Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Ế Phong: Vị Trí, Công Dụng, Cách Bấm Huyệt & Châm Cứu
Trong Y học cổ truyền, huyệt Ế Phong là huyệt đạo được đánh giá cao trong hệ thống các huyệt đạo trên cơ thể. Do nằm ở vị trí phía sau dái tai nên huyệt thường được ứng dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh lý về tai mũi họng. Cách xác định huyệt, công dụng cũng như phương pháp châm cứu sẽ được đề cập chi tiết dưới bài viết này, mời bạn đọc tham khảo.
Tổng quan về huyệt Ế Phong
Huyệt Ế Phong có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, một tài liệu quan trọng trong y học cổ truyền. Tên của huyệt đạo này được ghép từ hai từ: “Ế” nghĩa là quạt, tương đồng với hình dạng của hai tai và “Phong” nghĩa là gió, liên quan đến tiếng ồn. Theo các tài liệu y học cổ truyền, huyệt Ế Phong là huyệt đạo thứ 17 của bộ kinh Tam Tiêu. Đây là huyệt đạo của kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
Vị trí huyệt Ế Phong ở đâu? Cách xác định chuẩn nhất
Huyệt Ế Phong nằm ở phần lõm sau tai, ở giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, phía sau mõm nhọn cao nhất của tai trái, sát bờ trước cơ ức đòn chũm. Đây là vị trí mà gió không thể trực tiếp tác động tới.
Cách xác định huyệt Ế Phong:
Để xác định chính xác vị trí huyệt đạo, người bệnh cần thực hiện theo các bước sau:
- Giữ cố định lưng và đầu: Đảm bảo tư thế thẳng, không nghiêng lệch để dễ dàng tìm thấy huyệt.
- Người thực hiện sử dụng lực ở đầu ngón tay, thực hiện nhấn vào chỗ lõm phía sau dái tai: Kết hợp việc day ấn và di chuyển đến vị trí có cảm giác đau, đây chính là huyệt vị cần tìm.
Về mặt giải phẫu:
- Vùng da phía dưới của huyệt đạo: Nằm phía trước bờ trước cơ ức – đòn – chũm và bao gồm các cơ như cơ trâm hầu, trâm lưỡi, trâm móng, cơ hai thân, trên các cơ bậc thang.
- Thần kinh vận động cơ: Được điều khiển bởi các nhánh của dây thần kinh sọ não số XI (phụ) và số XII (hạ thiệt), cùng với các nhánh của dây thần kinh cổ số 3, số 4 và số 5.
- Da vùng huyệt Ế Phong: Do đoạn thần kinh C2 chi phối.
Công dụng của huyệt
Khi thực hiện bấm huyệt hay châm cứu huyệt đạo này, người bệnh sẽ thấy được công dụng như sau:
- Huyệt Ế Phong đã được sử dụng để giảm đau và điều trị hiệu quả đối với các tình trạng như sưng má, đau răng, tê liệt cơ mặt và co giật.
- Các chuyên gia thường sử dụng huyệt Ế Phong để kiểm soát các triệu chứng như đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, giảm căng thẳng và cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp.
- Người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng khó chịu như cảm giác nặng tai, đau tai, chóng mặt và buồn nôn. Các triệu chứng này thường liên quan đến các vấn đề về cân bằng và hệ thần kinh.
- Huyệt được biết đến với khả năng giảm đau từ dây thần kinh não thứ 5 (dây thần kinh trigeminal), một trong những dây thần kinh chính điều trị cảm giác và vận động ở khuôn mặt.
- Châm cứu là phương pháp hiệu quả, có thể hỗ trợ phục hồi thính lực đối với trẻ em gặp vấn đề về thính giác.
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về huyết áp, bao gồm huyết áp cao và huyết áp thấp, cân bằng hệ thống thần kinh và cải thiện lưu thông máu.
Hướng dẫn bấm huyệt Ế Phong đúng cách
Theo y học cổ truyền, có hai cách tác động lên huyệt là châm cứu và bấm huyệt. Mỗi cách sẽ có tác dụng và các bước thao tác riêng.
Cách bấm huyệt để trị liệu:
Nguyên tắc chung khi bấm huyệt là sử dụng lực đạo ở đầu ngón tay, tác động vào những huyệt cần thiết để tăng cường khí huyết và đả thông kinh mạch. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định vị trí của huyệt Ế Phong theo hướng dẫn trên.
- Bước 2: Dùng đầu ngón tay ấn giữ huyệt khoảng 10 giây cho đến khi cảm nhận được cảm giác đau tức. Lặp đi lặp lại động tác vài lần để thấy hiệu quả rõ rệt
- Bước 3: Để tăng hiệu quả trị liệu, bạn có thể sử dụng thêm ngải cứu bằng cách hơ nóng ngải cứu, đắp lên huyệt khoảng 5 đến 10 phút.
- Bước 4: Khi bấm huyệt xong, giữ tư thế sau 1 phút rồi thở nhẹ nhàng.
Lưu ý: Bạn có thể day, ấn và bấm huyệt đạo này bất kỳ lúc nào nên rất thuận tiện để chữa bệnh hiệu quả hơn.
Liệu pháp châm cứu huyệt
Bên cạnh phương pháp bấm huyệt, châm cứu cũng được nhiều thầy thuốc áp dụng để chữa một số trường hợp. Cụ thể, các bước thực hiện liệu pháp này như sau:
- Châm khoảng 0.5 đến 1 thốn (thốn: đơn vị đo độ dài trong y học hay còn được gọi là tấc, là khoảng cách đốt giữa của ngón tay trỏ), hướng đầu kim châm hướng mặt đối diện.
- Duy trì cứu từ 1 đến 3 tháng, mỗi lần cứu khoảng 5 đến 10 phút.
Huyệt Ế Phong phối với các huyệt đạo khác
Ngoài việc áp dụng trực tiếp huyệt Ế Phong, các chuyên gia thường kết hợp với các huyệt đạo khác trên cơ thể, chi tiết như sau:
- Kết hợp huyệt Thiên Tỉnh và huyệt Túc Lâm Khấp (theo Tư Bản Giáo Tài Châm Cứu Học): Thường được áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh lao hạch.
- Kết hợp huyệt Giáp Xa và huyệt Hợp Cốc (theo Châm cứu học Thượng Hải): Thường được áp dụng để giảm viêm nhiễm tuyến mang tai.
- Kết hợp huyệt Thính Cung và huyệt Thính Hội (theo Châm Cứu Đại Thành): Thường được sử dụng để giảm triệu chứng của tai điếc.
- Kết hợp huyệt Hạ Quan Vị và huyệt Hội Tông (theo Giáp Ất Kinh): Thường được sử dụng để giảm đau và cải thiện vấn đề về tai điếc, đau khớp hàm dưới.
- Kết hợp huyệt Thông Lý (theo Theo Tư Sinh Kinh): Thường được sử dụng để giúp phục hồi tiếng nói sau khi mất tiếng đột ngột.
- Sử dụng huyệt Thính Hội một cách độc lập (theo Bách Chứng Phú): Thường được áp dụng để giảm triệu chứng tai ù.
Huyệt Ế Phong có thể áp dụng để chữa nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tai mũi họng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, không khuyến khích bệnh nhân tự ý thực hiện tại nhà, nên tìm đến các nhà thuốc Đông Y hoặc cơ sở Y học cổ truyền uy tín, tin cậy để các chuyên gia có tay nghề và chuyên môn cao hướng dẫn thực hiện đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!