12+ Cách Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Ngày cập nhật: 16/02/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Hiện nay, thoái hóa khớp khối dần trở thành bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, ngay cả những người trẻ do ảnh hưởng bởi một số yếu tố như di truyền, chấn thương, thói quen sinh hoạt,… Vậy nên, những cách trị thoái hóa khớp gối được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây, chuyên gia sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 12+ phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.

12+ cách trị thoái hóa khớp gối hiệu quả hiện nay

Thoái hóa khớp gối là dạng viêm khớp phổ biến, hệ quả của tình trạng mất cân bằng của quá trình tổng hợp và phân hủy của sụn và hệ xương dưới sụn. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như xơ hóa xương dưới sụn, xuất hiện gai xương, nhuyễn hóa sụn khớp,… Để điều trị bệnh lý này, sau khi chụp chiếu chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và mức độ bệnh, từ đó đưa ra phác đồ chữa bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất. Dưới đây là thông tin về một số phương pháp trị bệnh phổ biến nhất.

Giảm cân, thay đổi thực đơn ăn uống

Cân nặng vượt mức là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp gối. Bởi điều này sẽ làm tăng áp lực cho gối, giảm các triệu chứng sưng đau hiệu quả. Hơn nữa, thừa cân cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như huyết áp, tim mạch, béo phì,…

Chuyên gia khuyến nghị, để kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe xương khớp, người bệnh nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học như sau:

  • Loại bỏ các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, tẩm ướp nhiều gia vị.
  • Không dùng các chất độc hại như thuốc lá, đồ uống có cồn như bia rượu hoặc thức uống chứa nhiều caffein như cà phê, nước chè,…
  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa từ trái cây, rau củ, các loại đậu.
  • Bổ sung món ăn giàu omega 3 từ trứng, cá hồi, cá mòi, cá thu,…

Tập thể dục thể thao

Tập thể dục thể thao chữa trị thoái hóa khớp gối là phương pháp được đánh giá hiệu quả cao, lại đơn giản, có thể thực hiện tại nhà cho những trường hợp bệnh nhẹ. Cụ thể, việc thường xuyên tập luyện sẽ giúp duy trì cân nặng, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp và cơ bắp. Bên cạnh đó, vận động đều đặn sẽ giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng stress hiệu quả.

Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cũng cần đảm bảo phù hợp với thể trạng. Những người bị thoái hóa khớp gối nên chọn các môn thể thao như đi bộ, yoga, bơi lội, đi xe đạp, thể dục nhịp điệu.

cach tri thoai hoa khop goi
Tập thể dục thể thao chữa trị thoái hóa khớp gối

Áp dụng bài vật lý trị liệu

Nếu tình trạng thoái hóa khớp nặng hơn, không thể thực hiện các bài thể thao cử động mạnh, người bệnh có thể lựa chọn bài tập vật lý trị liệu. Các bài tập này rất đơn giản, có tác dụng giảm đau, hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối và tăng cường độ dẻo dai cho hệ xương khớp.

Bài tập giảm đau

Ở bài tập này, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc ghế tựa lưng hỗ trợ, các bước thực hiện như sau:

  • Đứng thẳng người, lùi chân trái về phía sau sao cho đầu ngón cái chân trái sẽ tạo với gót chân phải 1 đường thẳng. Sau đó hơi khuỵu chân xuống.
  • Giữ nguyên tư thế tối cúi người về phía trước. Dùng 2 tay bám vào thành ghế làm điểm tựa. Giữ vững tư thế trong 20 giây rồi đổi sang chân đối diện. Thực hiện lặp lại mỗi chân 3 lần.

Bài tập tăng sự dẻo dai

Trước khi thực hiện bài tập này, bạn cần khởi động xoay khớp cổ chân, cổ tay, khớp đầu gối,… để làm ấm cơ thể và tránh căng cơ, chuột rút.

  • Nằm ngửa trên mặt sàn, đưa chân phải lên trên và lấy 1 mảnh vải dài để vòng quanh bàn chân. Sau đó kéo 2 đầu vải gần về phía ngực.
  • Giữ chân thẳng trong 15 giây, sau đó đổi chân. Thực hiện lặp lại ở mỗi chân 3 lần.

Bài tập tăng sức mạnh cơ bắp

Bài tập này có khả năng tăng sức mạnh cho hệ cơ bắp, đồng thời từ đó giảm áp lực lên khớp gối.

  • Nằm ngửa trên sàn với tư thế duỗi thẳng 2 chân.
  • Chống 2 khuỷu tay lên mặt sàn, hơi ngẩng đầu và từ từ gập đầu gối trái lại. Tiếp tục đưa chân phải lên cao, cách mặt đất khoảng 50cm.
  • Giữ tư thế này từ 3 – 5 giây, sau đó đổi chân và thực hiện mỗi bên chân 5 lần.

Chườm nóng, chườm lạnh – cách trị thoái hóa khớp gối tại nhà

Chườm nóng, chườm lạnh giúp xoa dịu các cơn đau, giảm sưng viêm hiệu quả nên được rất nhiều người áp dụng. Để đảm bảo tác dụng tốt nhất, người bệnh thực hiện theo thứ tự chườm lạnh trước để giảm sưng đau, sau đó chuyển sang chườm nóng để tình trạng cứng khớp được thuyên giảm.

Nhưng khi áp dụng phương pháp này, cần lưu ý không chườm vào những khu vực có vết thương hở hoặc đang bị phồng rộp. Đồng thời, phương pháp chườm cũng không áp dụng cho trường hợp bị rối loạn thần kinh giao cảm, có vấn đề về thần kinh ngoại biên hoặc chấn thương mạch máu.

cach tri thoai hoa khop goi
Chườm nóng, chườm lạnh giúp xoa dịu các cơn đau, giảm sưng viêm hiệu quả

Xoa bóp, massage điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Trong danh sách 12+ cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả hiện nay, chắc chắn không thể thiếu phương pháp xoa bóp, massage. Những tác động này sẽ giúp giảm bớt cơn đau, thúc đẩy lưu thông máu do thoái hóa gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng để giảm cơn đau tạm thời, áp dụng với trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng còn nhẹ. Bạn có thể tham khảo các động tác xoa bóp, massage như sau:

  • Miết khớp gối: Ngồi thẳng và đặt chân vuông góc với đùi. Dùng 2 ngón tay cái đặt vào phía trước đầu gối và những ngón còn lại sẽ ôm vào khoeo. Sau đó dồn lực vào 2 ngón cái để miết vào đầu gối theo chiều dọc theo khe khớp.
  • Day khớp gối: Người bệnh ngồi trên ghế cứng, duỗi thẳng 2 chân. Sau đó dùng 2 bàn tay ôm 2 khớp gối, xát từ trên xuống dưới rồi xát ngược lại từ dưới lên trên 20 lần. Tiếp theo, dồn lực vào lòng bàn tay day 2 xương bánh chè theo chiều kim đồng hồ rồi day theo chiều ngược lại, lặp lại 20 lần.

Các động tác massage, xoa bóp này nên thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để các cơn đau giảm dần.

Đeo băng nẹp

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tiếp theo được bác sĩ đánh giá cao chính lài băng nẹp đầu gối. Đây là dụng cụ bảo vệ đầu gối được sử dụng phổ biến trong trường hợp viêm hoặc sưng đau do chấn thương hoặc hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật. Hiện nay có 4 loại nẹp đầu gối được phân chia theo tác dụng, cụ thể như sau:

  • Nẹp đầu gối dự phòng: Đây là dụng cụ để bảo vệ đầu gối khỏi những chấn thương trong quá trình chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bầu dục,…
  • Nẹp đầu gối chức năng: Dụng cụ này dùng để hỗ trợ ổn định đầu gối đã bị chấn thương.
  • Nẹp đầu gối dùng trong phục hồi chức năng: Có tác dụng hạn chế cử động ảnh hưởng xấu đến đầu gối. Thường dùng trong quá trình phục hồi chức năng khớp gối sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật.
  • Nẹp giảm áp: Loại nẹp này có tác dụng giảm đau cho những người đang bị thoái hóa khớp, viêm khớp gối.
cach tri thoai hoa khop goi
Băng nẹp là dụng cụ bảo vệ đầu gối được sử dụng phổ biến

Châm cứu huyệt đạo trị bệnh thoái hóa khớp gối

Y học cổ truyền đánh giá cao hiệu quả của phương pháp châm cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Thầy thuốc sẽ sử dụng kim châm cứu tác động vào các huyệt đạo phù hợp. Từ đó kích thích lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch. Đồng thời, phương pháp này cũng kích thích cơ thể sản sinh chất endorphin có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả.

