Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả, Được Tin Dùng Nhiều Nhất Hiện Nay

Ngày cập nhật: 27/05/2024 Biên tập viên: Huyền Linh

Trên thị trường hiện nay, việc tìm một loại thuốc điều trị tình trạng đau nhức, thoái hóa xương khớp đã không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, đâu mới là thuốc đem lại hiệu quả, đảm bảo an toàn, chính hãng? Người bệnh nên lựa chọn thuốc nào để tránh tiền mất tật mang? Để có gợi ý chính xác nhất về các thuốc trị thoái hóa khớp, hãy theo dõi thêm bài viết dưới đây. 

Mối liên hệ giữa thoái hóa khớp và thuốc điều trị? 

Thoái hóa khớp là bệnh lý chiến ⅔ trên tổng số bệnh nhân mắc các bệnh về cơ xương khớp với những biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm, đòi hỏi phải điều trị sớm, đúng cách. Việc lựa chọn được một bài thuốc tốt, một phương pháp phù hợp chính là điều kiện tiên quyết, quyết định khả năng khỏi bệnh. Đối với thoái hóa khớp, thuốc điều trị có những công dụng rõ ràng, không thể thiếu nếu bệnh nhân muốn nhanh chóng thoát khỏi bệnh tật:

  • Giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì, khó chịu
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng xương khớp, giúp bệnh nhân lấy lại vận động
  • Phòng tránh nguy cơ biến chứng: Teo cơ, bại liệt,…
Thuốc là điều không thể thiếu trong quá trình điều trị thoái hóa xương khớp
Thuốc là điều không thể thiếu trong quá trình điều trị thoái hóa xương khớp

Hiện nay, có rất nhiều dạng thuốc khác nhau. Vì thế, để an toàn, hiệu quả trong quá trình điều trị, khi lựa chọn các thuốc trị thoái hóa khớp, bệnh nhân cần chọn thuốc đúng theo đơn kê và chỉ định của bác sĩ, phù hợp với bệnh tình. Đồng thời, hãy tìm đến những hiệu thuốc, địa chỉ Y tế uy tín, có chứng nhận, giấy phép hành nghề đã được Bộ y tế công nhận. Có như vậy mới đảm bảo nguồn gốc, chất lượng thuốc.

Dưới đây là một số thuốc chữa thoái hóa khớp phổ biến, thường được các chuyên gia, bác sĩ kê đơn, nhiều bệnh nhân sử dụng và công nhận hiệu quả. Hãy tham khảo thêm và áp dụng khi cần thiết. 

Thoái hóa khớp uống thuốc gì? Thuốc trị thoái hóa khớp Tây y, bác sĩ khuyên dùng

Tây y là thuốc có hiệu quả rất nhanh trong giảm đau, khắc phục triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có dược tính cao nên thường gây hại cho dạ dày, tiêu hóa, gan, thận và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ khác. Bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. 

Thuốc thoái hóa khớp Paracetamol

Paracetamol có tác dụng chính là giảm đau. Ngoài ra, thuốc cũng có thể hạ nhanh cơn sốt cho bệnh nhân có biểu hiện viêm, sưng khớp. Phạm vi điều trị của Paracetamol là các cơn đau nhức xương khớp từ nhẹ đến trung bình.

Cơ chế giảm đau: Tổng hợp prostaglandin và tác động trực tiếp, ức chế chất cyclooxygenase (ở thần kinh trung ương). Đây đều là những chất trung gian gây nên các cơn đau ở bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp. 

Liều dùng: 1 – 2 viên/ ngày;không dùng quá 4g 1 ngày. Không nên lạm dụng quá, kể cả sau khi uống thuốc mà cơn đau chưa dứt. Nếu dùng quá liều có thể gây mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban, mất ngủ, thậm chí táo bón hoặc nhiễm độc.

Paracetamol là một trong những thuốc giảm đau thường được sử dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Paracetamol là một trong những thuốc giảm đau thường được sử dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Lưu ý: Thuốc có thể áp dụng cho mọi đối tượng già, trẻ khác nhau nhưng chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử suy gan nặng, thiếu máu và thiếu hụt G6PD. Ngoài ra, Paracetamol không có hiệu quả điều trị với trường hợp thấp khớp.

