Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tổng Hợp Các Bài Tập Tay Cho Người Tai Biến Từ Chuyên Gia
Nhắc đến tai biến hẳn không còn xa lạ, mọi độ tuổi đều có thể mắc phải tình trạng này, đặc biệt những người bị đột quỵ. Để tăng nhanh khả năng phục hồi, bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân nên thực hiện các bài tập tay cho người tai biến. Dưới đây là một vài bài tập phục hồi, bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng!
Khả năng phục hồi sau tai biến
Thực tế, không thể khẳng định chính xác khả năng phục hồi sau tai biến bởi còn tùy vào mức độ của bệnh và độ tuổi người mắc bệnh. Trường hợp bệnh nhân còn trẻ, bị tai biến nhẹ, cơ thể liệt một phần nhỏ thì khả năng phục hồi sẽ cao. Còn trường hợp, người bệnh tuổi cao, bị nặng, sức khỏe yếu thì cơ hội sống sót rất thấp. Nếu có thể qua khỏi nguy kịch thì khả năng phục hồi hoàn toàn cũng không cao, kể cả kết hợp vật lý điều trị và liệu trình thuốc của bác sĩ.
Ngoài ra, một bệnh nhân luôn giữ tinh thần lạc quan, kiên trì thực hiện vật lý trị liệu, bài tập tay cho người tai biến cũng có khả năng đẩy lùi bệnh tật nhanh hơn so với người bi quan, chán nản. Như vậy, những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng người bị tai biến phục hồi chính là tuổi tác, mức độ bệnh tật và tâm lý.
Các bài tập tay cho người tai biến
Tùy vào từng người bệnh mà áp dụng những bài tập tay cho người tai biến khác nhau. Cụ thể:
Tập phục hồi bàn tay sau tai biến mạch máu não
Thông thường, tay và bàn tay thường bị giảm, mất chức năng và khó phục hồi hơn những bộ phận khác sau tai biến mạch máu não. Các bài tập tay phù hợp cho trường hợp này gồm:
- Bài tập kéo căng tay: Đây là bài tập quan trọng giúp giảm co cứng được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng như một phương thuốc. Theo đó, các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh nhiều trải nghiệm, trong đó nổi bật là sử dụng cánh tay khỏe tạo lực giúp cánh tay bị liệt giúp ngăn cản cơ co cứng và cứng khớp. Ngoài ra, người bệnh còn được dạy cách sử dụng bàn tay khỏe mạnh để kéo ngón cái và tất cả các ngón tay trên bàn tay bị tổn thương. Thực hiện di chuyển cánh tay theo chuyển động vòng tròn đều đặn mỗi ngày 3 lần, kết hợp kéo căng nhẹ nhàng các cơ co cứng đến điểm không thoải mái rồi giữ 60 giây.
- Bài tập phục hồi chức năng tay: Với các bài tập này, người bệnh sẽ sử dụng cánh tay bị tổn thương để thực hiện các công việc. Đồng thời, hạn chế sử dụng bàn tay không bị liệt trong nhiều giờ mỗi ngày bằng cách sử dụng găng tay cho nó. Người bệnh có thể thực hiện các hoạt động như đặt ngón tay vào tay nắm tủ lạnh hoặc ngăn kéo thực hiện đóng mở liên tục,….
- Bài tập phục hồi, tăng cường cơ bắp: Việc tăng cường cơ bắp có thể giúp người bệnh giảm co cứng cơ. Theo đó, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập tăng cơ bắp tay và cánh tay bằng tạ nhỏ, dây đàn hồi và dây kéo ròng rọc. Phương pháp này vừa không gây đau đớn cho người bệnh vừa không tăng co cứng.
Tập phục hồi ngón tay sau tai biến đột quỵ
Đột quỵ là một trong những bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất hiện nay. Chính vì vậy, việc tập phục hồi ngón tay sau tai biến đột quỵ vô cùng quan trọng. Do vậy, các bài tập tay cho người tai biến rất cần để giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng nếu tay là phần bị yếu hoặc co cứng do đột quỵ.
- Bài tập duỗi cánh tay: Với bài tập tay cho người tai biến này, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách duỗi tay để cơ có thể ép và giãn ra tối đa. Theo đó, người bệnh sẽ di chuyển cánh tay hết phạm vi của chuyện động mỗi ngày 3 lần rồi nhẹ nhàng duỗi cơ căng ra đến khi thấy khó chịu thì giữ nguyên 1 phút. Thực hiện đều đặn sẽ giúp ích rất lớn trong việc phòng ngừa co rút.
- Bài tập ngón tay với bóng: Việc sử dụng bóng tập tay phục hồi sau tai biến rất hữu hiệu với người bệnh. Họ có thể thực hiện các bài tập như nắm bóng, tập ngón tay cái với bóng, lăn bóng, kẹp bóng tay,…. Với mỗi bài tập, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn chi tiết từng bước.
- Tập ngón tay như cắt kéo: Người bệnh cho 2 ngón tay vào đoạn nhựa dẻo tròn, cố gắng dùng sức kéo giãn ra 2 ngón tay. Thực hiện liên tục 10 lần.
- Tập các đầu ngón tay: Người bệnh sử dụng nhựa dẻo, đặt trong lòng bàn tay rồi ấn ngón tay thành hình móc. Với bài tập này nên dùng sức chỉ uốn cong 2 khớp phía trên cùng. Lặp lại 10 lần cho 2 tay.
- Tập mở rộng từng ngón tay: Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh uốn ngón tay và vòng nhựa dẻo xung quanh. Dùng sức cố gắng duỗi thẳng ngón tay hết mức đến khi thấy khó chịu. Thực hiện liên tục 10 lần cho mỗi ngón tay trong 2 bàn tay.
Một vài kỹ thuật khác giúp khôi phục cánh tay
Ngoài các bài tập tay cho người tai biến kể trên còn có các kỹ thuật khác cũng giúp người bệnh khôi phục cánh tay như sau:
Điều trị cùng lúc thụ động – chủ động
Thông thường, một cơn đột quỵ xảy đến sẽ làm mất thăng bằng giữa 2 bán cầu não. Việc thực hiện song song tay khỏe mạnh và tay bị liệt cùng lúc sẽ giúp 2 bán cầu não hoạt động tốt hơn và có thể cải thiện chức năng tay khi kết hợp cùng các liệu pháp khác.
Ngoài ra, hình thức trị liệu song song BATRAC – điều trị 2 tay với phương pháp chữa trị áp dụng nhịp điệu cũng giúp cân bằng bộ não sau tai biến mạch máu não. Cách điều trị này sử dụng các tín hiệu âm thanh để thông báo cho người bệnh bắt đầu đẩy hoặc kéo dụng cụ hình chữ T bằng cả tay khỏe và tay bị tổn thương.
Kích thích xung điện
Kỹ thuật này liên quan đến việc tạo dòng điện kích thích hoạt động dây thần kinh ở vùng chân tay bị ảnh hưởng bởi đột quỵ giúp tăng cường thể lực cho phần cánh tay bị yếu hoặc co cứng. Một vài thiết bị để hình thành dòng điện được bán sẵn rất nhiều và ngày càng được sử dụng phổ biến.
Kích thích não bộ
Vùng bán cầu não khỏe mạnh của người bệnh sẽ được kích thích bằng dòng điện một chiều hoặc điện từ giúp giảm hoạt động quá mức của các tế bào thần kinh. Từ đó, nâng cao khả năng khôi phục sự cân bằng cho não, nhất là những bệnh nhân bị đột quỵ.
Phản hồi sinh học
Kỹ thuật này mang đến các tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng để kiểm tra mức độ hoạt động của các cơ. Đồng thời, giúp nhận biết nhiều hơn về các cơn co thắt cơ bị ảnh hưởng sau tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, kỹ thuật phản hồi sinh học hiện vẫn chưa được nghiên cứu kỹ.
Một số lưu ý khi thực hiện các bài tập tay cho người tai biến
Khi thực hiên các bài tập tay cho người tai biến cần lưu ý một vài vấn đề quan trọng sau:
- Khi cảm thấy sức khỏe bản thân yếu đi, có nguy cơ mắc một số bệnh như huyết áp, tim mạch thì người bệnh nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được thăm khám, lên liệu trình điều trị kịp thời.
- Việc thực hiện các bài tập thường là cả quá trình, mất nhiều thời gian nên người bệnh cần phải kiên trì, chịu khó, quyết tâm và luôn luôn lạc quan. Người thân như hậu phương vững chắc, phải động viên tinh thần người bệnh.
- Nên kê giường của người bệnh ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh các bệnh lở loét da, đồng thời tạo thuận lợi cho người chăm sóc dễ dàng.
- Người thân thường xuyên quan sát và cùng bệnh nhân luyện tập. Tuy nhiên cần ưu tiên việc người bệnh tự giác và chủ động thực hiện các bài tập, khi nào thực sự cần người thân mới vào giúp.
- Kết hợp chế độ dinh dương cho người bệnh, nên chế biến thức ăn mềm, nhừ để dễ hấp thụ và tiêu hóa. Đồng thời, tăng cường thực phẩm xanh vào mỗi bữa ăn, không nên ăn thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích.
Với nội dung về các bài tập tay cho người tai biến ở trên, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Từ đó, biết cách thực hiện và hỗ trợ người bị tai biến do đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, nếu gặp các tình trạng trên, người thân nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được thăm khám và lên liệu trình điều trị, phục hồi phù hợp.