Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì để phục hồi nhanh?

Ngày cập nhật: 27/05/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Thoái hóa cột sống là tình trạng thoái hóa của đĩa đệm cột sống, bệnh gây ra những triệu chứng đau đớn, cùng với những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để sớm khắc phục triệu chứng, phục hồi nhanh. Vậy thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất cho quá trình phục hồi? Tham khảo ngay, chuyên gia sẽ giải đáp.

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì để phục hồi nhanh?

Một chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí đây cũng được coi là nguyên nhân làm tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa.

Chính vì vậy, song song với các phương pháp đặc hiệu chữa bệnh, bệnh nhân cũng nên lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa cột sống để áp dụng vào thực đơn hằng ngày. Như vậy cũng vừa làm chậm lại tiến trình thoái hóa của cột sống vừa cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra.

Dưới đây sẽ là chế độ ăn cho người bị thoái hóa đốt sống được chia sẻ bởi Thầy thuốc ưu tú Doãn Hồng Phương – GĐ Chuyên môn TT Đông phương Y pháp.

Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên ăn các loại cá béo

Đặc biệt là những loại cá giàu omega 3 – acid béo tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của phản ứng viêm tại đốt sống bị thoái hóa. Vì vậy, các loại cá này còn được nhiều bệnh nhân xem là thức ăn chữa bệnh thoái hóa cột sống. 

Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên ăn các loại cá béo
Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên ăn các loại cá béo

Cụ thể hơn, một số loại cá như: Cá tuyết, Cá trích, Cá hồi, Cá cơm biển, Cá mòi, Cá thu, Cá hồi hoa…

Hãy sử dụng chúng 3 lần mỗi tuần với liều lượng vừa phải, hợp lý để đạt công dụng tốt nhất. Đối với bệnh nhân bị dị ứng với cá thì có thể thay thế bằng việc sử dụng các loại dầu cá omega 3 chất lượng tốt để bổ sung đủ dưỡng chất.

Bị thoái hóa cột sống cổ – lưng nên ăn nước hầm xương

Trong nước hầm từ xương ống, sụn bò, lợn, bê… chứa dưỡng chất glucosamin và chonroitin – thành phần thành phần quan trọng cấu tạo lên lớp sụn thêm giữa các đốt sống. Dung nạp lượng vừa phải sẽ đảm bảo cho cột sống vận động linh hoạt hơn, giảm đau, tê cứng cột sống hiệu quả.

Ngoài ra, trong nước hầm xương còn chứa một hàm lượng canxi phong phú, giúp xương khớp chắc khỏe và nhanh chóng phục hồi thương tổn.

Bổ sung đầy đủ chất xơ, khoáng chất, vitamin C từ rau xanh và trái cây

Đây là câu trả lời không thể thiếu cho câu hỏi “thoái hóa cột sống nên ăn gì?”, rau xanh và trái cây vốn là thực phẩm lạnh mạnh và tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Dưới đây là một số hoa quả và rau xanh mà bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ lưng nên bổ sung thường xuyên:

  • Rau xanh đậm màu: cải thìa, bông cải xanh, súp lơ xanh, bắp cải Brussel, rau bó xôi,… cho cột sống vững chắc hơn
  • Ớt chuông đỏ và xanh, khoai lang, cà rốt, cà chua,… chúng có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ sụn và lớp xương trong đốt sống nằm dưới sụn, tổng hợp được nhiều canxi hơn để nuôi dưỡng cột sống.
  • Quả chuối tiêu, dâu tây, ổi, dứa, kiwi, quýt, bưởi, cam, đu đủ, xoài… Chống oxy hóa, bảo vệ cột sống và các phần mềm xung quanh, tăng miễn dịch, tăng cường sức khỏe.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì giàu canxi

Canxi là loại khoáng chất cần thiết bậc nhất cho xương chắc khỏe, khi dung nạp lượng vừa phải sẽ tránh bị loãng xương và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp khác.

  • Một số sản phẩm từ sữa, như sữa tươi, sữa chua và phô mai… chứa khá nhiều canxi và tốt cho sức khỏe của bệnh nhân thoái hóa cột sống.
  • Hải sản (tôm, cua, mực tôm…), cá (cá mòi, cá basa, cá hồi, cá cơm), rau xanh sẫm, đậu hũ, vừng (mè), đậu bắp, bột yến mạch, đậu cô ve, hạnh nhân,… chứa nhiều canxi nên ăn thường xuyên.

