Cách Sơ Cứu Tai Biến Tại Nhà Và Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua

Ngày cập nhật: 31/01/2024 Biên tập viên: An Nguyệt

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là bệnh khởi phát đột ngột. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Ngoài việc được cấp cứu sớm tại các cơ sở y tế, việc sơ cứu tai biến tại chỗ cũng rất quan trọng, cần được thực hiện đúng cách, kịp thời để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước khi được y tế hỗ trợ.

Thế nào là sơ cứu tai biến?

Tai biến mạch máu não là tình trạng rối loạn tuần hoàn não khiến tế bào não tại một khu vực nhất định không nhận đủ oxy cũng như chất thiết yếu từ máu. Tắc mạch máu não thường khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh và có thể gây tử vong trước 24 giờ sau khi khởi phát.

Sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách đóng vai trò tiên quyết trong việc cứu sống bệnh nhân
Sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách đóng vai trò tiên quyết trong việc cứu sống bệnh nhân

Do tình trạng diễn biến nhanh và nguy hiểm đến tính mạng nên việc sơ cứu người bị tai biến đóng vai trò tiên quyết trong việc cứu sống bệnh nhân. Sơ cứu tai biến là hàng loạt các thao tác nhanh, chính xác giúp hạn chế nguy cơ chuyển biến xấu của bệnh nhân. Việc làm này đặc biệt cần thiết trước khi có sự can thiệp của cơ sở y tế.

Nhận biết triệu chứng tai biến mạch máu não kịp thời

Để sơ cứu tai biến mạch máu não nhanh chóng, nắm bắt thời cơ cứu bệnh nhân, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ não. Những triệu chứng của đột quỵ não bao gồm:

  • Méo miệng, miệng khó mở và môi lưỡi bị tê cứng.
  • Rối loạn ngôn ngữ và giọng nói bất thường.
  • Liệt nửa người.
  • Tay người bệnh bị tê mỏi, khó cử động được.
  • Bệnh nhân đột ngột không nhìn rõ, thị lực giảm dần.
  • Rối loạn trí nhớ, không còn nhận thức được và tai bị ù.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Cảm giác buồn nôn.
  • Tức ngực và khó thở.
XEM THÊM: Người Tai Biến Bị Phù Chân: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện
Các dấu hiệu tai biến dễ nhận thấy bao gồm đau đầu dữ dội, tức ngực, khó thở
Các dấu hiệu tai biến dễ nhận thấy bao gồm đau đầu dữ dội, tức ngực, khó thở

Bên cạnh đó, những bệnh nhân có bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… cần lưu ý một số biểu hiện tiền tai biến đột quỵ não như:

  • Đột nhiên hơi nhức đầu, choáng váng.
  • Tê nửa người.
  • Ngáp liên tục.

Đáng chú ý, có không ít trường hợp người bệnh gặp cơn tai biến vào ban đêm, không nhận biết được dấu hiệu. Đến lúc phát hiện, rất có thể người bệnh đã rơi vào tình trạng hôn mê. Do đó, đối với những bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ cao, người nhà nên theo dõi sát sao và luôn ở sắp xếp người chăm sóc ở bên để thực hiện sơ cứu tai biến khẩn cấp ứng phó trong trường hợp phát bệnh bất ngờ.

Cách sơ cứu cho người bị tai biến tại nhà

Theo các bác sĩ, “thời gian vàng” để cấp cứu tai biến mạch máu não hiệu quả cao nhất là trong vòng từ 3 – 4.5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng. Vì vậy, ngay khi phát hiện người bị tai biến cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu, người thân cần thực hiện sơ cứu tai biến nhanh tại chỗ với cách sau:

  • Trước hết, đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30 – 45 độ, mặc quần áo thoáng mát.
  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì hướng dẫn thở đều, thật sâu nhằm hỗ trợ tăng cường lưu thông máu não.
  • Trường hợp người bệnh ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
  • Nếu bệnh nhân bị nôn cần xoay người sang một bên, tránh đờm, dãi chui vào phổi.
  • Với trường hợp bị co giật, cần lấy chiếc đũa bọc giẻ đặt ngang miệng tránh cho bệnh nhân cắn vào lưỡi.
  • Trong thời gian chờ nhân viên y tế, không nên cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc, nghẹt đường thở.
ĐỌC THÊM: Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Liệt Nửa Người Thế Nào Đúng Cách?  
Cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất
Cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất

Thông thường, tế bào não chỉ thiếu oxy khoảng 5 – 6 phút là có thể bị hoại tử và không thể phục hồi. Do đó, quá trình sơ cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được thực hiện càng nhanh càng tốt.

