Hướng Dẫn Bấm Huyệt Chữa Tai Biến, Đột Quỵ Hiệu Quả

Ngày cập nhật: 25/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
Đánh giá bài viết

Bấm huyệt là một phương pháp truyền thống từ Y học cổ truyền có tác động tích cực đến việc phòng ngừa và điều trị các biến chứng sức khỏe như tai biến. Việc áp dụng bấm huyệt chữa tai biến mở ra một khía cạnh mới trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của những người đang bị tác động bởi tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu thêm về lợi ích mà bấm huyệt có thể hỗ trợ trong quá trình phục hồi sau tai biến trong bài viết dưới đây. 

Các thể tai biến theo Y học cổ truyền

Trước khi đi vào tìm hiểu các cách bấm huyệt chữa tai biến, bạn cần biết các thể tai biến trong Đông Y. Tai biến trong Y học cổ truyền chính là chứng trúng phong, tình trạng xảy ra đột ngột khiến người bệnh bị liệt nửa người, các cơ tay chân bị tê liệt, mặt méo lệch, gặp khó khăn khi nói.

Bệnh nhân bị tai biến sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau
Bệnh nhân bị tai biến sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau

Chứng trúng phong thường được chia thành 2 thể bệnh riêng biệt là trúng phong tạng phủ và trúng phong kinh lạc. Cụ thể như sau:

Trúng phong kinh lạc

“Phong” được hiểu là năng lượng của gió hoặc khí trong cơ thể. “Kinh lạc” là một loại năng lượng đặc biệt của khí, thường diễn ra khi có sự cản trở trong luồng khí tự nhiên của cơ thể. Khi năng lượng phong – kinh lạc trong cơ thể bị cản trở hoặc không lưu thông một cách bình thường sẽ dẫn tới tình trạng đau đầu, đau cơ, căng thẳng hoặc tăng nguy cơ bị tai biến.

Theo đó, trúng phong kinh lạc là thể tai biến xảy ra do tình trạng co thắt mạch não, xuất huyết và nhồi máu não ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nguy cơ có bị liệt nửa người và hôn mê. Mặt khác, trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị hoa mắt, chóng mặt và mất ý thức tạm thời.

Trúng phong tạng phủ

Trúng phong tạng phủ thường xuất hiện chứng thoát – thể liệt mềm hoặc chứng bế – thể liệt cứng. Trong đó, chứng bế xảy ra do dương khí thỉnh, bệnh ở tạng tam và can. Khi gặp chứng bế, 2 tay bệnh nhân sẽ nắm chặt, người co quắp lại kèm theo tình trạng nghiến răng.

Bên cạnh đó, hơi thở cũng khò khè, người nóng ran, chất lưỡi vàng, rêu lưỡi vàng dày, không tiết mồ hôi, mạch hoạt sác hữu lực. Tình trạng này thường thấy nhiều khi bị nhồi máu não ổ lớn, xuất huyết não, có hôn mê,…

Ở chứng thoát, cơ thể người bệnh trở nên mềm duỗi, lạnh toát, đổ nhiều mồ hôi, há mồm và lưỡi nhạt. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện tiểu tiện không kiểm soát, mạch tế sác, trầm tế muốn mất. Lúc này, việc bấm huyệt ở bệnh nhân bị chứng thoát gần như không mang lại hiệu quả.

Ưu điểm của phương pháp bấm huyệt chữa tai biến

Bấm huyệt cho người bị tai biến được nhiều người lựa chọn bởi những tác dụng tích cực mà nó mang lại. Cụ thể, bấm huyệt trị tai biến có thể mang tới cho người bệnh những lợi ích tuyệt vời như:

  • Giảm đau mỏi cơ, cải thiện giấc ngủ: Mệt mỏi, đau nhức cơ, ngủ không sâu giấc là những triệu chứng thường gặp ở những người có dấu hiệu bị tai biến. Việc dành ra từ 15 – 20 phút mỗi ngày cho việc bấm huyệt sẽ có hiệu quả rất lớn trong việc làm giảm áp lực lên hệ thần kinh, nhất là cơ quan não bộ. Theo đó, bấm huyệt mỗi ngày sẽ giúp người bị tai biến tiết ra chất serotonin làm tăng khoái cảm cho hệ thần kinh, mao mạch của người bệnh. Từ đó giúp các cơ dần phục hồi, tình trạng sức khỏe được cải thiện rõ rệt và nguy cơ tai biến cũng được kiểm soát tốt hơn.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Có không ít trường hợp bị tai biến có biểu hiện sưng, viêm các khớp cùng một số bộ phận liên quan khác. Lúc này, việc bấm huyệt chữa tai biến được nhận định là có hiệu quả tốt với chức năng tuần hoàn máu. Đồng thời cũng góp phần giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi chức năng lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu não.
  • Hỗ trợ điều trị các dây thần kinh trung ương bị tê liệt: Bấm huyệt tai biến còn tác động tích cực lên các vị trí huyệt đạo, nhất là các chi trên, chi dưới,… Bởi những vị trí huyệt đạo này có mối liên kết chặt chẽ với dây thần kinh trung ương nên sẽ giúp phục hồi các dây thần kinh bị tê liệt, hỗ trợ chức năng lưu thông máu tốt.
  • Phục hồi trí nhớ sau tai biến: Phần lớn các trường hợp bị tai biến mạch máu não đều xuất hiện di chứng rối loạn nhận thức, mất trí nhớ tạm thời. Khi bấm huyệt, lực tác động sẽ kích thích các cơ quan, huyệt đạo ở vùng cổ, lưng, tim để cải thiện mức độ nhận thức cũng như tăng cường khả năng phục hồi trí nhớ của người bệnh.
Bấm huyệt chữa tai biến giúp cải thiện đáng kể tình trạng tuần hoàn máu
Bấm huyệt chữa tai biến giúp cải thiện đáng kể tình trạng tuần hoàn máu

