Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Thoái Hóa Khớp Gối
Khớp gối là khớp lớn nhất và cũng là khớp chịu toàn bộ áp lực của cơ thể. Vì vậy, vị trí này thường dễ bị thoái hóa hơn các khớp khác. Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lý thoái hóa khớp gối trong nội dung bài viết sau đây.
Tổng quan về thoái hóa khớp gối? Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối M17 đang gia tăng chóng mặt và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít trường hợp phát hiện sớm. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, gây nên các biến chứng và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày thì mới được chẩn đoán chính xác.
Thoái hóa khớp gối bệnh học là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng khớp gối. Thực chất, bệnh lý này gồm các tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không kịp bù vào lớp sụn đã mất đi theo thời gian.
Khác với Tây y, thoái hóa khớp gối theo yhct thuộc phạm vi chứng Tý. Nguyên nhân gây bệnh do phong hàn thấp xâm phạm vào cơ thể có bẩm tố can thận kém.
Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng do bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, làm suy giảm chức năng vận động: Cứng khớp, teo cơ, biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong, vôi hoá sụn,… thậm chí là tàn phế hay bại liệt.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Dựa vào nguyên nhân, bệnh thoái hóa khớp gối được chia thành hai loại: Nguyên phát và thứ phát.
Thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sau độ tuổi 60. Thoái hoá có thể xảy ra chỉ ở một khớp hoặc thoái hoá đa khớp. Cụ thể, thoái hoá khớp gối do một số yếu tố sau:
- Do tuổi tác: Bệnh xuất hiện muộn ở người cao tuổi, thông thường từ 60 tuổi trở lên, gần 80% người bệnh trên 75 tuổi. Thoái hoá phát triển chậm ở một hoặc nhiều khớp xương. Khi tuổi càng cao, các sụn khớp gối bị bào mòn dẫn đến khả năng chịu đàn hồi và chịu lực kém.
- Do nội tiết và sự chuyển hóa cơ thể (đái tháo đường, mãn kinh): Khi nội tiết thay đổi sẽ khiến cơ thể giảm đi lượng nội tiết tố gây ra các bệnh lý về xương khớp.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân đã bị thoái hóa khớp gối thì họ cũng có nguy cơ cao mắc.
Những nguyên nhân này khó có thể tránh khỏi, người bệnh hãy chăm sóc sức khỏe tốt nhất để hạn chế nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thoái hóa khớp gối thứ phát
Thoái hoá khớp gối thứ phát xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến:
- Do chấn thương: Chấn thương mạnh làm trục khớp thay đổi (lệch trục khớp, gãy xương,…).
- Bất thường bẩm sinh tại khớp gối: Khớp gối quay vào trong, quay ra ngoài hoặc quá duỗi,…
- Biến chứng của các bệnh lý khác: Sau các tổn thương viêm tại khớp gối, như sau viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, gout, Hemophilia,…
- Béo phì hay sự tăng cân quá nhanh: Tình trạng sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng.
- Do dinh dưỡng: Thiếu vitamin D và canxi cũng góp phần vào nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Tại Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm đến 10,4% các bệnh lý về xương khớp. Bạn đọc cần biết về các nguyên nhân thoái hóa khớp gối để hạn chế sự phát triển của bệnh lý này.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Để nhận biết thoái hóa khớp gối, người bệnh cần chú ý theo dõi các dấu hiệu sau đây:
- Đau khớp gối: Cơn đau xuất hiện và tăng lên khi vận động hoặc thay đổi tư thế. Khi nghỉ ngơi hay nằm ngủ về đêm thì có giảm hoặc không đau. Tính chất đau thường âm ỉ, cũng có thể thành cơn từng đợt diễn biến dài ngắn khác nhau. Trường hợp thoái hóa khớp gối do nguyên nhân thứ phát thì cường độ cơn đau có thể liên tục tăng dần.
- Dấu hiệu “phá gỉ khớp”: Đây là hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài trong 15 – 30 phút, hoặc cứng khớp sau khi nghỉ ngơi. Người bệnh phải vận động một lúc khớp gối mới hoạt động được trơn tru hơn.
- Có tiếng lục cục khi vận động: Thoái hoá khớp gối nguyên phát hoặc sau viêm nhiễm làm cho lớp sụn đầu xương bị tiêu đi, hai bề mặt xương trực tiếp cọ xát với nhau gây tiếng lục cục khi vận động.
- Hạn chế vận động khớp gối: Các động tác vận động tại khớp gối bị hạn chế như gập duỗi khớp khớp gối, xoay khớp vào trong hay ra ngoài. Trường hợp người bệnh bị hạn chế vận động nhiều thường do các phản ứng co cơ kèm theo.
- Biến dạng khớp gối: Bệnh nhân có thể bị biến dạng lệch trục khớp gối hoặc sờ thấy chồi xương ở quanh cung khớp gối. Trong đợt tiến triển của bệnh còn thấy thoái hóa khớp gối tràn dịch. Nếu làm động tác ấn vào xương bánh chè rồi thả tay có thể thấy xương bánh chè bập bềnh trong dịch khớp gối.
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn đọc nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám xác định rõ nguyên nhân, tránh những rủi ro không đáng có do bệnh gây ra.
Phân biệt một số trường hợp thoái hoá khớp gối phổ biến
Thoái hoá khớp gối thường bị nhầm lẫn với một số trường hợp đau khớp khác. Trong một số trường hợp, người bệnh còn không thể xác định được thoái hoá do còn trẻ tuổi.
Phân biệt thoái hóa khớp gối với viêm khớp gối
Về mặt lý thuyết, cả hai tình trạng viêm khớp gối và thoái hoá khớp gối tràn dịch đều có điểm chung là gây tổn thương khớp gối nên có cùng một số dấu hiệu như đau nhức, sưng tấy xung quanh khớp hoặc hạn chế hoạt động,… Điều này khiến không ít người bệnh nhầm lẫn hai bệnh lý này là một, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.
Tuy nhiên, chúng là những vấn đề sức khỏe hoàn toàn riêng biệt. Theo các chuyên gia, viêm khớp gối là một loại bệnh tự miễn, phát sinh khi hệ miễn dịch vô tình tấn công nhầm các khớp. Trong khi đó, thoái hóa khớp gối đề cập đến tình trạng phần sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, dẫn đến sự suy giảm chức năng của bộ phận này.
Hơn nữa, viêm khớp gối đặc trưng bởi sự hiện diện rõ rệt của nốt sần cứng, hay còn gọi là nốt thấp hoặc hạt dưới da, ở xung quanh khớp gối. Còn nguyên nhân chủ yếu gây thoái hoá khớp gối là do gai xương hình thành và chèn ép dây thần kinh xung quanh.
Phân biệt thoái hóa khớp gối ở người già và người trẻ tuổi
Nhiều người thường chủ quan và không thể nghĩ rằng bệnh thoái hoá khớp gối tưởng chừng như chỉ có ở người già lại gặp ở những người trẻ tuổi.
Trên thực tế, thoái hoá khớp gối ở người trẻ tuổi hoàn toàn có thể xảy ra. Bệnh bị kích hoạt bởi sự vận động sai cách, đặc biệt là rèn luyện thể thao với cường độ mạnh kéo dài, hoặc do béo phì, chấn thương,… Trong khi đó, bệnh ở người già có nguyên nhân là do quá trình lão hóa xương khớp gây nên.
Bên cạnh đó, hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi thường tốt hơn so với người cao tuổi. Do cơ địa người trẻ tuổi thường dễ phục hồi và phục hồi nhanh, thể chất dồi dào sinh lực. Đồng thời quá trình ăn uống tốt, sự tăng sinh và thay thế của các tế bào khớp cũng tốt hơn. Từ đó khiến cho khả năng đáp ứng với các liệu pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động khớp gối cũng tốt hơn các nhóm đối tượng cao tuổi.