Sai lầm chết người khi sơ cứu tai biến cần cẩn trọng

Sơ cứu tai biến tại nhà sai cách cũng có thể bỏ lỡ thời gian vàng để can thiệp. Một số sai lầm thường gặp là:

  • Nhiều người lúng túng khi chứng kiến người bị tai biến, cho rằng không được di chuyển bệnh nhân, để bệnh nhân nằm một chỗ tại nhà. Tuy nhiên, trên thực tế, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tai biến đến cơ sở y tế gần nhất. Việc đưa bệnh nhân đến cơ sơ y tế càng muộn thì khả năng cấp cứu càng thấp, nguy cơ tử vong cao.
  • Dùng thuốc “An cung” không theo chỉ định: Tai biến mạch máu não có hai thể là thiếu máu và xuất huyết. Thế nhưng ‘An cung” chỉ có tác dụng đối với thể thiếu máu. Nếu đột quỵ xuất huyết mà dùng An cung thì chỉ khiến tình trạng chảy máu thêm trầm trọng. Hơn nữa, nhiều người tai biến khó nuốt, nếu cho bệnh nhân dùng bất cứ loại thuốc hay thức ăn nào đều dẫn đến nguy cơ chẹn đường thở.
  • Chích máu, nặn máu ở đầu ngón tay là sai lầm nhiều người mắc. Cách xử lý này vừa không có tác dụng vừa trì hoãn thời gian cấp cứu, làm mất “thời gian vàng” trong cấp cứu bệnh nhân.
  • Nhỏ thuốc Adalat vào lưỡi: Loại thuốc này gây tụt huyết áp đột ngột, dẫn tới việc não không được cung cấp đủ máu làm chết các tế bào não.

Lưu ý không thể bỏ qua khi sơ cứu bệnh nhân tai biến

Với bệnh nhân tai biến mạch máu não thì việc đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Đó là bởi “thời gian vàng” trong đột quỵ là thời gian giới hạn chích thuốc hoặc làm thủ thuật can thiệp cấp cứu đột quỵ. Nếu để muộn hơn khoảng thời gian này thì các biện pháp cấp cứu không còn hiệu quả và thậm chí gây hại. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi sơ cứu tai biến khẩn cấp:

  • Không nên áp dụng và điều trị bất cứ phương pháp nào tại nhà cho bệnh nhân tai biến.
  • Không nên thực hiện cạo gió cho người bệnh vì có thể gây nguy hiểm cho người đột quỵ.
  • Không được lấy máu ở ngón tay của bệnh nhân bởi cảm giác đau có thể khiến huyết áp tăng vọt.
  • Không nên vận chuyển người tai biến bằng xe máy.
  • Tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng bất kỳ loại thuốc nào tại nhà.
  • Không thực hiện một số mẹo dân gian để sơ cứu như bấm huyệt, vắt chanh…Những việc làm này có thể làm chậm trễ thời gian đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.
  • Không hạ huyết áp đột ngột. Nếu huyết áp bệnh nhân tăng cao cũng không nên giảm huyết áp đột ngột bằng cách nhỏ thuốc  Adalat nhỏ vào lưỡi. Bởi, việc làm này vô tình ảnh hưởng đến sự tưới máu trên não và gây chết các tế bào não nhiều hơn.
  • Hãy kiểm tra xem người bệnh còn đang thở hay không. Nếu không thấy thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo.
  • Trường hợp bệnh nhân thấy khó thở, hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, thắt lưng, khăn quàng cổ…để người bệnh dễ thở hơn.
  • Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
  • Có thể lấy khăn tay quấn vào ngón tay để lấy sạch đờm, dãi trong khoang miệng của người bệnh.
  • Nếu bệnh nhân có răng giả cần tháo cho bệnh nhân nhằm tránh bị hóc hoặc sặc.
Không nên hạ huyết áp đột ngột cho bệnh nhân
Không nên hạ huyết áp đột ngột cho bệnh nhân

Một số cách phòng ngừa tai biến hiệu quả

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, vì vậy việc phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết mà nhiều độc giả quan tâm. Dưới đây là những cách phòng ngừa tai biến mạch máu não được các bác sĩ khuyến cáo:

  • Ngăn chặn yếu tố có nguy cơ gây bệnh: Các bệnh nhân mắc cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… thường có nguy cơ cao xảy ra hiện tượng tai biến. Do đó, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên đề phòng tăng cao. Nếu có dấu hiệu tăng huyết áp bất thường cần đến cơ sở y tế để điều trị. Đặc biệt cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ như uống thuốc đều đặn, khám định kỳ, có thể dùng các loại thuốc ngừa tai biến
  • Dinh dưỡng hợp lý: Để phòng tránh tai biến nên sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, trái cây…Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chế béo, đồ ăn nhanh, đồ hun khói, đồ nướng…
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Nên tránh các chất kích thích dễ dấn đến tai biến như rượu bia, thuốc lá…Ngoài ra, cũng nên tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe và có chế độ làm việc hợp lý, hạn chế căng thẳng.
Một lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa tai biến hiệu quả
Một lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa tai biến hiệu quả

Trong thời gian chờ nhân viên y tế, việc sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân. Người thân cần bình tĩnh, trấn an bệnh nhân và thực hiện sơ cứu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

12/09

hôm nay

13/09

Ngày mai

14/09

Ngày kìa

+

Khác