như vẹo cổ bẩm sinh, bệnh về cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dị tật ở vùng cổ vai gáy… cũng là tác nhân gây đau vai gáy. 

Nguyên nhân đau vai gáy thường do thói quen sinh hoạt hàng ngày, vì vậy người bệnh thường bỏ qua. Khi bệnh lan tới vùng nửa đầu gây khó khăn khi vận động, vì vậy người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể. 

Triệu chứng đau vai gáy

Nắm rõ những triệu chứng đau mỏi vai gáy sẽ giúp người bệnh có cách điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết khi bị đau vai gáy:

  • Đau vai gáy và đau đầu: Khi bị đau vai gáy người bệnh có thể đau nhức mỏi vai gáy và đau đầu. Khi bệnh ở mức độ nặng cơn đau sẽ lan tới đỉnh đầu và kéo dài cả ngày, đặc biệt cơn đau nặng hơn khi cúi. 
  • Đau vùng cánh tay: Trong giai đoạn đầu người bệnh sẽ đau mỏi phần vai gáy, sau đó sẽ lan tới các cơ ở cánh tay và tê bì. 
  • Khó thở: Nếu bị đau vai gáy do gặp chấn thương người bệnh sẽ thấy khó khăn khi thở. Thở gấp và đau mỗi khi hít vào cộng với đường ống dẫn khí bị tắc nghẽn lên không đủ oxy tới phổi. 
  • Buồn nôn: Nhiều trường hợp sẽ bị đau gáy kèm theo cảm giác buồn nôn ở lồng ngực. Nguyên nhân là do dịch vị axit được tiết ra nhiều và gây co thắt dẫn đến buồn nôn. 
  • Đau lưng: Khi vai gáy bị sưng viêm sẽ cản trở quá trình lưu thông máu tới lưng và chèn ép các dây thần kinh. Từ đó gây ra những cơn đau lưng âm ỉ ở người bệnh và không thể sinh hoạt bình thường. 
Đau vai gáy có thể kèm theo triệu chứng đau lưng
Đau vai gáy có thể kèm theo triệu chứng đau lưng

Đau vai gáy có nguy hiểm không?

Đau vai gáy có nguy hiểm không? Tùy theo từng nguyên nhân mà bệnh sẽ có mức độ ảnh hưởng riêng. Nếu đau mỏi vai gáy do thói quen xấu, thì cơn đau có thể thuyên giảm sau khi điều chỉnh và có chế độ nghỉ ngơi, dùng thuốc hợp lý. Chẳng hạn như, nếu bị đau vai gáy do dùng gối cao thì bạn có thể điều chỉnh lại loại gối thấp hơn sẽ có tác dụng giảm tình trạng đau nhức. 

Trong trường hợp đau mỏi vai gáy do mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm… cơn đau thường kéo dài và dễ tái phát. Đau nửa đầu vai gáy có nguy hiểm không? Trong trường hợp này nếu không có cách điều trị sớm sẽ gây biến chứng như bại liệt, biến dạng khớp, teo cơ, thiếu máu não. 

Mỏi vai gáy có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, nếu do nguyên nhân mắc bệnh lý khi không điều trị dứt điểm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như: 

  • Rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não
  • Không tập trung, đau vai gáy mất ngủ và cơ thể cảm thấy mệt mỏi 
  • Tổn thương dây thần kinh ở cánh tay 
  • Tủy sống vùng cổ và rễ thần kinh bị chèn ép 
  • Đau nhức các rễ cây thần kinh 
  • Rối loạn cảm giác
  • Cột sống bị biến dạng 
  • Tàn phế, bại liệt
  • Teo cơ
Đau vai gáy có nguy hiểm không
Đau vai gáy gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Ngoài ra, trong một số trường hợp đau mỏi vai gáy là dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm trùng, ung thư. Do đó, nếu thấy có triệu chứng đau nhức kéo dài trên 6 tuần và không thuyên giảm kèm theo những triệu chứng dưới đây người bệnh cần đi thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân
  • Đau nhức ngay cả khi chạm nhẹ
  • Đau đầu dữ dội, sốt cao và ớn lạnh
  • Gặp vấn đề về tủy sống như teo cơ, yếu cơ, tê nhức các chi
  • Buồn nôn, chóng mặt 
  • Gia đình có người từng mắc các bệnh tự miễn
  • Gặp vấn đề về đường tiêu hóa, phát ban và cứng khớp vào buổi sáng

Phương pháp chẩn đoán đau vai gáy

Đau vai gáy gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả. 

