Tai Biến Khi Truyền Dịch Và Những Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua

Ngày cập nhật: 31/01/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Truyền dịch là một phương pháp điều trị bệnh trong y khoa để truyền một lượng chất có lợi vào trong tĩnh mạch của bệnh nhân. Theo đánh giá, truyền dịch có thể đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, ví dụ như tai biến khi truyền dịch. Hãy cùng Đông Phương Y Pháp đi tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Tai biến truyền dịch là gì?

Truyền dịch hiện đang là một phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trong các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương. Đây là hình thức truyền các dung dịch thuốc vô khuẩn vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Do thuốc được đưa nhanh vào cơ thể nên đem lại hiệu quả rất lớn cho người bệnh.

Song song với đó, truyền dịch nếu thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng, sử dụng không đúng chủng loại, không đúng lúc, không đúng quy định và không có sự theo dõi chặt chẽ thì sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm tụt huyết áp, mất cân bằng các chất điện giải, nôn mửa kéo dài,…

Truyền dịch là kỹ thuật truyền các dung dịch thuốc vô khuẩn vào tĩnh mạch
Truyền dịch là kỹ thuật truyền các dung dịch thuốc vô khuẩn vào tĩnh mạch

Tai biến khi truyền dịch được hiểu đơn giản là phản ứng của cơ thể khi gặp phải sự xâm nhập của thuốc qua đường tĩnh mạch. Tuỳ vào từng cơ địa của mỗi người mà mức phản ứng này sẽ khác nhau, như bị sốc phản vệ, nhiễm khuẩn tại chỗ, dị ứng nghiêm trọng,…

Những loại tai biến nào có thể xảy ra khi truyền dịch?

Truyền dịch có thể gây nên tai biến với một tỷ lệ nhất định. Những loại tai biến khi truyền dịch thường gặp nhất có thể kể đến là:

  • Nhiễm khuẩn tại chỗ đặt kim truyền dịch: Bệnh nhân có thể gặp nhiễm khuẩn tại chỗ đặt kim truyền hay thậm chí lan rộng thành nhiễm khuẩn toàn thân rất nguy hiểm. Mặc dù các loại dịch truyền luôn được bảo quản trong chai thuỷ tinh, dưới điều kiện vô khuẩn tuyệt đối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua bộ dây truyền hoặc do sát khuẩn bề mặt da tại khu vực đặt kim truyền không đảm bảo… Đây là loại biến chứng xảy ra muộn, thường xuất hiện một vài ngày sau khi truyền dịch.
  • Dị ứng: Dị ứng là một loại tai biến khi truyền dịch có thể xảy ra sớm (trong lúc truyền) hoặc xảy ra muộn hơn (sau khi truyền xong). Khi bị dị ứng, cơ thể của người bệnh sẽ cảm thấy nôn nao, bứt rứt, khó chịu, mẩn ngứa tại khi vực kim truyền hoặc toàn thân. Hiện tượng này có thể hiểu là tai biến do các thành phần có trong dịch truyền.
  • Phù phổi cấp: Phù phổi cấp là dạng tai biến truyền dịch xảy ra khi lượng dịch truyền vào cơ thể với tốc độ quá nhanh và quá nhiều. Khi đó, lượng dịch đi vào tim phải, sẽ được bơm lên phổi. Tại đây, chúng bị ứ lại do tim trái không kịp đẩy dịch ra ngoại biên. Từ đó, dịch sẽ phải thoát vào phổi, ức chế quá trình trao đổi oxy tại phổi gây suy hô hấp. Biểu hiện của tai biến này là bệnh nhân có mạch nhanh, ngực đau tức, khó thở, tím tái môi, ho, chụp X-quang tại phổi sẽ nhìn thấy có đám mờ hình cánh bướm ở hai phế trường.
  • Sốc phản vệ: Đây là loại tai biến truyền dịch phức tạp và nguy hiểm nhất hiện nay, có thể xảy ra ngay sau khi vừa mới truyền dịch. Bệnh nhân khi bị sốc phản vệ sẽ gặp những biểu hiện như đau ngực, khó thở, co thắt thanh quản và phế quản, tím tái, mạch nhanh, tụt huyết áp, sốt cao lên đến 39-40 độ C,… Nếu không được bác sĩ hỗ trợ kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh chóng.
Sốc phản vệ là một dạng tai biến khi truyền dịch nguy hiểm nhất và xảy ra ở mọi lứa tuổi
Sốc phản vệ là một dạng tai biến khi truyền dịch nguy hiểm nhất và xảy ra ở mọi lứa tuổi

Những trường hợp nào được và không được truyền dịch?

Không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có thể truyền dịch được mà phương pháp này chỉ được áp dụng trong những trường hợp như sau:

  • Người bệnh mất nước nhưng không bù được qua đường uống: Đây thường là những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nôn mửa nhiều, bệnh nhân bị bỏng nặng, sốt cao mất nước,… Truyền dịch trong những trường hợp này sẽ giúp cơ thể bù đủ lượng dịch mà cơ thể đã bị mất, đảm bảo duy trì huyết áp ổn định và đủ lượng nước trong các mô của cơ thể.
  • Người bệnh không thể ăn hoặc sau phẫu thuật: Bệnh nhân bị nặng bụng, chướng bụng hoặc bệnh nhân ăn uống kém, bệnh nhân sau phẫu thuật ống tiêu hoá,… tức những bệnh nhân chưa có khả năng tiêu hóa thức ăn. Truyền dịch trong trường hợp này sẽ giúp bệnh nhân bù đắp lượng calo lớn để nuôi dưỡng cơ thể.
  • Người bệnh phải cấp cứu theo chỉ định: Trong trường hợp này, tuỳ thuộc vào tình trạng mỗi người mà sẽ truyền dịch có pha kèm với thuốc kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp,… Truyền dịch trong trường hợp này để tăng tăng bài niệu trong một số bệnh lý nhiễm độc.

Bên cạnh đó, những đối tượng dưới đây sẽ chống chỉ định truyền dịch ở tĩnh mạch:

  • Bệnh nhân suy tim.
  • Bệnh nhân huyết áp cao.
  • Bệnh nhân phù phổi cấp.
  • Bệnh nhân lớn tuổi có bệnh lý về não.
Chỉ những trường hợp được chỉ định trực tiếp từ chuyên gia y tế mới được thực hiện truyền dịch
Chỉ những trường hợp được chỉ định trực tiếp từ chuyên gia y tế mới được thực hiện truyền dịch

Lưu ý gì khi truyền dịch để tránh tai biến?

Trên thực tế hiện nay đã có rất nhiều trường hợp gặp tai biến khi truyền dịch, gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, bạn cần thận trọng trong quá trình truyền dịch và lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ và khi thực sự cần thiết. Nếu người bệnh mới chỉ bị mất nước, vẫn ăn uống được thì nên bổ sung dinh dưỡng bằng đường ăn uống (thực phẩm mềm dễ tiêu hoá như súp, cháo, sữa, nước hoa quả,…).
  • Truyền dịch với tốc độ truyền hợp lý và chỉ cho một số lượng vừa đủ. Đồng thời, trong suốt quá trình truyền dịch cần phải có bác sĩ chuyên môn theo dõi thường xuyên.
  • Không lạm dụng phương pháp truyền dịch chỉ để truyền nước biển, nước hoa quả để hạ sốt, bổ sung đạm,… bởi vì rất nhiều trường hợp như thế đã xảy ra rủi ro không đáng có.
  • Trong trường hợp xuất hiện những phản ứng bất thường thì ngay lập tức phải ngừng truyền dịch và dùng thuốc cấp cứu sốc phản vệ theo quy định của Bộ Y tế.
  • Không nên truyền dịch tại nhà, bởi vì không có đầy đủ các loại thuốc và phương tiện cấp cứu sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
  • Lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện truyền dịch. Bởi nếu không đủ điều kiện về an toàn và đưa vào cơ thể một lượng dịch không cần thiết thì sẽ dẫn đến sự rối loạn điện giải, gây biến chứng bất thường.

Mặc dù là một kỹ thuật đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh, nhưng trên thực tế cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp bị tai biến khi truyền dịch. Chính vì vậy, người bệnh cần nắm vững được những thông tin, quy tắc cơ bản khi truyền dịch, đồng thời nên thăm khám tại những cơ sở y tế chất lượng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác