Người Tai Biến Bị Phù Chân: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngày cập nhật: 13/09/2024 Biên tập viên: An Nguyệt

Tình trạng phù chân ở người tai biến là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhưng rất nhiều người thường chủ quan, không thăm khám kịp thời. Phù chân không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm như suy tim hoặc phù phổi. Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống sau tai biến, việc nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác hại của phù chân và những phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này.

Phù chân sau tai biến là gì?

Phù chân sau tai biến là hiện tượng tích tụ chất lỏng trong mô mềm của chân, gây ra sưng nề. Tình trạng này thường xuất hiện ở các bệnh nhân sau khi trải qua một cơn tai biến mạch máu não (đột quỵ), đặc biệt là ở những người bị liệt nửa người hoặc mất khả năng vận động ở phần dưới cơ thể.

Triệu chứng thường gặp:

  • Sưng nề rõ rệt ở một hoặc cả hai chân.
  • Cảm giác đau nhức khó chịu, nặng nề xuất hiện ở chân.
  • Da ở vùng chân bị căng, đỏ hoặc nhạt màu.
  • Dấu hiệu lõm trên da khi ấn vào vùng bị phù.
Phù chân là hiện tượng sưng tăng kích thước ở mu bàn chân, mắt cá chân
Phù chân là hiện tượng sưng tăng kích thước ở mu bàn chân, mắt cá chân

Nguyên hân khiến người tai biến bị phù chân

Nguyên nhân khiến người bị tai biến phù chân thường là do các vấn đề liên quan đến giảm khả năng vận động, tuần hoàn máu kém, cụ thể như sau:

  • Giảm khả năng vận động: Sau tai biến, nhiều bệnh nhân bị liệt hoặc yếu cơ, đặc biệt là ở chi dưới. Điều này sẽ làm cho máu và dịch lỏng khó lưu thông, dẫn đến tích tụ dịch trong mô chân và gây phù.
  • Suy giảm tuần hoàn máu: Tổn thương thần kinh và hệ thống tuần hoàn sau tai biến làm máu không thể lưu thông hiệu quả, gây ứ đọng máu tại các chi dưới, từ đó dẫn đến phù chân.
  • Rối loạn hệ bạch huyết: Hệ bạch huyết có nhiệm vụ vận chuyển dịch từ các mô trở lại hệ tuần hoàn. Sau tai biến, chức năng này có thể bị suy yếu, khiến dịch tích tụ và gây phù ở chi dưới.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, corticosteroid hay thuốc hạ huyết áp có thể gây giữ nước trong cơ thể, làm tăng nguy cơ phù chân.
  • Thay đổi áp lực tĩnh mạch: Ít vận động sau tai biến dẫn đến áp lực trong các tĩnh mạch tăng, làm cho máu không lưu thông tốt, gây phù nề ở chi dưới.
  • Suy dinh dưỡng: Thiếu hụt protein trong máu do suy dinh dưỡng sau tai biến làm giảm áp suất thẩm thấu, dẫn đến dịch tràn ra khỏi mạch máu và tích tụ trong các mô, gây phù.
  • Nhiễm trùng và loét da: Bệnh nhân tai biến có nguy cơ nhiễm trùng hoặc loét da cao hơn, gây ra phản ứng viêm và làm tăng tình trạng phù.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Do ít vận động, bệnh nhân sau tai biến có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, nó có thể làm tắc nghẽn dòng máu, gây phù chân.
Có nhiều nguyên nhân khiến người tai biến bị phù chân nhưng phổ biến nhất là viêm tắc tĩnh mạch
Có nhiều nguyên nhân khiến người tai biến bị phù chân nhưng phổ biến nhất là viêm tắc tĩnh mạch

Biến chứng của bệnh

Một số biến chứng nặng nề mà chứng phù chân sau tai biến có thể gây ra gồm:

  • Xơ hóa mô dưới da: Tình trạng phù kéo dài khiến các mô bị tổn thương và xơ hóa, gây khó khăn trong vận động.
  • Biến dạng chân: Phù nề nghiêm trọng có thể làm chân biến dạng giống như bệnh “chân voi”.
  • Viêm loét da: Tình trạng ứ đọng dịch có thể làm da mỏng đi và dễ bị loét, nhiễm trùng.
  • Suy giãn tĩnh mạch: Áp lực kéo dài trong tĩnh mạch chân có thể làm suy yếu và giãn nở các tĩnh mạch.
  • Phù phổi và thuyên tắc phổi: Dịch lỏng có thể lan lên phổi, gây phù phổi và cản trở đường hô hấp, thậm chí dẫn đến suy hô hấp.
  • Suy tim: Tình trạng phù chân kéo dài không được kiểm soát có thể làm tăng gánh nặng cho tim, dẫn đến suy tim và nguy cơ đột tử.

