Thoái hóa khớp nên ăn gì? Kiêng ăn gì

Ngày cập nhật: 08/08/2024 Biên tập viên: Huyền Linh

Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng nào nên áp dụng? Những món ăn nào nên bổ sung hàng ngày để tăng cường sự dẻo dai của xương khớp và khỏe mạnh toàn cơ thể? Hãy tìm câu trả lời cụ thể qua gợi ý trong bài viết dưới đây. 

Mối liên hệ giữa thoái hóa khớp với chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có mối quan hệ hai chiều với tình trạng thoái hóa khớp. Một thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, trong đó có hệ cơ xương khớp. Việc đáp ứng đúng yêu cầu về dinh dưỡng, kiêng khem cho người thoái hóa khớp theo chỉ định của bác sĩ cũng sẽ thúc đẩy quá trình điều trị đạt hiệu quả phục hồi nhanh hơn, toàn diện hơn. 

Ngược lại, khi ăn uống không đúng cách, kiêng khem không khoa học, cơ thể vừa thiếu chất, vừa thừa chất. Khi đó, dinh dưỡng nuôi xương, khớp thiếu, dẫn đến yếu và dần thoái hóa. Việc dung nạp những thực phẩm không tốt cho xương khớp cũng góp phần khiến các bộ phận này bị phá hủy nhanh hơn. 

Chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

Với bệnh nhân thoái hóa khớp, nguyên tắc lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Đảm bảo duy trì cân nặng cân đối, khỏe mạnh: Thừa cân, béo phì chính là lý do gây ra nhiều áp lực, đè nén lên toàn cơ thể, khi đó, hệ xương khớp chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì phải “cõng” khối lượng quá tải sức chịu đựng. Tỷ lệ tổn thương và khó phục hồi sẽ cao hơn. Vậy nên, hãy bổ sung đúng và đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, tránh dư thừa quá mức.
  • Cung cấp đủ thực phẩm hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương: Các nhóm acid béo (omega 3, omega 6), nhóm vitamin như B, A, E, C,… chính là nguồn thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa tự nhiên rất cần thiết mà người bệnh thoái hóa khớp nhất định không được bỏ qua.
  • Bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm giúp tăng lượng chất nhờn, dịch khớp: Acid hyaluronic là một trong những thành phần quan trọng có trong dịch khớp. Chất này có tác dụng bôi trơn và bảo vệ khớp, tránh tổn thương sụn khớp khi hoạt động. Quá trình thoái hóa khớp sẽ làm giảm đáng kể lượng chất nhờn tự nhiên này, khiến khớp cử động không còn linh hoạt, gây đau, cứng khó vận động. Chất này sẽ được gia tăng nhiều hơn khi người bệnh cung cấp đủ lượng dinh dưỡng bằng thực phẩm tương ứng.

Dựa trên nguyên tắc này và những gợi ý dưới đây, người bệnh có thể chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống khoa học cho mình để đảm bảo sức khỏe, vừa phục hồi và bảo vệ tốt nhất chức năng hệ cơ xương khớp. Những gợi ý được đưa ra đều dựa trên tham vấn của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn về dinh dưỡng, xương khớp. Vì vậy, người bệnh có thể an tâm tham khảo.

Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì?

Top những thực phẩm dưới đây được đánh giá là rất thích hợp dùng cho bệnh nhân đau nhức xương khớp nói chung, thoái hóa khớp nói riêng. Người bệnh có thể chủ động kết hợp trong bữa ăn hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Bổ sung các loại cá béo, hải sản

Những loại cá béo không tanh như: Cá thu, cá cháy Hilsa, cá trích, cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá ngừ… chính là nguồn cung cấp dồi dào vitamin D và omega-6, omega-3. Đây là những dưỡng chất có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau nhức tự nhiên rất tốt.

Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn nhiều loại cá không tanh
Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn nhiều loại cá không tanh

Khẩu phần ăn trung bình cho món cá là 100-200mg/ lần; hãy chế biến cá thành nhiều món khác nhau, ăn ít nhất 2 lần/ tuần để có hiệu quả.

Bên cạnh đó, những loại hải sản như: Tôm, ốc, sò, cua, ghẹ,…. chứa nhiều canxi. photpho, magie. Đây đều là những khoáng chất tốt cho quá trình phục hồi và tăng cường sự khỏe mạnh của xương khớp. Vì thế, người bệnh cũng không nên bỏ qua nhóm này..

Trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa

Trong trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa có lượng lớn vitamin D, canxi. Đây là những chất cần thiết cho sự chắc khỏe của xương, giúp gia tăng mật độ xương để xương khớp có sự liên kết, dẻo dai hơn. Chính sự thiếu hụt các chất này đã dẫn đến loãng xương, lão hóa, thoái hóa.

Hãy uống 1 cốc sữa mỗi ngày (hoặc ít nhất 2 ngày/lần) để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nên chọn những loại sữa đặc biệt cho người bị xương khớp, hạn chế đường.

Sữa và các chế phẩm từ sữa rất tốt cho người thoái hóa khớp
Sữa và các chế phẩm từ sữa rất tốt cho người thoái hóa khớp

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung trứng (tốt nhất là trứng gà) đều đặn 2 đến 4 quả 1 tuần. Với trứng, có rất nhiều cách chế biến khác nhau nên hoàn toàn không lo nhàm chán. 

Các loại thịt

Những loại thịt quen thuộc mà người thoái hóa xương khớp nên ăn có thể kể đến bao gồm: Thịt gà, thịt vịt, thịt lợn và các loại xương như xương sườn, xương ống, sụn,… Trong chúng có nhiều glucosamin và chondroitin, giúp cho sụn chắc khỏe. Đồng thời có thể hỗ trợ tăng cường lượng dịch khớp tự nhiên để chống lại tình trạng khô khớp, cứng khớp. 

Bệnh nhân có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, kết hợp đa dạng, lên thực đơn hàng ngày theo sở thích để nắm được định lượng cũng như kiểm soát mức độ, tần suất dung nạp vào cơ thể. Từ đó có điều chỉnh phù hợp. 

Rau xanh và trái cây

Đây cũng là nhóm thực phẩm có công dụng rất tốt mà người bệnh tuyệt đối không nên bỏ lỡ. Chất dinh dưỡng, vitamin trong các loại trái cây, rau củ chính là nguồn năng lượng dồi dào giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái, tươi mới, loại bỏ được tình trạng lão hóa, làm trẻ làn da.

Thoái hóa khớp nên ăn gì? - Lựa chọn tốt từ rau xanh, trái cây
Thoái hóa khớp nên ăn gì? – Lựa chọn tốt từ rau xanh, trái cây

Riêng với bệnh nhân xương khớp, nhờ lượng lớn vitamin và chất xơ, nhóm thực phẩm này sẽ hỗ trợ quá trình giảm đau, lành lành các tổn thương.

  • Các loại trái cây: Cam, dứa, chanh, bưởi, đu đủ,… chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C, giảm sưng, viêm khớp rất tốt.
  • Các loại rau xanh: Cải mầm, cải xanh, cải xoăn, rau bina, bắp cải, chân vịt,… có tác dụng tốt trong giảm thiểu đau nhức do viêm khớp, sưng khớp gây ra. Quả đậu bắp, các loại bí có thể giúp tăng cường sản sinh dịch khớp tự nhiên. 

Nhóm thực phẩm này cần bổ sung thường xuyên hàng ngày để hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp.

Các loại nấm

Chế biến các món ăn từ nấm kết hợp các loại thịt, rau củ (cà rốt, ớt, rau xanh) sẽ giúp bổ  sung nhóm vitamin A, K, C, E. Từ đó đảm bảo sự khỏe mạnh, dẻo dai cho xương khớp. Ngoài ra, ăn nấm thường xuyên theo đúng định lượng có thể ngăn ngừa lão hóa, thoái hóa tế bà, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, ung thư, tim mạch,…

Thoái hóa khớp nên ăn nấm
Thoái hóa khớp nên ăn nấm

Bên cạnh những thực phẩm kể trên, bệnh nhân thoái hóa khớp có thể bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày, hàng tuần như: Nhóm hạt ngũ cốc, hạt dinh dưỡng (lúa mì, lúa mạch, óc chó, hạnh nhân, các loại đậu, đậu nành,…); Các loại gia vị (Ớt, tiêu, tỏi, gừng,…); Dầu thực vật;…. Hãy phân chia và kết hợp một cách khoa học, hợp lý.

Canh bí hầm xương

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bí xanh (500g); Xương sườn hoặc xương sụn của lợn (250g); Hành lá; Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Xương đem rửa sạch, chần sơ với nước cho hết cặn bẩn.
  • Ướp gia vị 10 phút rồi đảo sơ với hành củ đã  phi vàng và 1 chút gia vị
  • Cho nước vào ninh nhừ xương
  • Bí xanh rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp với 1 ít gia vị sau đó cho vào nồi nước xương đã ninh
  • Nấu đến khi bí mềm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn; cho hành lá tùy khẩu vị.
Canh bí đỏ hầm xương thích hợp dùng cho người bệnh thoái hóa khớp
Canh bí đỏ hầm xương thích hợp dùng cho người bệnh thoái hóa khớp

Món ăn này thực hiện rất đơn giản nhưng sẽ cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho xương chắc khỏe. 

Gà ác hầm nhân sâm

Chuẩn bị

  • 1 con gà ác, làm sạch (có thể chặt làm đôi cho vừa ăn)
  • Nhân sâm (1 củ)
  • Gia vị nấu thuốc bắc: Đem rửa sạch

Cách thực hiện

  • Cho gà cùng nhân sâm vào nồi ninh nhừ
  • Thêm các nguyên liệu thuốc bắc đã sơ chế sạch vào nấu cùng khoảng 15 phút.
  • Nêm nếm muối, đường phèn. Nếu nước ninh đã gần cạn có thể thêm 1 chén nước vào đun sôi và thêm gia vị vừa ăn.
  • Món ăn này không những rất bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn tăng hiệu quả giảm đau nhanh chóng khi được dùng nóng, dùng thường xuyên.

