Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Được Không? Kỹ Thuật Đi Bộ Đúng
Thoái hóa khớp gối có đi bộ được không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Giải đáp cho vấn đề này sẽ được chuyên gia tại Đông Phương Y Pháp chia sẻ trong bài viết sau. Đồng thời, chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn kỹ thuật đi bộ tốt cho sức khỏe xương khớp cùng một số lưu ý quan trọng cho người bệnh.
Giải đáp chi tiết bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Vấn đề thoái hóa khớp gối có nên đi bộ được không là và có nên đi không là mối bận tâm của nhiều người bệnh. Không ít người cho rằng, việc đi bộ có thể gây áp lực lên khớp gối, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, sau những nghiên cứu khoa học chuyên sâu, các bác sĩ khẳng định đi bộ là một trong những phương pháp hữu hiệu để thuyên giảm triệu chứng bệnh, đồng thời tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho hệ xương khớp.
Giải thích chi tiết tiết, bác sĩ cho biết sụn khớp được nuôi dưỡng nhờ dịch khớp tiết ra. Trong khi đó, đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng giúp kích thích dịch khớp tiết đều đặn, nhờ đó nuôi dưỡng sụn hiệu quả và thúc đẩy hồi phục hoạt động khớp, ngăn chặn tình tạng khô cứng khớp, đau khớp.
Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy, những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối và những bệnh nhân đang mắc bệnh xương khớp khi đi bộ đúng cách có thể cải thiện bệnh hiệu quả. Vậy nên, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ. Tuy nhiên, khi đi bộ, cơ thể sẽ phải dồn sức nặng về chân, trong đó khớp gối cũng phải chịu sức nặng khá lớn. Do đó, dù bài thể dục này rất tốt nhưng người bệnh cũng cần biết đi bộ đúng cách, đúng kỹ thuật để tránh tình trạng phản tác dụng.
Lợi ích người thoái hóa khớp gối đạt được khi đi bộ
Đi bộ là hình thức vận động được đánh giá là đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ xương khớp. Đặc biệt, đối với người bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đi bộ đúng cách sẽ mang tới nhiều hiệu quả tích cực như sau:
- Giảm đau: Hoạt động đi bộ sẽ giúp thúc đẩy tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức xương khớp, tránh tình trạng co cứng khớp, cải thiện khả năng vận động, đồng thời tăng tính linh hoạt cho khớp gối.
- Nuôi dưỡng, bảo vệ khớp gối đang tổn thương: Bộ phận sụn khớp không có mạch máu nuôi dưỡng mà sẽ nhận dưỡng chất từ dịch khớp được tiết ra bởi màng hoạt dịch. Việc vận động đi bộ thường xuyên sẽ giúp tăng tiết dịch khớp, giúp sụn khớp được nuôi dưỡng, phục hồi chức năng vốn có, đặc biệt là những khớp gối đang hoặc có dấu hiệu bị tổn thương.
- Duy trì cân giúp giảm áp lực lên khớp gối: Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh xương khớp là trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép. Bởi khi cân nặng quá lớn sẽ khiến khớp gối chịu áp lực. Việc đi bộ giúp đốt cháy calo, kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý và giảm áp lực khớp gối đang phải chịu.
Bên cạnh những tác dụng trên, đi bộ còn giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp, cải thiện khả năng giữ vững thăng bằng, giải tỏa căng thẳng và tạo giấc ngủ ngon hơn.
Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoái hóa khớp gối
Sau khi giải đáp vấn đề thoái hóa khớp gối có nên đi bộ được không, chuyên gia tại Đông Phương Y Pháp còn hướng dẫn chi tiết kỹ thuật đi bộ đúng cách, giúp phát huy hiệu quả cải thiện triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa những rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
Chọn đường đi bộ phù hợp, an toàn
Một trong những vấn đề hàng đầu khi đi bộ là chọn tuyến đường đi phù hợp và an toàn. Người bệnh nên chọn các tuyến đường đi bộ bằng phẳng, thoáng đãng, tránh những nơi gồ ghề, nhiều xe cộ để tránh tiềm ẩn những nguy hiểm.
Chọn thời gian tập luyện
Thời gian đi bộ tốt nhất nên là sáng sớm và buổi tối. Bởi thời điểm này sẽ giúp khởi động xương khớp nóng lên, tránh cứng khớp cho những hoạt động sau này. Ngoài ra, đi bộ thời điểm này cũng giúp giảm thiểu tần suất đau khớp gối trong ngày và kích thích khả năng tập trung cho người bệnh.
Điều chỉnh cường độ thích hợp
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ nhưng cần điều chỉnh cường độ thích hợp. Đối với những người bình thường có thể đi bộ đến 60 phút, nhưng bác sĩ khuyến cáo người bị thoái hóa khớp gối không đi bộ quá 30 phút (tương đương 6000 bước chân). Bên cạnh đó, khi đi bộ cũng không nên sải bước quá dài, không đi với tốc độ quá nhanh bởi điều này làm tăng áp lực cho khớp gối, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Kiểm soát nhịp tim khi đi bộ
Đi bộ quá nhanh sẽ khiến tim đập rất nhanh, điều này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mach. Vậy nên, để quá trình đi bộ đạt hiệu quả và an toàn nhất, bạn cần kiểm soát nhịp tim dao động trong khoảng 50 – 70% nhịp tim tối đa. Cách đo nhịp tim đơn giản là trang bị điện thoại hoặc máy đo bên mình.
Khởi động trước khi đi bộ
Không chỉ đi bộ, trước khi tập luyện bất cứ môn thể thao nào, bạn cũng cần khởi động để tránh những chấn thương trong lúc hoạt động như chuột rút, co cơ,… Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh thoái hóa khớp gối. Thông thường, thời gian khởi động khoảng 5 – 10 phút với các bài tập như xoay khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, khớp bả vai, chạy bước nhỏ, vặn người,…
Một số kỹ thuật khác cho người thoái hóa khớp gối đi bộ
Người bị thoái hóa khớp gối còn có thể áp dụng một số kỹ thuật dưới đây trong quá trình đi bộ để tăng hiệu quả cải thiện sức khỏe xương khớp:
- Đi bộ với tốc độ chậm trong 5 phút đầu tiên rồi sau đó tăng dần tốc độ.
- Khi chuẩn bị kết thúc hành trình đi bộ cũng sẽ tiếp tục đi chậm lại để hạ nhiệt.
Bên cạnh đóm để giảm khả năng chấn thương, cần đảm bảo nhìn thẳng phía trước khi đi bộ, giữ cho cằm luôn ở phương song song với mặt đất. Nếu có thể, hãy đánh tay trong quá trình đi bộ và sải nước chân vừa phải, không cần bước quá dài.
Lưu ý quan trọng khi người bị thoái hóa khớp gối đi bộ
Ngoài những kỹ thuật đi bộ đúng cách, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tối ưu hiệu quả sẽ đạt được, đồng thời giảm tỷ lệ rủi ro phát sinh trong quá trình đi bộ.
- Dừng lại khi thấy đau gối: Khi mới đi bộ, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác đau đầu gối. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ cải thiện sau những buổi tiếp theo. Để giảm cảm giác đau gối, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh trong 20 phút sẽ giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau gối dữ dội, kèm theo nhiều trị chứng khác như sưng đỏ, đau buốt thì bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và có phương pháp can thiệp xử lý.
- Lựa chọn trang phục đi bộ: Để quá trình đi bộ có cảm giác thoải mái nhất, bạn cần chọn giày và trang phục phù hợp. Đối với giày, nên chọn loại giày thể thao đế bằng, vừa chân và chất liệu mềm, đồng thời bề mặt đế giày nên có rãnh nhỏ để tăng tính ma sát, tránh bị ngã. Đối với quần áo, nên chọn những bộ đồ thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Tìm bạn đồng hành: Bạn có thể tìm cho mình một người bạn đồng hành trong quá trình đi bộ để cùng trò chuyện, cùng đặt ra mục tiêu, cùng xây dựng 1 kế hoạch đi bộ để bớt nhàm chán. Bạn đồng hành của bạn có thể là vợ/chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em hoặc hàng xóm,…
- Thăm khám xương khớp định kỳ: Ngay cả khi các triệu chứng thoái hóa có dấu hiệu cải thiện sau khi áp dụng phương pháp đi bộ, người bệnh vẫn cần tiến hành thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng khớp gối hiện tại. Đặc biệt, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng bệnh hiện tại, nếu nghiêm trọng hơn, có thể bạn đã đi bộ sai cách hoặc chế độ sinh hoạt thiếu khoa học. Thông qua kết quả này, bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi phương pháp luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hệ xương khớp.
- Kết hợp phương pháp trị bệnh khác: Bên cạnh phương pháp đi bộ, người bệnh cũng cần thực hiện những phương pháp khác để cải thiện hiệu quả bệnh thoái hóa khớp gối. Cụ thể là các bài tập vật lý trị liệu, sử dụng thuốc tây, thậm chí với trường hợp quá nặng sẽ cần tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn bệnh nhẹ hay nặng, người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học nhất.
Vậy là thông qua bài viết này, bạn đã có được giải đáp cho vấn đề “thoái hóa khớp gối có nên đi bộ được không?”. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật đi bộ chuẩn xác và những lưu ý quan trọng. Hy vọng, bạn sẽ áp dụng trong quá trình đi bộ giúp bệnh tình được cải thiện rõ rệt, đồng thời ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.