Chẩn đoán đoán đau vai gáy, trước hết bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tình trạng cơn đau như thế nào, triệu chứng ra sao, mức độ đau nặng hay nhẹ… Bên cạnh đó, có thể kiểm tra vùng cổ, tay và vai và thực hiện các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán bệnh như: 

  • Chò dò tủy sống
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang
  • Quét MRI và CT
  • Điện cơ đồ 

Cách điều trị đau vai gáy hiệu quả

Cách điều trị đau vai gáy còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ sẽ có phương pháp điều trị. Cụ thể như sau:  

Đau vai gáy ở mức độ nhẹ 

Nếu tình trạng đau vai gáy ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự áp dụng các cách điều trị đau vai gáy tại nhà đơn giản như: 

  • Giảm đau tức thời bằng cách chườm ấm vùng cổ vai gáy. 
  • Vận động nhẹ nhàng bằng cách xoay cổ và xoay đầu, tuy nhiên nếu đau không nên cố gắng. 
  • Tránh ngồi điều hòa quá lạnh, ngồi trước quạt hoặc tắm khuya sẽ khiến cho cơn đau thêm nặng hơn.  
  • Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy mỗi ngày khoảng 15 phút, tác dụng giúp máu lưu thông và giãn cơn đau hiệu quả.     
Đau vai gáy có nguy hiểm không
Cách chữa đau vai gáy mức độ nhẹ

Đau vai gáy mức độ vừa 

Trong trường hợp đau vai gáy ở mức độ vừa và áp dụng những biện pháp ở trên nhưng không thuyên giảm, thì có thể sử dụng các loại thuốc điều trị đau vai gáy như: 

  • Thuốc chống viêm, giảm đau: Có tác dụng giảm đau và chống viêm nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị. 
  • Thuốc giãn cơ: Sử dụng nhóm thuốc giãn cơ giúp giảm tình trạng co thắt quá mức và những cơn đau bị co cứng. 
  • Sử dụng miếng dán giảm đau: Trong miếng dán có chứa các hợp chất chống viêm, khi thẩm thấu qua da sẽ có tác dụng giảm đau vùng vai gáy hiệu quả. 
  • Vitamin nhóm B: Trong trường hợp đau mỏi vai gáy mãn tính bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc có chứa vitamin giúp tái tạo tế bào thần kinh, phục hồi và giảm tình trạng co cứng. 

Đau vai gáy mức độ nặng

Nếu đau vai gáy ở mức độ nặng, cơn đau khiến người bệnh khó chịu và khó khăn khi vận động. Dưới đây là các phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy hiệu quả các bạn có thể tham khảo:

  • Dùng thuốc Đông y: Sử dụng thuốc Đông y có tác dụng giảm tình trạng tê bì tay chân, giảm cơn đau, bồi bổ khí huyết và phục hồi khả năng hoạt động của các khớp. Ưu điểm của điều trị vai gáy bằng phương pháp Đông y là an toàn, lành tính, hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ tới gan như dùng thuốc Tây.
  • Châm cứu đau vai gáy: Châm cứu có tác dụng điều hòa các hoạt động của tế bào thần kinh. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng các vị trí huyệt đạo để giảm đau hiệu quả. 
  • Dùng nhóm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh: Giảm cơn đau và làm mềm cơ, cần sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp đau vai gáy kéo dài và tái phát, cần tiến hành phẫu thuật. Thực hiện phương pháp phẫu thuật giúp điều trị các yếu tố gây đau vai gáy như mạch máu, cột sống ở vùng cổ như gai xương, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, đốt sống bị trượt… 
Đau vai gáy có nguy hiểm không
Châm cứu chữa đau vai gáy hiệu quả

Cách phòng tránh đau vai gáy

Có thể thấy đau vai gáy không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc hàng ngày. Để phòng tránh đau vai gáy người bệnh cần lưu ý thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:

  • Tránh sử dụng các loại gối cao để ngủ
  • Tư thế làm việc, ngồi học đúng cách
  • Lựa chọn loại ghế có tựa lưng cổ khi làm việc
  • Áp dụng các bài tập tốt cho cổ vai gáy
  • Nếu công việc ngồi nhiều, cần đứng dậy vận động đi lại sau 30 phút
  • Lựa chọn các loại đệm cứng và chắc chắn để ngủ
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Thường xuyên tập luyện thể dục hàng ngày nâng cao sức khỏe và giúp các cơ dẻo dai

Hy vọng, với những thông tin tư vấn ở trên có thể giúp bạn giải đáp được nhức thắc mắc về đau vai gáy có nguy hiểm không? Nếu thấy tình trạng đau vai gáy kéo dài và áp dụng các phương pháp trên không có hiệu quả, cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể. 

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

20/09

hôm nay

21/09

Ngày mai

22/09

Ngày kìa

+

Khác