Các Tai Biến Khi Đặt Sonde Dạ Dày Hay Gặp Và Lưu Ý Cần Nhớ

Ngày cập nhật: 23/07/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Sonde dạ dày thường được sử dụng nhằm hỗ trợ cho người không thể tự nhai nuốt hoặc sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh và hút dịch khi bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý. Tuy nhiên, nếu người thực hiện không thao tác đúng kỹ thuật, người bệnh có thể gặp phải một số tai biến khi đặt sonde dạ dày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Những tai biến khi đặt sonde dạ dày

Đặt sonde dạ dày là kỹ thuật đưa ống thông (sonde) qua đường miệng hoặc mũi vào dạ dày để truyền thức ăn hoặc dịch thuốc cho người bệnh. Ngoài các ứng dụng chính để cung cấp dinh dưỡng và hút dịch, đây cũng là phương pháp phổ biến được sử dụng để chẩn đoán bệnh tình và theo dõi sức khỏe trong điều trị một số bệnh lý như:

  • Dành cho người bệnh đặc biệt như bệnh nhân hôn mê, co giật, trẻ sinh non vì không thể nuốt hoặc tiêu hóa bình thường.
  • Dành cho bệnh nhân bị dị dạng đường tiêu hóa, đặc biệt là những trường hợp có nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt thở khi ăn bằng miệng.
  • Dùng để rửa dạ dày trong các trường hợp ngộ độc cấp như uống thuốc ngủ quá liều, uống thuốc sâu hay thuốc diệt cỏ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tắc ruột, liệt ruột cơ năng hoặc sau các ca phẫu thuật đường tiêu hóa, giúp dẫn lưu dịch dạ dày và giảm áp lực trong ống tiêu hóa.
  • Theo dõi chảy máu tiêu hóa và sự tái phát của bệnh.
  • Lấy dịch dạ dày cho xét nghiệm, phục vụ cho các nhu cầu xác định bệnh lý cụ thể.

Việc đặt sonde dạ dày là một phương pháp y tế hiệu quả nhưng cũng có thể gặp phải một số tai biến. Các biện pháp phòng ngừa và quản lý chặt chẽ từ phía y tế sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro này và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Đặt sonde dạ dày là phương pháp được chỉ định trong một số trường hợp
Đặt sonde dạ dày là phương pháp được chỉ định trong một số trường hợp

Biến chứng đặt sonde dạ dày

Khi thực hiện thủ thuật đặt sonde dạ dày, có thể xuất hiện một số biến chứng mà bạn cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình:

  • Nhiễm trùng: Một trong những biến chứng thường gặp, đặc biệt khi không tuân thủ các biện pháp vệ sinh và thay đổi sonde đúng cách thì càng dễ gặp phải biến chứng này.
  • Tắc nghẽn hoặc vôi hóa ống: Ống sonde có thể bị bám đáy hoặc tắc nghẽn trong một số trường hợp đặc biệt, dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể người bệnh.
  • Kích ứng dạ dày hoặc viêm dạ dày: Khi đưa thức ăn hoặc các dung dịch khác vào dạ dày bằng ống sonde, dạ dày có thể bị viêm hoặc kích ứng. Điều này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Phản ứng dị ứng hoặc không dung nạp: Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng hoặc phản ứng khi thức ăn được đưa vào dạ dày qua ống sonde hoặc có thể không dung nạp hiệu quả.
  • Vị trí sonde bị thay đổi: Ở một số bệnh nhân, vị trí sonde có thể bị dịch chuyển ra khỏi vị trí đặt ban đầu, gây khó khăn trong việc cung cấp dưỡng chất và có thể làm tổn thương các mô xung quanh. Nếu nhận thấy vị trí ống sonde bị di chuyển, cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh lại và kiểm tra các tổn thương nếu có.

Cách xử lý tai biến khi đặt sonde dạ dày

Để tránh những tai biến khi đặt sonde dạ dày, việc thực hiện thủ thuật này chỉ nên được tiến hành khi có sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đầy đủ các quy trình y tế. Trước khi thực hiện, các bác sĩ cần giải thích chi tiết cho bệnh nhân để họ hiểu và hợp tác trong quá trình đặt ống. Điều này giúp giảm đau và nguy cơ các tai biến có thể xảy ra.

Trong trường hợp xảy ra tai biến, các phương pháp xử lý thường bao gồm:

  • Ngừng sử dụng ống thông ngay lập tức cho bệnh nhân.
  • Sử dụng máy hút hoặc đặt nội khí quản nếu bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa hoặc sặc dịch dạ dày.
  • Cấp cứu hồi sức ngay lập tức nếu bệnh nhân ngất hoặc có dấu hiệu tim đập chậm.

Điều này giúp đảm bảo an toàn và nhanh chóng giải quyết các tình huống khẩn cấp khi đặt sonde dạ dày.

Cần rút ống để xử lý tai biến khi đặt sonde dạ dày
Cần rút ống để xử lý tai biến khi đặt sonde dạ dày

Một số lưu ý khi đặt và chăm sóc bệnh nhân sonde dạ dày

Để giảm thiểu tai biến đặt sonde dạ dày, các bác sĩ và bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên đặt sonde dạ dày cho bệnh nhân nghi ngờ thủng dạ dày, có tổn thương nghiêm trọng ở mặt hoặc gãy xương nền sọ, hoặc bị áp xe thành họng. Các trường hợp tổn thương thực quản như u, teo thực quản, bỏng thực quản, co thắt, hẹp thực quản do khối u, dị vật hoặc phình các động tĩnh mạch ở thực quản cũng không thích hợp để đặt sonde.
  • Trong quá trình chăm sóc, nếu phát hiện bệnh nhân bị sặc, khó thở, tiêu chảy, ho, sốt, có máu trong phân. Lúc này, người nhà hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Trước khi cho bệnh nhân ăn, đảm bảo ống dẫn đã được đặt vào đúng vị trí. Sau đó, tiến hành bơm thức ăn nhẹ nhàng và liên tục để tránh lọt bọt khí vào ống gây ra hiện tượng sặc.
  • Trước khi thực hiện, cần kiểm tra sức khỏe tổng quát của bệnh nhân bao gồm đo mạch đập, nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ cơ thể. Bác sĩ cũng nên kiểm tra xem bệnh nhân có triệu chứng như hoặc sặc không để tránh hít phải dịch khi đặt sonde.
  • Đảm bảo rằng ống thức ăn luôn sạch và không nhiễm khuẩn bằng cách thay ống sau mỗi 5-7 ngày sử dụng hoặc sớm hơn nếu cần thiết.
  • Cần theo dõi lượng thức ăn còn dư lại sau mỗi lần bơm và thông báo cho bác sĩ nếu lượng thức ăn còn trên 100ml.
  • Người nhà cần dựa vào tình trạng bệnh lý của từng người để cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp, vì mỗi vấn đề sức khỏe có thể yêu cầu loại thức ăn khác nhau.
  • Nên cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, và sử dụng những loại thức ăn đã được xay nhuyễn hoặc ép nước để giảm tình trạng khó tiêu hóa.
  • Vệ sinh khoang miệng cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý hằng ngày.

Trên đây là một số tai biến khi đặt sonde dạ dày thường gặp cũng như hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt sonde để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về phương pháp này, tránh lúng túng khi cần thực hiện.

Xem Thêm:

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/09

hôm nay

09/09

Ngày mai

10/09

Ngày kìa

+

Khác