Thực phẩm giàu vitamin K2

Vitamin K2 có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa canxi – khoáng chất chính trong xương, giúp bạn ngăn ngừa loãng xương, phục hồi tổn thương. Nam giới trưởng cần 80mcg vitamin K mỗi ngày, 65mcg.

Thực phẩm giàu vitamin K2 tốt cho bệnh nhân bị thoái hóa
Thực phẩm giàu vitamin K2 tốt cho bệnh nhân bị thoái hóa

Các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cá thu, cá mòi, cá ngừ, gan, phô mai cứng (cheddar, bơ), lòng đỏ trứng, sữa tươi, rau xanh đậm (cải xoăn, bông cải xanh, cải bó xôi, bắp cải…) khá giàu vitamin K2 và bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể sử dụng thường xuyên.

Bị thoái hóa cột sống nên ăn thực phẩm có chứa vitamin D

Thiếu hụt vitamin D, xương sẽ không thể chắc khỏe và mỗi ngày, một người cần đến 400 – 1.000 IU vitamin D. Trong ánh nắng buổi sáng sớm có chứa một lượng lớn vitamin D, tuy nhiên trong một số thực phẩm cũng có chứa vitamin D như: cá trích, cá hồi, cá tuyết, cá ngừ đóng hộp, cá mòi, tôm, dầu gan hàu, nấm, sữa đậu nành, lòng đỏ trứng, bột yến, nước cam…

Nếu cơ thể vẫn không dung nạp đủ, bệnh nhân có thể sử dụng các loại sản phẩm vitamin được mua tại nơi uy tín để đảm bảo hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Thực phẩm giàu magie

Theo nghiên cứu, có khoảng 50 – 70% tổng lượng magie tập trung ở xương, có vai trò kết hợp với canxi và phốt pho một cách chặt chẽ trong quá trình tạo xương, đồng thời duy trì xương chắc khỏe. Vậy nên việc bổ sung được nhiều dưỡng chất giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Hiện nay, chất magie được tìm thấy nhiều ở một số thực phẩm như: 

  • Sô-cô-la đen, 
  • Các loại hạt (quả hồ đào, hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt lanh…), 
  • Các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu phộng, đậu nành), 
  • Đậu phụ, bột yến mạch, 
  • Rau lá xanh đậm màu (súp lơ, cải ngọt…),
  • Cá béo như cá hồi, cá thu và cá bơn,
  • Quả bơ,chuối,…

Bệnh nhân nên sử dụng thường xuyên với liều lượng vừa phải để đạt hiệu quả cao.

Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì giàu chất sắt?

Chất sắt là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất collagen và chuyển hóa vitamin D, là nhân tố tạo ra hemoglobin (chất vận chuyển oxy đi khắp cơ thể). Đồng thời chất sắt có đóng góp cho quá trình phát triển của xương chắc khỏe.

Bị thoái hóa cột sống nên ăn thực phẩm giàu chất sắt
Bị thoái hóa cột sống nên ăn thực phẩm giàu chất sắt

Sắt có trong gan, thịt đỏ (không nên ăn nhiều), thịt gia cầm, trai, sò, hàu, ốc…, rau xanh đậm, đậu nành, củ cải đường, đậu lăng, quả lựu…

Vậy nên bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ lưng cũng nên thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày với liều lượng hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì giàu protein?

Protein quan trọng không kém so với những khoáng chất tốt cho xương chắc khỏe, vì thiếu hụt quá nhiều protein sẽ làm tăng bài tiết canxi qua đường nước tiểu. Chính vì vậy, người bị thoái hóa cột sống thắt lưng – cổ, cần tiêu thụ protein tuy nhiên ưu tiên protein từ thực vật thay thế cho protein động vật. Bởi chúng giúp giảm viêm, ức chế bệnh thoái hóa cột sống.