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid

Được chỉ định dùng khi thuốc giảm đau Paracetamol không đem lại hiệu quả. Ngoài công dụng khắc phục nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì thì nhóm thuốc Glucosamin sulfat còn có thể hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng hiệu quả.

Các thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này bao gồm: Naproxen, Piroxicam, hay Diclofenac…

Cơ chế điều trị: Ức chế hoàn toàn enzym cyclooxygenase, giảm khả năng tổng hợp prostaglandin. Đồng thời ngăn chặn quá trình tổng hợp PGF2. Nhờ vậy hạn chế cảm thụ các tín hiệu gây đau, bệnh nhân sẽ thấy giảm đau.

Một số tác dụng phụ cần lưu ý: Thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí có thể dẫn đến suy tủy, suy thận, giảm bạch cầu hạt.

Thuốc khuyến cáo không dùng cho phụ nữ có thai, bệnh nhân có biểu hiện viêm loét hoặc vết thương hở; bệnh nhân đau dạ dày, thận, gan,…

Thuốc điều trị thoái hóa khớp Diacerein

Đây được xem là một loại thuốc Tây y khá an toàn khi bệnh nhân có thể dùng để điều trị thoái hóa khớp trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân trước đó đã bị đau hoặc viêm loét dạ dày, bệnh gan thì không nên áp dụng hoặc cân nhắc theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Thành phần chủ yếu của thuốc là Diacerein. Ngoài ra còn bao gồm nhiều loại tá dược khác như: Natri lauryl sulfat, Lactose, Polyvinylpyrrolidone K30, Aerosil,…

Thuốc trị thoái hóa khớp Diacerein
Thuốc trị thoái hóa khớp Diacerein

Liều dùng: 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên 50mg. Thuốc có thể dùng đều đặn từ 2 – 4 tuần.

Lưu ý, thuốc Diacerein tuy không có nhiều biến chứng nhưng nếu lạm dụng vẫn có thể gây ra một số phản ứng bất thường như: Buồn nôn, chóng mặt, vàng da,…

Thuốc Glucosamin sulfat làm khớp chậm thoái hóa

Glucosamin sulfat có công dụng cung cấp chất nhờn để làm trơn ổ khớp, bổ sung dưỡng chất nhằm tái tạo mô sụn đã bị tổn thương, hỗ trợ điều trị và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. 

Bên cạnh đó, thuốc này còn giúp hạn chế sưng viêm, giảm cơn đau nhức, kích thích khả năng hấp thụ canxi cho xương.

  • Thành phần: Sodium chloride, glucosamine sulfate và một số chất tổng hợp từ các loại vỏ tôm, cua, hải sản,…
  • Cách sử dụng: Uống 2 hoặc 3 lần/ ngày. Mỗi lần 1 viên 1500mg. 

Thuốc chống chỉ định với người có cơ địa dị ứng hải sản. Trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, viêm nhiễm tai mũi họng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Thuốc tiêm chữa thoái hóa khớp

Nhóm thuốc tiêm phổ biến là Corticosteroid, có tính kháng viêm, giảm đau mạnh mẽ với bệnh nhân bị thoái hóa và có dấu hiệu viêm khớp nặng.

Thuốc khi tiêm vào khớp, các hoạt chất trong thuốc sẽ trực tiếp tác động giảm đau tới các vùng bị tổn thương. Hiệu quả của thuốc thường rất cao nhưng lại rất nguy hiểm, và nhiều nguy cơ tác dụng phụ. 

  • Hiệu quả mang tính tạm thời, sau 1 thời gian sẽ nhanh chóng đau lại. Bệnh nhân có thể bị phụ thuộc vào thuốc
  • Mô khớp, sụn khớp sẽ ngày càng bị mỏng đi, dây chằng khớp cũng dần suy yếu.
  • Nhiễm trùng khớp, nghiêm trọng hơn là suy tuyến thượng thận.

Thuốc này không thể lạm dụng, chỉ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi bị viêm và đau nhức xương khớp nhiều. 

Thuốc trị thoái hóa khớp dạng tiêm có thể đem lại hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiều tác dụng phụ
Thuốc trị thoái hóa khớp dạng tiêm có thể đem lại hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiều tác dụng phụ

Lưu ý: Các thuốc Tây y dùng trong điều trị thoái hóa khớp bắt buộc phải dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì dược tính của chúng rất cao, dễ phản ứng nên khó kiểm soát nếu gây ra tác dụng phụ. Thuốc không thích hợp dùng trong điều trị lâu dài vì dễ gây bào mòn, viêm loét dạ dày. 

Bên cạnh đó, thuốc dễ gây nhờn, phụ thuốc thuốc nếu bỏ dở giữa chừng, dùng không hết liều lượng liệu trình theo quy định. Vì thế, bệnh nhân cần chú ý thận trọng. 

Top 5 thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp phổ biến nhất hiện nay

Ngoài những thuốc Tây y trên đây, thuốc trị thoái hóa khớp dạng thực phẩm chức năng cũng rất được người bệnh tìm kiếm lựa chọn. Sau đây là một số thuốc phổ biến, đang lưu hành rộng rãi trên thị trường hiện nay.

Viên uống hỗ trợ bổ khớp, giảm đau Xukoda

Viên uống này có thành phần kết hợp của Đông y và Tây y như: Boswellia, Glucosamine và dây đau xương, đỗ trọng, phòng phong, đương quy, xuyên cung,… 

Tác dụng chính: Can thiệp vào mô dịch khớp, hỗ trợ bôi trơn, cung cấp dinh dưỡng cho quá trình tái tạo sụn. Đồng thời ngăn chặn viêm nhiễm, phục hồi khớp bị tổn thương.

Viên uống bổ khớp Xukoda
Viên uống bổ khớp Xukoda

Cách dùng: Uống 2 đến 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên. Vì có thành phần thảo dược khá an toàn với dạ dày, gan thận nên thuốc có thể dùng trong thời gian dài. 

Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, nếu muốn sử dụng thì cần tham khảo bác sĩ. 

Thuốc thoái hóa khớp Nhật Bản – Orihiro Squalene

Thuốc Orihiro Squalene là thuốc trị thoái hóa khớp khá nổi tiếng của hãng Orihiro tại Nhật Bản. 

Thành phần chính: Omega 3, Canxi, Sụn cá mập đông khô,… và một số dược chất như Chondroitin sulfat. 

Công dụng: Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì. Đồng thời bổ sung sụn khớp, dịch khớp để ổ khớp vận động trơn tru hơn, khắc phục tình trạng cứng khớp. 

Cách sử dụng: Ngày uống 6 viên, 2 lần sáng và tối sau mỗi bữa ăn.

Thuốc Bi – Jcare của Mỹ

Là dòng TPCN trị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống nổi tiếng tại Mỹ. 

Thành phần chủ yếu bao gồm: Collagen tuýp 2, Hyaluronic acid (HA), Glucosamine HCL, bột gừng, MSM…

Thuốc trị thoái hóa khớp Bi-jcare
Thuốc trị thoái hóa khớp Bi-jcare

Công dụng: Giảm đau nhức, tăng cường hấp thụ canxi nuôi xương, giúp xương khớp chắc khỏe, linh hoạt hơn. Đồng thời hỗ trợ sản sinh dịch khớp, giúp vận động dễ dàng hơn, hạn chế khô khớp, cứng khớp.

Cách dùng: Uống sau bữa ăn, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. 

Jex Max: Thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp nguồn gốc Mỹ

Jex Max là một trong những TPCN có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp khá hiệu quả, được sản xuất tại Mỹ và phân phối bởi công ty dược phẩm Eco Pharma trên thị trường Việt Nam..

Thành phần chính: Peptan, Gelatin, Chondroitin sulfate, Cellulose, Collagen tuýp II,…

Công dụng: Giảm đau nhức, sưng viêm; ức chế quá trình lão hóa sụn xương, cung cấp khoáng chất cần thiết cho xương để phục hồi chức năng xương, hạn chế giòn xương, loãng xương từ bên trong.

Cách dùng: Uống duy trì ngày 2 viên, sau bữa ăn vào sáng và tối. Nếu bệnh nặng, có thể uống 3 viên/ ngày.