Cách bấm huyệt chữa tai biến hiệu quả

Bấm huyệt chữa tai biến đang được áp dụng một cách rộng rãi và cho thấy hiệu quả đáng mừng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần hiểu rõ về các huyệt đạo cũng như nắm được các nguyên tắc khi điều trị bệnh.

Bấm huyệt điều trị các di chứng

Tai biến thường để lại di chứng liệt nửa người và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong trường hợp này, người bệnh cần tuân theo một số nguyên tắc như tán hàn, khu phong, bổ gan thận, thông kinh hoạt lạc. Với những người bị liệt dây thần kinh số 7 có thì có thể áp dụng biện pháp bấm huyệt chữa tai biến thường xuyên. Theo đó, mọi người nên chú trọng vào các huyệt đạo như Ế Phong, huyệt Đầu Duy, huyệt Nhân Trunghuyệt Giáp Xa,…

Bạn nên bấm huyệt liên tục trong khoảng 15 ngày rồi nghỉ 2 ngày. Bên cạnh đó cần tuân thủ theo các thủ nhật bấm huyệt như xoa, miết, phân, hợp, véo, ấn và bấm ở vùng huyệt trên mặt từ 10 – 15 phút.

Trong trường hợp vùng lưng của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi di chứng liệt nửa người thì tập trung vào các huyệt vị như Mệnh Môn hoặc huyệt Thận Du. Ngoài ra, bạn cũng có thể tác động lên các huyệt vị khác nằm trên đường đi của dây thần kinh tọa như Thừa Sơn, Ủy Trung hay Côn Lôn,…

Để gia tăng hiệu quả tác động, cải thiện tình trạng liệt người, bạn có thể đan xen các động tác khác như rung, vê, vờn, day, bóp ở ngón chân. Mục đích của những hành động này là truyền sóng thần kinh từ vị trí các huyệt vị về vỏ não. Đồng thời dẫn tín hiệu kích thích ngược lại để cải thiện bệnh. Song nguy cơ bị tái phát tái biến vẫn rất cao nên bệnh nhân cần chăm sóc và duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh.

Bấm huyệt cho bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu

Nếu thấy ai đó có dấu hiệu bị tai biến, mọi người nên tập trung vào huyệt nhân trung, đồng thời trích máu thập tuyên. Khi bị tai biến, phần lớn mọi người vẫn cảm nhận được cơn đau nhưng không thể vận động nên cần bấm vào các huyệt như Đại Côn, Hợp Cốc, Hành Gian hay Thái Trung để ổn định lại tình hình.

Bấm huyệt cho bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu cần tiến hành cẩn trọng
Bấm huyệt cho bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu cần tiến hành cẩn trọng

Bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu bệnh nhân không có tiến triển sau khi thực hiện bấm huyệt, vì lúc này tiên lượng của người bệnh khá xấu. Nếu tình trạng đang dần chuyển biến tốt, các bạn tập trung vào một số huyệt vị như Tam Âm Giao, Dương Lăng Tuyền, Thần Môn và Thận Du,…

Cần lưu ý gì khi bấm huyệt chữa tai biến?

Khi bấm huyệt chữa tai biến, để đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro đáng tiếc, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ thực hiện bấm huyệt ở những cơ sở Y học cổ truyền uy tín, có giấy phép kinh doanh cùng đội ngũ thầy thuốc – y bác sĩ có chuyên môn tốt, kinh nghiệm dày dặn.
  • Đảm bảo bấm đúng huyệt vị, kỹ thuật, đặc biệt là ở đốt sống cổ, cột sống, chi dưới, chi trên,…
  • Nếu người bị tai biến có các triệu chứng như viêm loét, nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng da thì không nên tiến hành bấm huyệt.
  • Không bấm huyệt nếu tình trạng tai biến có khả năng gây ảnh hưởng tới các cơ xương, khớp.
  • Theo dõi cẩn thận các phản ứng của cơ thể sau khi thực hiện bấm huyệt. Nếu thấy bất kỳ biểu hiện không bình thường nào, mọi người nên dừng áp dụng biện pháp bấm huyệt và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý.
  • Tuân thủ điều trị, theo dõi sức khỏe định kỳ để phòng tai biến tái phát. Đồng thời kiểm soát các yếu tố nguy cơ bằng cách tránh gắng sức hoặc để bản thân rơi vào trạng thái stress, căng thẳng quá mức,…
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn ít muối, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó cũng cần tránh dung nạp đồ uống có cồn, không hút thuốc lá,…

Nhớ rằng, bấm huyệt chữa tai biến là một biện pháp phổ trợ trong điều trị các vấn đề liên quan tới bệnh tim mạch. Phương pháp này không thể thay thế các biện pháp điều trị khác và tình trạng tai biến vẫn có thể tái diễn. Do đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám và tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

04/11

hôm nay

05/11

Ngày mai

06/11

Ngày kìa

+

Khác