Phương pháp này sẽ ứng dụng nhiều huyệt vị và kinh mạch khác nhau. Nếu thực hiện sai kỹ thuật, sai vị trí huyệt đạo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nên, người bệnh tuyệt đối không tự ý châm cứu mà cần đến phòng khám Đông y để được bác sĩ, thầy thuốc thực hiện. Ngoài ra, quá trình châm cứu cần đảm bảo một số vấn đề an toàn như sau:

  • Không châm cứu vào vị trí da đang có tổn thương, vết thương hở để tránh viêm nhiễm.
  • Không châm cứu khi cơ thể đang trong trạng thái đói hoặc no và cũng không châm cứu khi cơ thể đang mệt mỏi.
  • Đảm bảo yếu tố vệ sinh như: Rửa tay và sát trùng vị trí huyệt đạo, sát trùng kim châm cứu và các dụng cụ hỗ trợ.
  • Trong trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường khi châm cứu như đổ nhiều mồ hôi, choáng váng, buồn nôn,… cần dừng thực hiện và cấp cứu kịp thời để tránh tai biến nguy hiểm.
  • Một số đối tượng không được áp dụng phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng châm cứu gồm: Phụ nữ có thai, người bị suy gan thận nặng, người bị rối loạn đông máu, người cao tuổi không đủ điều kiện sức khỏe.

Dùng thuốc Nam – cách trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Cách chữa trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam thích hợp cho những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát. Phương pháp sử dụng các dược liệu tự nhiên rất dễ kiếm, không tốn nhiều chi phí, lại rất lành tính và mang đến hiệu quả tốt. Kiên trì áp dụng chắc chắn bệnh thoái hóa khớp gối sẽ được cải thiện tích cực. Bạn có thể tham khảo một số dược liệu thuốc Nam dưới đây để áp dụng trong quá trình chữa bệnh của mình và người thân.

  • Dùng dây đau xương: Trong thành phần dược liệu có chứa hàm lượng lớn dinorditerpenglucosid và alkaloid giúp kháng viêm tự nhiên, giảm cảm giác sưng đau khó chịu tại khớp. Để phát huy hiệu quả của dây đau xương tốt nhất, người ta thường đem dược liệu chặt khúc nhỏ, phơi khô sau đó cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:1. Sau khoảng 1 tháng có thể mang rượu thuốc ra uống, mỗi ngày uống 3 chén nhỏ, sau khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
  • Rễ đinh lăng: Đây là dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh thoái hóa khớp. Bởi thành phần của rễ đinh lăng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng nhiều acid amin giúp bồi bổ khí huyết, xoa dịu cơn đau do thoái hóa khớp gối gây nên. Bạn chuẩn bị 30g rễ đinh lăng đem rửa sạch, thái mỏng rồi sao vàng, sau đó cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Đợi khi nước sắc còn 250ml thì chắt ra uống trong ngày.
  • Dùng lá lốt: Không chỉ quen thuộc trong các bữa ăn, lá lốt còn là dược liệu điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có thoái hóa khớp gối. Cụ thể, lá lốt có khả năng hoạt huyết, giảm đau, thúc đẩy lưu thông khí huyết để giảm sưng viêm, đồng thời kích thích phục hồi khớp gối. Để trị bệnh hiệu quả, bạn chuẩn bị 1 nắm lá lốt, đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Sau đó vớt bỏ bã, lấy phần nước uống hằng ngày.

Được đánh giá là cách trị thoái hóa khớp gối an toàn, nhưng người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn cách sử dụng hợp lý nhất.

cach tri thoai hoa khop goi
Dùng thuốc Nam – cách trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Cách điều trị thoái hóa khớp với bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y kết hợp nhiều dược liệu quý, giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả các triệu chứng thoái hóa, đồng thời thúc đẩy tốc độ phục hồi chức năng xương khớp hiệu quả. Tương tự như phương pháp dùng cây thuốc Nam, các bài thuốc Đông y này cũng rất lành tính, hạn chế tối đa những tác dụng phụ nhưng cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để phát huy tác dụng. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được thầy thuốc Y học cổ truyền áp dụng phố biến trong điều trị thoái hóa khớp.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị dược liệu gồm rễ cây nam ngưu tất, lá lốt, rễ cây đại vĩ đạo và rễ bưởi bung mỗi vị 30g. Sau khi rửa sạch, cắt nhỏ sao vàng, đem các dược liệu sắc với 3 bát nước. Đợi khi nước thuốc sôi, cạn còn 1.5 bát thì tắt bếp và rót ra uống.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị dược liệu gồm độc hoạt, đảng sâm, địa hoàng, đương quy, đỗ trọng, cây cỏ xước mỗi vị 12g, quế chi, cam thảo bắc và tế tân mỗi vị 4g, phục linh, dư dung và bách chi mỗi vị 10g, xuyên khung và tần giao mỗi vị 8g. Đem toàn bộ dược liệu đi sắc nước uống hằng ngày.
  • Bài thuốc 3: Gồm dược liệu như cây bao kim và lá lốt mỗi vị 10g, cây trinh nữ, địa hoàng và hà thủ ô mỗi vị 12g, quế chi 8g, sơn kỳ lương và cỏ xước mỗi vị 16g. Cho lượng dược liệu trên sắc với 300ml nước để uống trong ngày.

Để đảm bảo hiệu quả phát huy tốt nhất và không gây tác dụng phụ, người bệnh cần nghe theo hướng dẫn về cách dùng, liều lượng của thầy thuốc. Đồng thời, cần kiên trì áp dụng và có chế độ sinh hoạt khoa học nhằm đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh.

Cách trị thoái hóa khớp gối bằng Tây

Thoái hóa khớp gối gây tình trạng sưng đau khó chịu, để giảm triệu chứng này, người bệnh được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc Tây giảm đau nhanh chóng. Các loại thuốc phổ biến gồm:

  • Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này bao gồm Paracetamol (Acetaminophen), Aspirin, Ibuprofen,… Thuốc hoạt động với cơ chế tổng hợp chất Prostaglandin giúp giảm đau nhanh chóng. Nhưng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như loét dạ dày, tổn thương gan, suy thận, loãng máu,…
  • Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này vừa có tác dụng giảm đau lại vừa giúp ức chế phản ứng sưng viêm tại khớp gối. Một số loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs phổ biến như Diclofenac, Indomethacin hay Ibuprofen. Nhóm thuốc này cũng có thể dẫn đến những tác dụng phụ như đau dạ dày, kích ứng đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, thiếu máu, rối loạn tái tạo máu,…
  • Thuốc giãn cơ: Bao gồm các loại thuốc như Metaxalone, Cyclobenzaprine, Myonal, Baclofen,… được chỉ định trong trường hợp bệnh thoái hóa có kèm theo triệu chứng co cứng khớp. Người dùng lưu ý về những tác dụng phụ của nhóm thuốc giãn cơ như chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, căng thẳng thần kinh, hạ huyết áp,….

Bên cạnh đó, thuốc giảm đau có thể được bào chế dưới dạng kem hoặc gel bôi ngoài. Nhưng dù là dạng bào chế nào, thuốc Tây giảm đau cũng thường gây một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chức năng thận, dạ dày,… nếu lạm dụng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách. Vậy nên, người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc mà cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

cach tri thoai hoa khop goi
Cách trị thoái hóa khớp gối bằng Tây

Tiêm khớp – cách chữa thoái hóa khớp gối nặng

Những trường hợp thoái hóa khớp ở mức độ nặng, khiến người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau đớn dữ dội thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm trực tiếp thuốc vào khớp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng điều trị tạm thời, không được khuyến khích dùng lâu dài vì có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ tiêu cực.