Kem Flekosteel: Cải thiện cơn đau nhức xương khớp

Đây là một trong những thuốc hỗ trợ điều trị, giảm đau nhức xương khớp dạng bôi phổ biến nhất, có nguồn gốc nội địa Nga. Kem Flekosteel áp dụng cơ chế sinh nhiệt để giảm đau. 

Tác dụng: Tác dụng bên ngoài, làm dịu cơn nhức, tê bì do thoái hóa gây nên. Giúp làm chậm quá trình thoái hóa mô sụn, kích thích tuần hoàn, tăng cường  trao đổi chất tại các vùng cơ, và tái tạo xương khớp.

Cách sử dụng: Dùng bôi ngoài da, trực tiếp tại vùng bị đau. Thoa 1 lượng kem nhỏ lên vùng cần tác động, xoa đều, massage nhẹ nhàng. Ngày bôi 2 lần.

Kem bôi trị đau nhức xương khớp Flekosteel
Kem bôi trị đau nhức xương khớp Flekosteel

Lưu ý: Không bôi lên vùng vết thương hở. Sau khi bôi có thể có cảm giác nóng ran và châm chích tại vùng bôi. Nhưng đây cũng là biểu hiện bình thường, bệnh nhân không nên quá lo lắng.

Như vậy có thể thấy, các thuốc trị thoái hóa khớp dù Tây y, hay TPCN đều có hiệu quả giảm đau, khắc phục triệu chứng rất tốt. Nhưng ít nhiều, hầu hết đều có những tác dụng phụ nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhất là chức năng gan, thận.  Vì thế, bệnh nhân không nên lạm dụng quá mức. 

Thay vì tập trung vào điều trị triệu chứng, hãy xử lý sâu căn nguyên bằng những cách chữa an toàn, khoa học, hiệu quả hơn, đặc biệt là với những trường hợp bệnh mãn tính lâu năm, đã điều trị nhiều bằng thuốc không khỏi. 

Lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc trị thoái hóa khớp để có hiệu quả cao

Thuốc trị thoái hóa khớp là yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Việc lựa chọn đúng phương thuốc, loại thuốc không những giúp kiểm soát tốt cơn đau mà còn hỗ trợ tiêu viêm, cải thiện chức năng xương khớp.

Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách hoặc lạm dụng quá mức, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy hiểm, nhất là vấn đề thuốc phản tác dụng hoặc tác dụng phụ. Vì thế, hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây để chủ động trong quá trình điều trị, đảm bảo an toàn.

  • Không tự ý mua thuốc, thay đổi liều lượng thuốc hoặc kết hợp các thuốc nếu chưa có chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Chia sẻ chính xác với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, quá trình đã điều trị trước đó để có căn cứ kê đơn phù hợp.
  • Kết hợp dùng thuốc đúng, đủ, đều với thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để cung cấp thêm dưỡng chất nuôi xương, hạn chế đồ ăn thức uống gây hại cho hệ xương khớp.
  • Tập luyện TDTT thường xuyên để có sức khỏe dẻo dai, tăng sức đề kháng.
  • Khi bệnh đã nặng, có dấu hiệu biến chứng hoặc cơ thể có phản ứng bất thường với thuốc thì không nên tiếp tục lạm dụng, cần thông báo với bác sĩ để có phương pháp xử lý phù hợp. 

Trong trường hợp dùng nhiều thuốc không có hiệu quả, bệnh nhân bắt buộc phải thay đổi cách chữa khoa học, phù hợp hơn để bảo toàn sức khỏe, tránh xa biến chứng nguy hiểm. Hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để có lựa chọn tốt nhất. 

Trên đây là thông tin về các thuốc trị thoái hóa khớp phổ biến, có hiệu quả điều trị bệnh khá cao. Đồng thời là gợi ý phương pháp thay thế thuốc tốt nhất cho những bệnh nhân mãn tính lâu năm, dùng thuốc không có hiệu quả hoặc không muốn dùng thuốc. Hy vọng đã giúp người bệnh có thêm lựa chọn trong quá trình xử lý bệnh, từ đó nhanh chóng chấm dứt cơn đau, phục hồi tốt chức năng xương khớp và hệ vận động.

Array

Cách chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

28/01

hôm nay

29/01

Ngày mai

30/01

Ngày kìa

+

Khác