Thoái Hóa Cột Sống Lưng Có Nên Đi Bộ Không? Kỹ Thuật Đúng

Ngày cập nhật: 01/07/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh
Đánh giá bài viết

Đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng, được nhiều người lựa chọn để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, những người đang bị thoái hóa cột sống lưng có nên đi bộ không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó dựa trên các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy. Đồng thời hướng dẫn chi tiết cách đi bộ đúng kỹ thuật cho người bệnh xương khớp.

Giải đáp thoái hóa cột sống lưng có nên đi bộ không?

Thoái hóa cột sống lưng là một tình trạng thường gặp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, khiến các đĩa đệm giữa các đốt sống bị mòn đi, dẫn đến triệu chúng đau nhức, cứng khớp và hạn chế vận động.

Trước câu hỏi thoái hóa cột sống lưng có nên đi bộ không, chuyên gia khẳng định là . Đi bộ được đánh giá là một trong những bài tập thể dục lý tưởng cho người bị thoái hóa cột sống lưng. Những lợi ích tuyệt vời mà đi bộ mang lại cho người bệnh bao gồm:

  • Tăng tính linh hoạt cho cột sống: Đi bộ giúp các khớp ở cột sống cử động nhịp nhàng, linh hoạt hơn, giảm tình trạng cứng khớp thường gặp ở người bị thoái hóa.
  • Nâng cao sức mạnh cơ bắp quanh cột sống: Các cơ bắp xung quanh cột sống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cột sống. Việc đi bộ đều đặn giúp tăng sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng hỗ trợ cột sống, từ đó giảm đau và cải thiện chức năng vận động.
  • Giảm áp lực lên đĩa đệm: Khi đi bộ, trọng lượng cơ thể được phân bổ đều trên hai chân, giúp giảm áp lực lên các đĩa đệm giữa các đốt sống lưng. Điều này góp phần làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm và giảm đau nhức.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ khiến tình trạng thoái hóa cột sống lưng nặng nề hơn. Đi bộ là hoạt động thể chất đơn giản, hiệu quả giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên cột sống.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Thường xuyên đi bộ sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, mang nhiều oxy và dưỡng chất đến nuôi dưỡng các mô sụn, đĩa đệm ở cột sống, hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo sụn.
  • Tăng cường sức khỏe tinh thần: Chuyên gia phân tích, đi bộ ngoài trời giúp giải phóng endorphin – hormone tạo cảm giác vui vẻ, giảm stress, căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tổng thể.
Đi bộ tốt cho người bị thoái hóa cột sống
Đi bộ tốt cho người bị thoái hóa cột sống

Hướng dẫn kỹ thuật đi bộ cho người thoái hóa cột sống lưng

Ngoài giải đáp thoái hóa cột sống lưng có nên đi bộ không thì chuyên gia còn hướng dẫn kỹ thuật đi bộ đúng cách, đảm bảo không gây tổn thương cho hệ thần kinh cột sống.

Tư thế: 

  • Giữ lưng thẳng: Tránh cúi gằm, khom lưng hoặc ưỡn ngực quá mức. Lưng thẳng giúp phân bổ đều trọng lượng cơ thể, giảm áp lực lên cột sống.
  • Vai thả lỏng: Tránh gồng vai hoặc siết chặt cơ bắp vai. Vai thả lỏng giúp thư giãn cơ thể và tăng cường phạm vi chuyển động của cánh tay.
  • Nhìn về phía trước: Mắt nhìn thẳng về phía trước giúp giữ thăng bằng và điều chỉnh hướng đi.
  • Hít thở sâu và đều đặn: Hít thở sâu giúp cung cấp oxy cho cơ bắp và tăng cường sức bền.

Chuyển động tay:

  • Đu đưa tay theo nhịp bước chân: Chuyển động tay giúp tăng cường sự phối hợp, cân bằng và hiệu quả đi bộ.
  • Góc khuỷu tay: Góc khuỷu tay nên gập khoảng 90 độ.
  • Vị trí tay: Tay nên ở vị trí thoải mái, tự nhiên dọc theo thân mình.

Bước chân:

  • Tiếp đất bằng gót chân: Tiếp đất bằng gót chân giúp giảm tác động lên khớp gối và mắt cá chân.
  • Bước chân ngắn: Bước chân ngắn giúp giảm áp lực lên khớp gối và tăng cường sự ổn định.
  • Giữ nhịp bước đều đặn: Duy trì nhịp bước đều đặn giúp đi bộ hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
Đi bộ cần đúng kỹ thuật để không gây tổn thương cho hệ thần kinh cột sống
Đi bộ cần đúng kỹ thuật để không gây tổn thương cho hệ thần kinh cột sống

Một số lưu ý khi đi bộ cho người bệnh thoái hóa cột sống lưng

Mặc dù đi bộ rất có lợi cho người bị thoái hóa cột sống lưng, nhưng cần lưu ý một số điều để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

Chuẩn bị trước khi đi bộ:

  • Khởi động: Bắt đầu với các bài tập khởi động nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể, đặc biệt là các cơ xung quanh vùng lưng và chân. Điều này giúp giảm nguy cơ chấn thương và làm đau nhức cơ thể.
  • Chọn giày phù hợp: Đầu tư vào một đôi giày đi bộ thoải mái và có độ đàn hồi tốt để hỗ trợ chân và lưng. Giày nên có đế mềm và có khả năng giảm sốc tốt để bảo vệ khớp gối và cột sống.
  • Trang phục: Nên chọn các bộ quần áo có độ co giãn tốt và thấm hút mồ hôi, thoải mái.

Lựa chọn địa hình thích hợp

  • Tránh đi bộ trên địa hình gập ghềnh: Đi bộ trên những bề mặt bằng phẳng và mềm mại để tránh gây áp lực lên cột sống.
  • Tránh địa hình trơn trượt: Tránh đi bộ trên bề mặt trơn trượt hoặc có đá cuội để tránh ngã và gây tổn thương cho cột sống.

Kiểm soát thời gian và cường độ đi bộ

  • Thời gian đi bộ: Bắt đầu với các khoảng thời gian ngắn (10 – 15 phút) và từ từ tăng lên.
  • Tần suất: Đi bộ hàng ngày hoặc cách ngày, tùy vào mức độ thoải mái và phản ứng của cơ thể bạn.

Theo dõi phản ứng sức khỏe

  • Theo dõi cảm giác đau: Nếu cảm thấy đau trong quá trình đi bộ hoặc sau đó, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Điều chỉnh lại lộ trình hoặc thời gian đi bộ của bạn cho phù hợp. Đau là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị quá tải.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng giáo án tập luyện phù hợp.

Bài viết giải đáp câu hỏi “thoái hóa cột sống lưng có nên đi bộ không?”. Đi bộ là hoạt động thể chất đơn giản, an toàn và hiệu quả cho người bị thoái hóa cột sống lưng. Tuy nhiên, cần lưu ý cách thức đi bộ đúng kỹ thuật và những hướng dẫn quan trọng được chia sẻ từ chuyên gia để đạt được hiệu quả tối ưu

Xem Thêm:

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/09

hôm nay

09/09

Ngày mai

10/09

Ngày kìa

+

Khác