Thoái hóa khớp gối nên làm gì? Các phương pháp điều trị tốt nhất
Đối với bệnh thoái hoá khớp gối, việc lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định và nhu cầu sức khỏe của người bệnh. Có thể bao gồm tiền sử mắc bệnh, mức độ đau và tác động của bệnh thoái hóa lên cuộc sống hằng ngày.
Điều trị theo phương pháp Tây y
Tuỳ mức độ nặng nhẹ của thoái hoá mà người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp nội khoa hay can thiệp ngoại khoa trực tiếp.
Biện pháp nội khoa
Các loại thuốc tân dược điều trị triệu chứng tác dụng nhanh được chỉ định khi có đau khớp đầu gối:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol với liều 1 – 2g/ngày.
- Thuốc chống viêm NSAIDs: Các thuốc chống viêm dùng ngoài da: Voltaren, Emulgel bôi tại khớp 2 – 3 lần/ngày; Corticosteroid; thuốc tiêm nội khớp: Hydrocortison acetat và các thuốc tác dụng kéo dài như Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate,…
Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng các loại thuốc này sẽ gây ra một áp lực không nhỏ lên chức năng gan, thận và dạ dày. Không những thế, nhiều trường hợp còn làm dụng thuốc giảm đau dẫn đến tình trạng nhờn thuốc.
Phẫu thuật ngoại khoa
Đối với bệnh thoái hoá khớp khối, một tỷ lệ lớn người bệnh sẽ được chỉ định can thiệp phẫu thuật. Do khớp gối là khớp lớn, các biện pháp điều trị hầu như chỉ khắc phục được triệu chứng.
Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau như:
- Phẫu thuật nội soi làm sạch: Đối với trường hợp bị đau khớp nhưng hạn chế vận động, phẫu thuật nội soi là phương pháp được ưu tiên. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ áp dụng được với bệnh mức độ nhẹ. Khi đã bước sang giai đoạn trung bình đến nặng hoặc có kèm thêm viêm đa khớp dạng thấp thì không thể tiến hành phẫu thuật.
- Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn: Đối với thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi mắc bệnh do chấn thương, phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn qua khớp gối sẽ giúp kích thích tủy xương phục hồi và phát triển. Để phương pháp này đạt hiệu quả cao hơn, bác sĩ thường kết hợp với ghép tế bào gốc tự thân và được thực hiện khi bệnh ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3.
- Ghép xương sụn đồng loại hoặc tự thân: Phương pháp này được áp dụng với mục đích tạo ra sự liền xương tại nơi ghép. Sụn ghép phải đảm bảo được khả năng sống cao như sụn ban đầu để có thể đảm bảo được chức năng. Ghép xương sụn đồng loại hoặc tự thân chỉ áp dụng được với thoái hóa khớp thứ phát hoặc tổn thương sụn có diện tích nhỏ.
- Thay khớp gối: Chỉ khi bệnh bước sang giai đoạn nặng thì bác sĩ mới chỉ định áp dụng thay khớp gối. Tuy vậy, khớp gối nhân tạo cũng chỉ có tuổi thọ kéo dài từ 10 – 15 năm. Nếu người bệnh còn trẻ tuổi thì có thể phải tiến hành phẫu thuật thay khớp gối thêm nhiều lần với mức chi phí đắt đỏ.
Những phương pháp điều trị trên đây đều chưa thật sự hoàn hảo. Phương pháp nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định của nó. Người bệnh thoái hoá khớp gối nên tìm hiểu kỹ càng và lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bài thuốc Đông y trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền có thể được điều trị một cách hiệu quả và an toàn. Cụ thể các bài thuốc bao gồm:
Bài thuốc 1:
Bài thuốc này còn được gọi là Độc hoạt tang ký sinh thang, là bài thuốc kết hợp của nhiều vị dược liệu khác nhau với đặc tính trừ hàn, thông kinh và hoạt huyết. Từ đó giúp người bệnh giải phóng ứ trệ ở khu vực khớp gối để trị bệnh.
