Cách Bấm Huyệt Chữa Thoái Hóa Cột Sống Hiệu Quả, An Toàn

Ngày cập nhật: 21/06/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh
Đánh giá bài viết

Thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế hiện đại, bấm huyệt cũng được áp dụng ngày càng phổ biến. Vậy bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống có thực sự hiệu quả không? Bấm huyệt thế nào để trị bệnh tốt nhất?

Bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống hiệu quả không?

Bấm huyệt là phương pháp trị liệu bằng tay tác động lên các huyệt, da thịt và gân khớp người bệnh. Phương pháp này được ứng dụng ngày càng phổ biến trong điều trị thoái hóa cột sống và đem lại hiệu quả tốt nhờ cơ chế sau đây:

  • Giảm đau, chống viêm: Bấm huyệt kích thích cơ thể sản sinh endorphin – chất giảm đau tự nhiên, đồng thời giúp giảm co cơ, cải thiện lưu thông máu, từ đó giảm đau nhức, viêm sưng tại các khớp cột sống.
  • Thư giãn cơ bắp: Kích thích các thụ thể thần kinh tại các huyệt đạo, truyền tín hiệu lên não bộ giảm căng thẳng cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, tăng độ dẻo dai cho khớp tại vai, cổ. Từ đó sẽ cải thiện khả năng vận động của cột sống.
  • Hỗ trợ tái tạo sụn khớp: Bấm huyệt giúp thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, thúc đẩy quá trình trao đổi chất tại các khớp cột sống, hỗ trợ nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp.
  • Ngăn ngừa biến chứng: Chuyên gia cho biết, tác động day bấm huyệt sẽ giúp các mô cơ vùng tổn thương được thư giãn, phục hồi, giải phóng dây thần kinh và các mạch máu bị chèn ép. Điều này giúp ngăn ngừa tối đa biến chứng bệnh thoái hóa cột sống.
Bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả rất tốt
Bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả rất tốt

10 huyệt đạo dùng trong bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống

Một số huyệt đạo được ứng dụng trong phác đồ bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống bao gồm như sau:

  • Huyệt Đại trường du: 2 huyệt nằm ở vị trí cách điểm lõm dưới gai cột sống thắt lưng số 4 khoảng 1.5 thốn (đo theo chiều ngang sang 2 bên).
    Huyệt Thận du: Huyệt nằm ngay dưới gai cột sống thắt lưng số 2, tiến hành đo ngang sang 1.5 thốn.
  • Huyệt A thị: Còn có tên gọi khác là huyệt Thiên ưng, đây là huyệt tại điểm đau, xác định bằng cách dùng đầu ngón tay day ấn để xác định điểm đau.
  • Huyệt Phong trì: Là huyệt đạo nằm ở vị trí hõm được tạo bởi các khối cơ vùng cổ gáy. Cụ thể, huyệt được tạo bởi các cơ xương ức –  đòn – chũm và phần trên của cơ thang.
  • Huyệt Kiên tỉnh: Nằm ở điểm lõm bờ vai trên, nơi giao giữa đường ngang nối đốt sống cổ thứ 7 với đường giữa xương bả vai.
  • Huyệt Hậu khê: Nằm ngay đằng sau đầu nhỏ xương bàn tay thứ 5, tại cuối nếp gấp ngang của lòng bàn tay.
  • Huyệt Bách hội: Vị trí huyệt nằm ngay tại điểm lõm chính giữa điểm đầu. Dùng ngón giữa đặt chính giữa đỉnh đầu sẽ thấy huyệt vị này.
  • Huyệt Đốc du: Nằm dưới gai đốt sống lưng số 6, đo ngang sang 1.5 thốn.
  • Huyệt Hoàn khiêu: Huyệt nằm ở vùng mông, xác định huyệt bằng cách co chân đến khi gót chạm mông chính là vị trí của huyệt.
  • Huyệt Ủy trung: Huyệt nằm chính giữa nếp hằn khoeo chân phía sau đầu gối.

Kỹ thuật bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Kỹ thuật bấm huyệt là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây, chuyên gia hướng dẫn các bước bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ đúng kỹ thuật:

Bước 1: Người bệnh nằm xuống giường, thả lỏng cơ thể, thư giãn tinh thần.

Bước 2: Xác định vị trí các huyệt đạo được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh.

Bước 3: Tiến hành bấm huyệt. Một số kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt được áp dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa cột sống bao gồm:

  • Xoa: Lấy 2 lòng bàn tay đồng thời xoa lên toàn bộ lưng, thực hiện từ 10 – 15 lần.
  • Miết: Có thể áp dụng phương pháp miết ngang lưng (Miết từ cột sống sang 2 bên hông) hoặc miếng dọc lưng (theo hướng từ trên xuống dưới).
  • Day ấn: Sử dụng gốc bàn tay day ấn cả lưng, sau đó dùng 2 ngón cái day từng đốt cột sống, thực hiện từ 3 – 5 lần.
  • Bóp: Dùng gốc bàn tay và các ngón tay bóp từ mông lên toàn lưng, theo chiều từ mông bên phải chạy dọc lên lưng, qua vai phải, vai trái rồi xuống lưng và mông bên trái.
Bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần đảm bảo đúng kỹ thuật
Bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần đảm bảo đúng kỹ thuật

Phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp bấm huyệt phù hợp. Thời gian thực hiện mỗi lần từ 3 – 5 phút.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thêm một số loại tinh dầu như: Dầu gió, cao hổ cốt, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm trà,…. để giúp các cơ thư giãn tốt, nâng cao hiệu quả điều trị cao hơn.

Chống chỉ định bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ

Dưới đây là một số đối tượng được khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ:

  • Người mắc các bệnh cấp tính: Nhiễm trùng (Sốt cao, ớn lạnh, ho, sổ mũi,…), tim mạch (rối loạn huyết áp, nhịp tim), tiêu hóa (xuất huyết bao tử, loét dạ dày,…), thần kinh (bao gồm động kinh, loạn thần kinh,…)
  • Người có vấn đề da liễu: Có vết thương hở, bị nhiễm trùng da gây mụn mủ, áp xe, người bị dị ứng da mẩn đỏ, ngứa ngáy,…
  • Phụ nữ có thai: Bởi một số huyệt đạo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Người mới bị chấn thương: Gãy xương, bong gân, bầm tím, sưng tấy,… tại các huyệt vị cần tác động.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu: Do bấm huyệt có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Người có bệnh nền nghiêm trọng: Ung thư, suy gan, suy thận.

Ngoài ra, những bệnh nhân trên 50 tuổi cần tiến hành kiểm tra mật độ xương trước khi bấm huyệt, tránh trường hợp loãng xương khi tác động bấm huyệt sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Một số đối tượng chống chỉ định bấm huyệt chữa bệnh
Một số đối tượng chống chỉ định bấm huyệt chữa bệnh

Nguyên tắc quan trọng khi bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống

Nhằm đảm bảo hiệu quả chữa thoái hóa cột sống và hạn chế tai biến nguy hiểm, trong quá trình bấm huyệt cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng sau:

  • Cần xác định đúng huyệt đạo, không tự ý phối nhiều huyệt, nếu chưa biết cách tìm huyệt chuẩn thì cần tham vấn ý kiến từ chuyên gia.
  • Điều chỉnh lực đạo day bấm huyệt phù hợp, không bấm quá mạnh sẽ làm tổn thương chức năng dưới da, nhưng bấm quá yếu sẽ không mang lại hiệu quả trị bệnh.
  • Trong lúc xoa bóp bấm huyệt, người bệnh cần thả lỏng cơ thể để cơ xương khớp được thư giãn, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt nhất.
  • Kiên trì bấm huyệt trị bệnh và tuân thủ liệu trình nghiêm ngặt, thông thừng sau khoảng 1 – 2 tháng mới thấy kết quả rõ rệt nhất.
  • Trong quá trình day bấm huyệt, nếu người bệnh cảm nhận thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần báo ngay cho thầy thuốc để được xử lý an toàn.
  • Để nâng cao hiệu quả chữa trị, người bệnh cần kết hợp một chế độ dinh dưỡng tốt cho xương, sinh hoạt điều độ, loại bỏ các thói quen gây tác động đến cột sống như mang vác nặng, ngủ sai tư thế, ngồi 1 tư thế trong thời gian quá dài,…

Trên đây là thông tin chi tiết về phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống. Đây là phương pháp được đánh giá cao về tác dụng cải thiện bệnh, tuy nhiên, để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả và an toàn sức khỏe, người bệnh cần đến các bệnh viện, phòng khám Y học cổ truyền để được chẩn đoán và điều trị.

Xem Thêm:

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác