Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tai Biến Nhẹ: Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Di Chứng Hiệu Quả
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tử vong hàng đầu ở các nước hiện nay. Bệnh xảy ra đột ngột, rất khó kiểm soát và nếu được phát hiện – xử lý kịp thời thì bạn vẫn có nguy cơ gặp phải các di chứng phức tạp. Trường hợp tai biến nhẹ có thể để lại di chứng hoặc không, tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp.
Tai biến nhẹ là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Tai biến nhẹ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, đột quỵ não thể nhẹ. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng này là do hiện tượng thiếu máu thoáng qua. Thông thường, bệnh nhân sẽ phục hồi sau một thời gian ngắn và mặc dù không để lại biến chứng liệt hoặc suy giảm chức năng vận động nhưng đây là yếu tố cảnh báo về nguy cơ tai biến thực sự trong tương lai.
Được biết, tai biến nặng hay nhẹ đều để lại những di chứng nguy hiểm và gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Bởi thế nên việc theo dõi, phát hiện các dấu hiệu của bệnh và kịp thời xử lý sẽ giúp nâng cao khả năng điều trị và giảm biến chứng của bệnh một cách hiệu quả.
Theo các báo cáo y khoa, tai biến mạch máu não có nguy cơ dẫn tới tình trạng thiếu máu não cục bộ rất cao (chiếm khoảng 85% tổng số ca mắc). Những người nằm trong nhóm này thường không để ý tới các triệu chứng, vậy nên không có biện pháp điều trị kịp thời. Từ đó vô tình dẫn tới tình trạng tai biến nặng và có nguy cơ tử vong cao.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng tai biến nhẹ
Tai biến thể nhẹ có các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhưng chúng sẽ biến mất sau 1 – 2 giờ. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ có những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở,… Cụ thể dấu hiệu tai biến nhẹ như sau:
- Đau đầu dữ dội một cách bất thường: Mọi người thường bỏ qua những cơn đau đầu dữ dội, đột ngột vì chúng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 giờ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thiếu máu não thoáng qua và có tới 80% bệnh nhân bị tai biến thể nhẹ gặp biểu hiện này.
- Chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng: Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng hay chân tay bị yếu đi đột ngột rồi cũng nhanh chóng biến mất. Đây là những triệu chứng xuất hiện khi khí huyết không lưu thông bình thường do tắc nghẽn bởi các vật cản trong mạch máu như xơ vữa động mạch hoặc các huyết khối ứ đọng,…
- Rối loạn ngôn ngữ tạm thời: Nói ngọng, nói không rõ lời, diễn đạt biểu cảm khó,… là những triệu chứng ban đầu ở người bị tai biến thể nhẹ. Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian ngắn hoặc trước nhiều ngày xảy ra cơn tai biến mạch máu não.
- Tê các đầu ngón tay, chân và có cảm giác châm chích đột ngột: Tê bì chân tay, hay có cảm giác như bị kim châm ở các chi là hiện tượng lượng máu ở các bộ phận này không được lưu thông. Ngoài ra, đó còn là biểu hiện của một số bệnh lý về tiểu đường, hoạt động sai tư thế, xương khớp,… Vậy nên tốt nhất bạn nên đi khám để biết chính xác bệnh lý nhằm có biện pháp điều trị phù hợp, đúng đắn.
- Rối loạn thị giác: Hoa mắt, nhìn lập lòe, chói mắt như có ánh sáng chiếu vào,… là những biểu hiện của tai biến thể nhẹ nhưng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên thường bị bỏ qua.
- Rối loạn nhận thức: Đôi lúc bạn có thể không thể tự nhớ ra tên ai đó hoặc đang chuẩn bị nói gì đó thì quên, một lúc sau mới nhớ lại. Hoặc bị mất định hình về thời gian, không gian,…
- Đi đứng không vững, run tay chân: Người bị tai biến thể nhẹ có thể thấy hiện tượng đang di chuyển bình thường nhưng đột ngột bị mất thăng bằng, chân tay run nhẹ. Trong trường hợp tần suất gặp các triệu chứng này tăng dần, các bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.
Bị tai biến nhẹ có nguy hiểm không? Di chứng sau tai biến
Triệu chứng tai biến mạch máu não nhẹ sẽ nhanh chóng phục hồi nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan không đến bệnh viện. Tuy nhiên, đây là sai lầm lớn, bởi nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ thì tình trạng này có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Dưới đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai biến nhẹ khi không được can thiệp xử lý thích đáng:
- Có khoảng 10 – 15% trường hợp bị đột quỵ trong vòng 3 tháng. Trong đó, ½ nhóm có nguy cơ đột quỵ xảy ra sau khi bị tai biến nhẹ trong 48 giờ.