Một số thực vật chứa protein như: Rau lá xanh đậm màu (súp lơ, cải ngọt…), các loại đậu (đặc biệt đậu nành), hạt diêm mạch, hạt mè, hạt hướng dương,…

Bị thoái hóa cột sống kiêng ăn gì để bệnh không thêm nghiêm trọng?

Bên cạnh những câu hỏi về thoái hóa cột sống ăn gì tốt, bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng, cổ cũng cần kiêng khem một số thực phẩm, thậm chí là không nên sử dụng vì chúng có thể gây ra những tác hại đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh.

Thoái hóa cột sống nên hạn chế ăn một số thực phẩm
Thoái hóa cột sống nên hạn chế ăn một số thực phẩm

Dưới đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân thoái hóa cột sống nên loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của mình.

  • Đường: vì chúng kích thích giải phóng nhiều Cytokine, gây ra phản ứng viêm tại vị trí bị thoái hóa. Nếu cần thiết phải sử dụng, các chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, siro thực vật.
  • Muối: Vì muối gây kích thích viêm tại khu vực cột sống bị thoái hóa và giảm khả năng hấp thụ canxi.
  • Các món chiên, xào sẽ cản trở lưu thông máu, dưỡng chất. Đặc biệt là khu vực cột sống bị thoái hóa. Ngoài ra, ăn nhiều đồ chiên xào cũng dễ tăng cân, tạo gánh nặng cho cột sống.
  • Bột mì trắng, bánh mì, bánh quy… vì chúng sẽ kích thích phản ứng viêm tại khu vực bị thoái hóa.
  • Hạn chế dùng thực phẩm chứa Omega 6: Chất này gia tăng khả năng giữ nước, gây tê bì tay chân.
  • Thực phẩm chế biến sẵn đóng hộp: chúng chứa chất bảo quản, khi sử dụng sẽ gây đau nhức xương khớp, tăng cảm giác nhức mỏi.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích (rượu, thuốc lá…): chúng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa xương khớp… và nhiều tác hại khác nguy hiểm đến sức khỏe.

Có thể thấy, có khá nhiều thực phẩm mà bệnh nhân thoái hóa cột sống không nên ăn, vì vậy bạn nên lưu ý để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống vừa bổ dưỡng vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa cột sống, bệnh nhân cũng có thể tham khảo và thưởng thức một số món ăn bổ dưỡng như:

1/ Món thịt dê hầm đỗ trọng

  • Nguyên liệu: 500g thịt dê, 30g đỗ trọng (mộc miên), 1 nhánh gừng tươi, 1 củ cải trắng.
  • Cách chế biến: Rửa sạch thịt dê, cắt miếng. Củ cải gọt và cắt nhỏ. Sau đó luộc chung thịt dê với củ cải trắng trong 10 phút, rồi cho gừng xắt sợi và đỗ trọng. Hầm như, nêm nếm gia vị và thưởng thức khi còn nóng.

2/ Món gà ác tiềm thuốc bắc

  • Nguyên liệu: 1 con Gà ác 500g, địa cốt tử 10g, tam thất 5g, 5 quả táo tàu, lệ chi nô (long nhãn) 10g.
  • Cách chế biến: Sơ chế gà sạch sẽ, nhét các vị thuốc bắc vào bên trong rồi hầm cho chín nhừ, sau đó nêm nếm và chia làm 2 phần rồi ăn trực tiếp cả thịt và uống nước hầm.

3/ Món ngải cứu chiên trứng

  • Nguyên liệu: 2 quả trứng gà ta và 1 nắm lá ngải cứu
  • Cách chế biến: Rửa sạch ngải cứu sau đó thái/ giã nát rồi đập trứng vào, thêm chút gia vị và hành củ rồi trộn đều lên đem áp chảo hoặc hấp. Bệnh nhân nên ăn trực tiếp khi còn ấm nóng.

Lưu ý: Bệnh nhân không nên lạm dụng các món ăn trên, một tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần với liều lượng như đã hướng dẫn để tránh thừa chất, phản tác dụng.

Với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu YHCT được thực hiện bởi các chuyên gia thì hiệu quả điều trị có thể đạt 90%. Hy vọng với những nội dung chia sẻ về bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì đã mang hữu ích đến bạn, chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

18/10

hôm nay

19/10

Ngày mai

20/10

Ngày kìa

+

Khác