Tóm lại, phù chân sau tai biến không chỉ làm chậm quá trình phục hồi mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đòi hỏi sự theo dõi và điều trị kịp thời.

Cách cải thiện tình trạng phù chân sau tai biến

Để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh cần được thăm khám sớm và tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Sử dụng thuốc điều trị phù chân sau tai biến

Dưới đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị phù chân sau tai biến.

Nhóm thuốc chống đông máu

Nhóm thuốc này giúp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phù chân sau tai biến.

Hiện nay, có ba nhóm thuốc chống đông máu phổ biến được sử dụng, bao gồm:

  • Heparin (được sử dụng qua tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch).
  • Thuốc kháng vitamin K (thường sử dụng dạng uống).
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu, gồm Aspirin, Clopidogrel, Ticlopidine, Dipyridamole, Triflusal.

Lưu ý: Sử dụng thuốc chống đông máu lâu dài hoặc quá liều có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như bầm tím, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, loét chân, đau bụng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do xuất huyết nội tạng hoặc não.

Sử dụng nhóm thuốc chống đông máu
Sử dụng nhóm thuốc chống đông máu

Nhóm thuốc lợi tiểu

Nhóm thuốc lợi tiểu chủ yếu được sử dụng để giảm triệu chứng phù chân sau tai biến, không điều trị nguyên nhân chính của bệnh bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu Thiazid.
  • Thuốc lợi tiểu quai.
  • Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (như Spironolacton, Amiloride).

Thuốc lợi tiểu giúp giảm phù nề, nhưng dùng quá mức có thể gây tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, yếu cơ và tăng nguy cơ tiểu đường, gout. Người bệnh cần dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Các thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng phù chân. Do đó, người bệnh nên thực hiện các điều chỉnh trong lối sống như sau:

  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn: Chế độ ăn ít muối giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ phù nề do tăng áp lực lên tĩnh mạch.
  • Massage chân nhẹ nhàng: Việc massage giúp kích thích tuần hoàn máu, đẩy chất lỏng ứ đọng ra khỏi khu vực chân bị phù, từ đó cải thiện tình trạng sưng nề.
  • Sử dụng tất y khoa: Tất áp lực giúp kiểm soát sự dịch chuyển của chất lỏng trong mô và giảm tình trạng phù chân.
  • Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao: Nhiệt độ quá cao, chẳng hạn như ngâm nước nóng hoặc ánh nắng trực tiếp, có thể làm tình trạng phù nặng thêm.

Các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị phù chân

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, các bài tập vận động giúp tăng cường khả năng di chuyển của cơ và khớp, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng liệt và biến chứng do phù chân gây ra.

Bài tập tư thế nằm

  • Gấp, duỗi và xoay khớp cổ chân: Người bệnh nằm thẳng, nâng một chân lên khỏi giường khoảng 30 – 50 độ. Thực hiện gấp, duỗi và xoay khớp cổ chân theo cả hai hướng 10 – 15 lần mỗi chân. Bài tập này nên lặp lại từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Bắt chéo chân: Ở tư thế nằm ngửa, nâng hai chân lên và bắt chéo chân trái qua phải rồi ngược lại. Động tác này nên lặp lại khoảng 10 – 15 lần khi thực hiện.
  • Đạp xe: Trong tư thế nằm, bệnh nhân nâng chân và thực hiện động tác đạp xe trên không từ 10 – 15 lần. Bài tập này có thể thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu.
Các bài tập phục hồi giúp hạn chế các biến chứng 
Các bài tập phục hồi giúp hạn chế các biến chứng

Bài tập tư thế ngồi

  • Nhón gót chân: Ngồi trên ghế, bệnh nhân lần lượt nhón gót chân trái, chân phải, sau đó cả hai chân cùng lúc. Thực hiện động tác này 10 – 15 lần mỗi lần tập, lặp lại 2 – 3 lần trong ngày.
  • Nâng cẳng chân: Bệnh nhân ngồi trên ghế với hai bàn chân sát sàn, sau đó lần lượt nâng từng chân lên, duỗi thẳng chân rồi hạ xuống. Thực hiện 10 – 15 lần mỗi chân, 2 – 3 lần trong ngày.
  • Gấp, duỗi và xoay khớp cổ chân: Ngồi thẳng lưng trên ghế, nâng một chân lên khỏi sàn và thực hiện động tác gấp, duỗi khớp cổ chân. Sau đó xoay khớp cổ chân theo cả hai hướng từ 10 – 15 lần.

Người tai biến bị phù chân nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như phù phổi hoặc suy tim. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập tại nhà để cải thiện tình trạng phù chân và hỗ trợ phục hồi.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

16/09

hôm nay

17/09

Ngày mai

18/09

Ngày kìa

+

Khác