Cá hồi bọc giấy bạc nướng

Nguyên liệu: Cá hồi, dầu ô liu, muối, tiêu, chanh

Cách làm:

  • Cá phi lê, đem ướp gia vị
  • Làm nóng lò nướng (200 độ C)
  • Đặt cá vào lớp giấy bạc, rưới dầu ô liu vào cá, thêm vài lá chanh lên trên
  • Cuộn giấy bạc bọc kín cá và cho vào nướng trong khoảng 13-15 phút
  • Cá chín thơm thì bày ra đĩa và ăn cho nóng.
Bệnh nhân thoái hóa khớp nên ăn gì? - Món ăn ngon từ cá hồi
Bệnh nhân thoái hóa khớp nên ăn gì? – Món ăn ngon từ cá hồi

Những món ăn này đều có nguyên liệu rất dễ kiếm, cách làm lại đơn giản. Vì thế, người bệnh có thể thực hiện thường xuyên, thay đổi thực đơn liên tục để đa dạng món ăn. Ngoài những món ăn trên đây, hãy chủ động tham khảo và chế biến thêm nhiều món ăn giá trị khác để góp phần nuôi dưỡng xương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc nắm rõ thoái hóa khớp nên ăn gì, người bệnh cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng để biết thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì. Từ đó, hạn chế nguy cơ gây hại cho xương khớp, góp phần ổn định chức năng phủ tạng, bồi dưỡng cơ thể tốt hơn. 

Nhóm thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp nên kiêng:

  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… Trong thịt này có chứa nhiều cholesterol và đạm. Nếu dùng nhiều sẽ không tốt cho người đang có vấn đề về thoái hóa khớp. Vì lượng đạm tích tụ trong các khớp xương có thể khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. 
  • Thức ăn chứa nhiều đường và muối: Đường nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi nuôi xương, làm giảm lượng protein trong cơ thể, gia tăng tình trạng viêm. Dư muối sẽ khiến xương trở nên giòn hơn và dễ gãy.
  • Thức ăn nhanh: đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất phụ gia hay chất bảo quản dễ gây béo phì, gia tăng áp lực cho sụn, xương khớp.
  • Bột mì trắng: Dễ gây phản ứng viêm. Vì thế, người bệnh nên thay bằng các loại bột ngũ cốc nguyên hạt.
  • Bia, rượu: các chất kích thích cũng là những đồ uống không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làm hại chức năng gan, thận, ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tạo tủy nuôi xương.
Bị thoái hóa khớp nên hạn chế ăn thịt đỏ
Bị thoái hóa khớp nên hạn chế ăn thịt đỏ

Với những nhóm thực phẩm này, người bị thoái hóa khớp gối cần hạn chế đến mức tối đa định lượng dung nạp vào cơ thể. Đồng thời thay thế bằng các loại thực phẩm có vai trò tương tự nhưng đảm bảo an toàn, phù hợp hơn. Nếu cần thiết, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ đang điều trị để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Lưu ý cần nhớ trong điều trị thoái hóa khớp

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh thoái hóa khớp cần thiết phải ghi nhớ thêm những lưu ý dưới đây để điều trị bệnh tốt hơn.

  • Thăm khám bác sĩ, điều trị đúng phác đồ được đưa ra; không bỏ dở liệu trình để tránh thuốc phản tác dụng vì ăn uống chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị chứ không có hiệu quả giải điểm dứt điểm bệnh từ gốc.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên bằng những bài tập phù hợp để rèn luyện sức khỏe, tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của hệ cơ xương khớp.
  • Tránh các vận động sai tư thế. Không ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế trong thời gian dài.
  • Không mang vác, bê vật nặng thường xuyên; hạn chế các động tác mạnh, không thay đổi tư thế nhanh và đột ngột. 
  • Không lạm dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau, kháng viêm nào; không tự ý thay đổi thuốc hoặc kết hợp thuốc, tránh gây nguy hiểm và biến chứng không mong muốn.
  • Có nhiều loại thực phẩm khi kết hợp sẽ gây tương tác, không tốt cho sức khỏe. Vì thế, không nên kết hợp linh tinh. Đồng thời bổ sung đúng định lượng cho phép, không nên dư thừa.

Trên đây là gợi ý những thực phẩm tốt và không tốt cùng phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Hy vọng thông qua đó, bạn đọc đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Bị thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì? Từ đó có lựa chọn thực đơn và cách chữa tốt nhất để nhanh chóng chấm dứt cơn đau, thoát khỏi bệnh tật. 

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

04/12

hôm nay

05/12

Ngày mai

06/12

Ngày kìa

+

Khác