- Đặc biệt, nguy hiểm nhất là tình trạng thiếu máu nặng có thể dẫn tới hôn mê, để lại di chứng nặng nề như mất trí nhớ, liệt bán thân, rối loạn nhận thức hoặc thậm chí là tử vong.
Vậy nên, cho dù là tai biến mạch máu não thể nhẹ thì các bạn cũng không nên chủ quan. Bởi đây chính là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu thật sự có thể xảy ra trong tương lai gần nếu bệnh không được quan tâm và phòng ngừa đúng cách.
Người bị tai biến nhẹ nên làm gì?
Bệnh tai biến mạch máu não thể nhẹ không gây tổn thương vĩnh viễn nhưng khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh rất khó để xác định đó là dấu hiệu của bệnh tai biến nhẹ hay nặng. Chính vì thế, khi có dấu hiệu bị tai biến như trên, đầu tiên bạn cần gọi cấp cứu ngay cả khi các triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện và biến mất trong vài phút.
Khi phát hiện, xử lý và điều trị sớm sẽ giúp phòng ngừa bệnh tai biến hiệu quả. Các biện pháp phòng ngừa này đặc biệt cần thiết ở những trường hợp bệnh nhân trên 60 tuổi hoặc người có tiền sử bị huyết áp cao, rối loạn ngôn ngữ, tiểu đường, yếu nửa người kéo dài trên 60 phút,…
Được biết, phương pháp điều trị bệnh tai biến mạch máu não nhẹ được áp dụng phổ biến nhất hiện nay sử dụng thuốc chống đông máu. Trong đó, thuốc Aspirin được chỉ định phổ biến vì thuốc làm giảm khả năng liên kết và hình thành cục máu đông.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm thuốc Aggrenox, Heparin, Clopidogrel,… Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ điều trị do các loại thuốc này đều có tác dụng phụ, dược tính mạnh và khả năng tương tác với các loại thuốc cao nên rất nguy hiểm.
Cách chăm sóc người bị tai biến nhẹ
Để biết cách chăm sóc người bị tai biến nhẹ bạn phải có kiến thức về bệnh lý này. Việc chăm sóc người bị tai biến mạch máu não thể nhẹ thường có phần đỡ vất vả hơn những trường hợp còn lại, vì người bệnh lúc này vẫn còn khả năng tự chăm sóc bản thân, tự ăn uống và vận động được.
Lúc này, người thân chỉ cần thiết lập chế độ chăm sóc khoa học, đúng cách và thường xuyên theo dõi – kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của người bị tai biến nhẹ cũng cần được chú trọng. Kết hợp với đó là các bài tập thể dục giúp khôi phục hệ vận động để người bệnh dần lấy lại chức năng. Đặc biệt, người nhà cần quan tâm, động viên chia sẻ để người bệnh luôn cảm thấy thoải mái và nhanh chóng khỏe lại.
Tai biến nhẹ nên ăn gì? Kiêng gì?
Thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hồi phục bệnh lý, kể cả bệnh tai biến hay các vấn đề khác. Vậy người bị tai biến nhẹ nên ăn gì, kiêng gì? Khi xuất hiện các triệu chứng tai biến nhẹ người bệnh cần bổ sung một chế độ ăn giúp loãng máu. Cụ thể:
- Bệnh nhân nên sử dụng thêm các loại gia vị như hành tây, tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu vào bữa ăn hàng ngày. Đây là nhóm gia vị được khuyến khích để giúp phòng chống bệnh đột quỵ.
- Hãy bổ sung các loại trái cây tươi như cam, bưởi, chuối,… bởi chúng là nguồn cung cấp kali, vitamin C dồi dào nên có khả năng cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành của các huyết khối.
- Các chuyên gia cũng khuyến khích bệnh nhân có nguy cơ bị tai biến hoặc đã từng bị tai biến thể nhẹ nên ăn nhiều rau xanh để tăng cường chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm nhằm làm tăng tuần hoàn máu và làm giảm cholesterol.
- Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạnh nhân, các loại hạt họ đậu cũng có tác dụng rất tốt trong việc phòng tránh nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra còn có các chất béo bão hòa trong dầu vừng, dầu cá thu, dầu đậu nành, cá mòi, cá ngừ,… Bệnh nhân nên dùng thay cho mỡ động vật để phòng ngừa tình trạng máu đông.
- Mặt khác, bệnh nhân nên ăn nhạt, ăn ít thực phẩm có chứa chất béo, không ăn nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, mùi tây và các loại thịt đỏ,… Không dùng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích, nước ngọt,….
Tai biến nhẹ có cần tới bệnh viện không? Điều trị ở đâu?
Tai biến nhẹ có cần tới bệnh viện không được nhiều người thắc mắc. Như chúng tôi đã trình bày trước đó thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để có biện pháp phòng tránh bệnh sớm nhất có thể.
Khi bị tai biến thể nhẹ, bệnh nhân có thể tới các bệnh viện dưới đây để thăm khám và thực hiện điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ:
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Khoa nội thần kinh ở đây có chức năng chuyên điều trị bệnh về thần kinh, trong đó có tai biến mạch máu não nhẹ. Bệnh 108 luôn áp dụng các kỹ thuật hiện đại cùng sự đổi mới công nghệ, trang thiết bị để không ngừng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Các bạn thăm khám tại bệnh viện theo địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: Được biết tới là bệnh viện lớn nhất cả nước với nhiều khoa bệnh, trong đó có khoa Thần kinh – nơi chuyên điều trị chuyên sâu về các vấn đề thần kinh như: Thần kinh nhiễm khuẩn, thần kinh cho trẻ em và thần kinh mạch máu (chủ yếu do tai biến mạch máu não),… Khoa Thần kinh tại đây gồm 3 khu nhà, 12 khu cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn. Các bệnh nhân mắc tai biến bao gồm cả trường hợp nặng có thể tới đây điều trị theo địa chỉ số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, thuộc Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Là một trong những bệnh viện lớn được xếp hạng đặc biệt và thuộc sự quản lý của Bộ Y tế. Chính vì thế nên bệnh viện này được xem là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn để điều trị tai biến mạch máu não. Thế mạnh của bệnh viện chính là công nghệ hiện đại kết hợp cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thể chẩn đoán, điều trị bệnh một cách chính xác và hiệu quả. Bệnh viện hiện tọa lạc tại số 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc phường 12, quận 5, TP.HCM.
- Đông Phương Y Pháp – Trung tâm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: Có tiền thân là khoa Vật lý trị liệu thuộc CTCP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Đơn vị hàng đầu trong việc khám chữa bệnh bằng YHCT. Bệnh nhân nếu có mong muốn chữa bệnh không dùng thuốc thì có thể tham khảo địa chỉ khám chữa bệnh này tại Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội.
Biện pháp phòng ngừa tai biến
Để tránh tình trạng bị tai biến hoặc hạn chế tai biến quay trở lại và tiến triển nặng hơn, các bạn cần:
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt
Chế độ ăn uống ngày ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe và các bệnh lý (nếu có). Vậy nên việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, ăn uống khoa học là điều kiện quan trọng để giúp bạn có được sức khỏe tốt, phòng ngừa bệnh tai biến nhẹ hiệu quả. Theo đó:
- Các bạn cần tăng cường bổ sung rau xanh cùng các loại ngũ cốc nguyên hạt như óc chó, hạnh nhân,…
- Ăn hoa quả có chứa nhiều nước, giàu kali, vitamin như chuối, táo, đu đủ, lựu, cà chua,…
- Hạn chế hoặc không sử dụng đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn cũng cần tránh vì chúng đều không tốt cho hệ tim mạch. Thay vào đó hãy tăng cường ăn các món luộc và hấp để giúp cơ thể được thanh lọc hơn.
- Giảm lượng muối (natri) có trong các món ăn hàng ngày và hãy uống thật nhiều nước lọc, tốt nhất là 2 – 3 lít cho mỗi ngày.
Duy trì lối sống – thói quen sinh hoạt lành mạnh
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng cần được quan tâm để chống lại nguy cơ mắc tai biến thể nhẹ. Các biện pháp hỗ trợ nhằm ngăn chặn nguy cơ bị tai biến trong trường hợp này gồm có:
- Kiểm soát trọng lượng (cân nặng) cơ thể.
- Tránh làm việc quá sức và cố gắng giữ tinh thần ổn định, lạc quan,…
- Sinh hoạt giờ giấc khoa học bằng cách ngủ đúng giờ và không thức khuya quá 11 giờ.
- Theo dõi, kiểm soát chỉ số mỡ máu, huyết áp, lượng đường để chúng không vượt quá ngưỡng cho phép.
- Thường xuyên xoa bóp các cơ, vận động khớp tay, chân để máu lưu thông và tránh tình trạng cứng khớp.
- Cần tập thể dục thể thao thường xuyên mỗi ngày nhằm tăng cường hệ miễn dịch cũng như nâng cao sức đề kháng hiệu quả.
Thăm khám y tế
Mặc dù tai biến nhẹ có thể nhanh chóng biến mất sau vài giờ nhưng để tránh di chứng, người bệnh vẫn nên tới bệnh viện để thăm khám. Việc thăm khám sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này cũng như làm tăng khả năng phòng ngừa, hạn chế biến chứng nguy hiểm trong tương lai.
Như vậy bài viết đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin cơ bản về bệnh tai biến nhẹ cũng như các biểu hiện, cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Mong rằng với những nội dung kiến thức được chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tai biến và biết cách xử lý bệnh tốt hơn.