Liệt Nửa Người Sau Tai Biến Mạch Máu Não Và Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 15/04/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Liệt nửa người sau tai biến mạch máu não khiến vận động của bệnh nhân bị hạn chế, sinh hoạt hằng ngày luôn cần đến sự hỗ trợ của người xung quanh. Tình trạng này kéo dài dễ phát sinh tâm lý chán nản, tuyệt vọng, dẫn đến trầm cảm. Việc người thân hiểu rõ về biến chứng này cũng như cách hỗ trợ điều trị, chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân lấy lại tinh thần, từng bước phục hồi vận động.

Triệu chứng liệt nửa người sau tai biến mạch máu não

Liệt nửa người bên trái hoặc bên phải là biến chứng tương đối nặng nề, thường gặp sau khi cơn tai biến đi qua. Tình trạng này được thể hiện thông qua việc một bên cơ thể suy yếu, tê nhức, khó hoặc thậm chí không thể cử động.

Tai biến mạch máu não liệt nửa người xảy ra do sự tổn thương ở não bộ. Nếu não trái gặp tổn thương gây liệt nửa người bên phải, não phải tổn thương gây liệt nửa người bên trái. 

Liệt nửa người là biến chứng rất dễ gặp ở bệnh nhân đột quỵ
Liệt nửa người là biến chứng rất dễ gặp ở bệnh nhân đột quỵ

Bệnh nhân bị liệt nửa người do tai biến thường đối diện với những triệu chứng sau:

  • Khả năng vận động giảm sút, thậm chí mất luôn khả năng đi lại.
  • Cơ thể mất thăng bằng, dễ ngã.
  • Cơ thể yếu ớt và mệt mỏi, việc ăn uống, tiểu/đại tiện hoặc sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn.
  • Khả năng cầm nắm suy giảm hoặc không thể cầm nắm đồ vật.
  • Khó nói chuyện.
  • Khó nuốt thức ăn.

Ngoài ra, nhóm bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp… luôn có nguy cơ liệt nửa người sau tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường. Do vậy, nếu đang mắc bệnh lý nền và các cơ quan đích đã có tổn thương cần tuyệt đối cẩn trọng ngay khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ đầu tiên.

Liệt nửa người sau tai biến mạch máu não gây di chứng gì?

Dù gây liệt nửa cơ thể bên trái hay bên phải thì tai biến mạch máu não cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Biến chứng tai biến mạch máu não này còn làm phát sinh nhiều suy nghĩ cực đoan, khiến bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn.

Cản trở vận động, di chuyển

Hơn 80% bệnh nhân tai biến mạch máu não gặp khó khăn trong vận động, cử động cơ thể không theo mong muốn. Tình trạng mất định hướng, khó thăng bằng, cơ thể đau đớn, mệt mỏi, tay chân tê bì… thường xuyên xuất hiện.

Ở những trường hợp nặng hơn, người bệnh liệt nửa người và gần như không thể tự di chuyển. Việc nằm lâu một chỗ và không vận động, cử động có thể khiến bệnh nhân lở loét da, cứng khớp, teo cơ, trật khớp vai…

Không ít bệnh nhân bị co cứng khớp khó vận động
Không ít bệnh nhân bị co cứng khớp khó vận động

Luôn cần người chăm sóc, giảm chất lượng cuộc sống

Việc không thể tự vận động, di chuyển theo ý muốn, thậm chí là giảm thị lực, khó cầm nắm, khó nuốt… khiến bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ không thể tự ăn uống, vệ sinh, tắm rửa. Vì vậy họ bắt buộc phải nhờ đến sự trợ giúp của người chăm sóc/thiết bị hỗ trợ. Điều đó đôi khi sẽ gây nhiều bất tiện cho những gia đình neo người và tài chính không quá dư dả.

Giao tiếp khó khăn

Bệnh nhân đột quỵ méo miệng, khó nói do liệt dây thần kinh số 7 – dây thần kinh đóng vai trò chi phối chức năng vận động cơ vùng mặt. Điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp, bộc lộ mong muốn, cảm xúc. 

Thống kê cho thấy, có khoảng 25-30% bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não gặp phải tình trạng này. Trong đó, chia thành các khả năng:

  • Rối loạn ngôn ngữ (diễn đạt, hiểu, đôi khi cả 2).
  • Rối loạn phát âm do tổn thương nhóm dây thần kinh vận động vùng hầu – họng – miệng.
  • Vừa rối loạn ngôn ngữ vừa rối loạn phát âm.

Cuộc sống đảo lộn, gián đoạn công việc

Tai biến mạch máu não thường xảy đến ở những người lớn tuổi hoặc mới nghỉ hưu. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây tình trạng này đang có xu hướng trẻ hoá, xuất hiện ở cả nhóm người trẻ đang trong độ tuổi lao động. 

Trong khi đó, sau cơn tai biến bất cứ bệnh nhân nào cũng sẽ cần khoảng thời gian tương đối dài để phục hồi. Do vậy, việc bị gián đoạn công việc là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Tai biến mạch máu não khiến cuộc sống người bệnh đảo lộn, công việc trì hoãn
Tai biến mạch máu não khiến cuộc sống người bệnh đảo lộn, công việc trì hoãn

Điều trị liệt nửa người do tai biến như thế nào?

Để nhanh chóng phục hồi vận động cho bệnh nhân, người chăm sóc cần tuân thủ phác đồ điều trị tai biến mạch máu não được bác sĩ chỉ định. Trong đó, việc sử dụng thuốc được kê đơn và tích cực luyện tập phục hồi chức năng sau tai biến là điều vô cùng cần thiết.

Sử dụng thuốc

Sau khi cơn tai biến đi qua, bệnh nhân cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ để từng bước loại bỏ biến chứng, phục hồi nửa phần cơ thể bị liệt/khó vận động. Thông thường, đối tượng liệt nửa người sau tai biến mạch máu não sẽ được kê đơn thuốc gồm: Thuốc kháng đông, thuốc điều hòa huyết áp, thuốc giãn cơ, thuốc giảm cholesterol… nhằm hỗ trợ làm mềm cơ, dự phòng tái phát tai biến.

Tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc ngừa tai biến phù hợp. Không phải đối tượng nào cũng dùng đơn thuốc giống nhau.

Vật lý trị liệu

Tích cực tập các bài tập phục hồi chức năng từ sớm sẽ giúp bệnh nhân từng bước lấy lại vận động. 3-6 tháng đầu tiên sau cơn đột quỵ là khoảng thời gian lý tưởng để tham gia tập vật lý trị liệu cho người tai biến, lấy lại cử động cho các cơ tổn thương.

Tích cực tập luyện giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi vận động
Tích cực tập luyện giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi vận động

Để đảm bảo an toàn, các bài tập vật lý trị liệu cần được thực hiện tại bệnh viện hoặc trung tâm phục hồi chức năng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ/chuyên viên. Tùy thuộc vào thể liệt mềm hay cứng ở mỗi bệnh nhân mà bài tập cụ thể sẽ được áp dụng:

  • Liệt nửa người thể mềm: Cơ bị liệt còn mềm, mục đích trị liệu là điều chỉnh các khớp xương như khớp vai, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, háng, gối, cổ chân, ngón chân… thông qua các bài tập gấp, duỗi, đóng mở khớp.
  • Liệt nửa người thể cứng: Được xem là tình trạng nặng và khó can thiệp hơn rất nhiều do lúc này các cơ bị liệt đã cứng lại. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tư thế nằm, ngồi, đứng, đi lại, thăng bằng…

Khuyến cáo: Kết hợp dùng thuốc với tập luyện vừa sức để cơ, khớp nhanh chóng phục hồi, sớm lấy lại vận động.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến

Bên cạnh việc chú ý cho bệnh nhân dùng thuốc và tập luyện phục hồi chức năng, chăm sóc người tai biến cũng nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Lật, trở mình cho bệnh nhân sau mỗi 2 giờ. Chú ý lau người, vệ sinh sạch sẽ, lau vùng hạ bộ sau khi tiểu/đại tiện để tránh tình trạng viêm loét da.
  • Cho bệnh nhân ăn uống đủ chất, ưu tiên thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, sữa… cân đối, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để không gây quá tải hệ tiêu hoá. Đồng thời cần tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin cho người bệnh; Loại bỏ hoàn toàn đồ ăn nhiều muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn ra khỏi thực đơn.
  • Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập tăng cảm giác như cầm thìa, đũa hoặc vật dụng nhẹ, nâng chân tay. Sau đó tăng dần độ khó và chuyển sang các bài tập đứng thẳng, co duỗi khớp háng, thăng bằng…
  • Thường xuyên trò chuyện, động viên để khích lệ tinh thần lạc quan của người bệnh, loại bỏ tâm lý tự ti, chán nản do khả năng vận động bị hạn chế.

Liệt nửa người sau tai biến mạch máu não gây ra những hệ luỵ không hề nhỏ đối với sức khỏe và tinh thần bệnh nhân. Vì vậy, người chăm sóc nên chú ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tích cực động viên mỗi ngày, từng bước giúp bệnh nhân lấy lại vận động và có được cuộc sống bình thường.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

04/12

hôm nay

05/12

Ngày mai

06/12

Ngày kìa

+

Khác