  • Tiêm steroid chữa thoái hóa khớp gối: Nhóm thuốc này phổ biến là corticosteroid và glucocorticoid. Sau khi được tiêm vào khớp gối sẽ giúp giảm viêm, giảm sưng cứng và đau đầu gối. Nhưng nếu dùng lâu dài, steroid sẽ gây bào mòn sụn khớp.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Đây là chế phẩm chứa lượng tiểu cầu cao gấp 8 lần so với tiểu cầu trong máu bình thường. Khi được tiêm vào khớp gối sẽ giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành và cải thiện chức năng vận động. Thông thường, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được áp dụng trong điều trị viêm khớp gối do chấn thương.
  • Tiêm tế bào gốc: Phương pháp này dùng tế bào gốc tự thân lấy từ mô mỡ hoặc tủy xương tại thắt lưng của người bệnh. Khi được tiêm vào đầu gối sẽ kích thích mô mới phát triển để thay thế mô khớp đã tổn thương.

Cách trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật

Với những người bệnh thoái hóa khớp trong giai đoạn đầu, các triệu chứng còn nhẹ có thể áp dụng điều trị nội khoa. Nhưng nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, khiến chức năng vận động ảnh hưởng nặng nề thì sẽ cần can thiệp phẫu thuật. Tùy tình trạng bệnh hiện tại thế nào, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất.

  • Phẫu thuật nội soi khớp gối: Đây là phương pháp trị bệnh hiện đại, được áp dụng phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch 1 vết nhỏ, sau đó đưa các dụng cụ nội soi vào khu vực khớp gối đang bị tổn thương và tiến hành phẫu thuật chữa trị. Nhờ cơ chế này, diện tích xâm lấn khi phẫu thuật được giảm tối đa và cũng hạn chế biến chứng sau này. Phẫu thuật nội soi khớp gối được áp dụng trong trường hợp đứt dây chằng, rách sụn chêm, viêm màng hoạt dịch khớp gối.
  • Phẫu thuật thay khớp gối: Phương pháp phẫu thuật này có mục đích loại bỏ phần bị hư tổn ở khớp do thoái hóa. Bên cạnh đó, cũng giúp tái tạo bề mặt khớp gối bằng khớp nhân tạo được làm từ kim loại hoặc vật liệu sinh học.
  • Đục xương chỉnh trục: Mục đích của phương pháp này là thay đổi trục sinh lý của chân thông qua cách thêm hoặc loại bỏ 1 mảnh xương hình chêm tại xương chày. Từ đó, trọng tâm chịu lực của đầu gối được thay đổi, ngăn chặn tình trạng thoái hóa tiến triển nghiêm trọng hơn. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp thoái hóa do hoạt động quá mức, những người dưới 60  tuổi, những người không bị béo phì.

Phẫu thuật là cách trị thoái hóa khớp gối hiệu quả ở giai đoạn nặng. Nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng, phẫu thuật thất bại,… Vậy nên, để hạn chế tối đa những rủi ro này, người bệnh cần lựa chọn đơn vị bệnh viện uy tín để thực hiện. Đồng thời, tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn của bác sĩ về biện pháp chăm sóc vết mổ, tái khám hậu phẫu để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.

cach tri thoai hoa khop goi
Cách trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật

Những lưu ý quan trọng khi trị thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị thế nào là những băn khoăn của rất nhiều người. Bên cạnh giải đáp vấn đề này, bác sĩ tại Đông Phương Y Pháp cũng đưa ra một số vấn đề quan trọng người bệnh cần lưu ý khi thực hiện điều trị bệnh lý này.

  • Thoái hóa khớp gối chữa bằng phương pháp nào phù hợp nhất sẽ được bác sĩ chỉ định. Sau khi thăm khám, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
  • Cần đảm bảo giữ cân nặng ở mức ổn định, xây dựng chế độ sinh hoạt và thể dục khoa học để tăng cường sức khỏe tổng thể và sức khỏe hệ xương khớp.
  • Người bệnh cần thăm khám định kỳ để chủ động kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp, từ đó điều chỉnh cách điều trị phù hợp nhất.
  • Dù lựa chọn cách chữa trị nào, bạn cũng phải lựa chọn thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.

Trên đây là thông tin chi tiết về 12+ cách trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất hiện nay. Có thể thấy, bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt của người mắc. Vậy nên, khi có triệu chứng bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chụp chiếu, kiểm tra và chẩn đoán bệnh sớm, từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/12

hôm nay

09/12

Ngày mai

10/12

Ngày kìa

+

Khác