Chuẩn bị:
- Cam thảo, quế chi, tế tân mỗi vị đều 4g;
- Bạch thược, phòng phong, phục linh, mỗi vị đều 10g;
- Xuyên khung, tần giao mỗi vị đều 8g;
- Độc hoạt, đỗ trọng, sinh địa, đảng sâm, ngưu tất và đương quy mỗi vị đều 12g.
Cách thực hiện: Mang các vị thuốc cho vào ấm, đun sôi với nước sạch. Khi thuốc sôi được 20 – 30 phút thì chắt lấy phần nước cốt, dùng uống mỗi ngày một thang.
Bài thuốc 2:
Bài thuốc này được chỉ định phổ biến khi điều trị thoái hóa khớp gối theo yhct. Bài thuốc này tận dụng các loại dược liệu có tính ấm để trừ hàn, thông kinh lạc và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Chuẩn bị:
- Thiên niên kiện, lá lốt mỗi vị đều 10g;
- Trinh nữ, sinh địa, hà thủ ô mỗi vị đều 12g;
- Cỏ xước, thổ phục linh mỗi vị đều 16g và quế chi 8g.
Cách thực hiện: Mang các vị thuốc sắc kỹ với nước, dùng uống mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối.
Bài thuốc 3:
Với trường hợp đau nhức khớp gối kéo dài, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc dược liệu ngâm rượu để giúp thông kinh lạc, giảm viêm sưng và phong tán hàn.
Chuẩn bị:
- Cam thảo 16g;
- Táo nhân sao đen, rễ cỏ xước, đương quy, rễ bưởi bung, nam tục đoạn, tang chi, kê huyết đằng, xuyên khung mỗi vị đều 20g
- Trần bì 12g.
Cách thực hiện: Cho các vị thuốc vào bình ngâm với rượu trắng khoảng 40 độ trong 12 ngày. Mỗi ngày sử dụng hai lần, mỗi lần uống khoảng 50ml uống trước bữa ăn.
Các bài thuốc đông y đều an toàn, lành tính do thành phần đều từ thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, để thấy được hiệu quả rõ rệt người bệnh thoái hoá khớp gối nên kiên trì thực hiện, tránh bỏ thuốc giữa chừng.
Vật lý trị liệu chữa thoái hóa
Vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối. Mục đích của phương pháp là nhằm giảm các cơn đau, duy trì chức năng xương khớp, đồng thời hạn chế hoặc làm chậm quá trình tổn thương khớp gối. Dưới đây là các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến nhất hiện nay.
Xoa bóp, bấm huyệt giảm đau khớp gối
Xoa bóp, bấm huyệt là kỹ thuật sử dụng lực từ bàn tay và các ngón tay để tác động lên các huyệt vị cụ thể liên quan đến khớp gối. Điều này có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức và hoá giải ứ trệ khí huyết ở vị trí này.
Các huyệt đạo thường được tác động để điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Huyệt Ủy trung: Nằm ở giữa đường ngang của nếp khoeo chân.
- Huyệt Huyết hải:Nằm ở mặt trước của đùi, đo lên hai thốn từ xương bánh chè lên đầu gối. Khi bấm huyệt, thầy thuốc đặt ngón tay cái vào huyệt, bốn ngón tay còn lại áp sát vào đầu gối, rồi day ấn trong 2 – 3 phút. Do huyệt nằm ở khẽ lõm giữa các cơ rộng nên việc day ấn có thể gây tê nhức nhẹ.
- Huyệt Thừa sơn: Huyệt đạo này nằm tại chỗ lõm giữa khe cơ sinh đôi và giữa đường nối huyệt Ủy trung vớt gót chân. Day ấn huyệt Thừa sơn có thể làm tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau nhức vùng đầu gối.
- Huyệt Âm lăng tuyền: Huyệt nằm ở bên trong đầu gối,ở vị trí lõm được tạo thành bởi bờ sau của xương chày với đường ngang nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân. Day ấn huyệt Âm lăng tuyền trong 1 – 2 phút có thể hỗ trợ giảm đau đầu gối hiệu quả.
Châm cứu điều trị thoái hóa khớp đầu gối
Đối với các trường hợp đau nhức khớp gối nghiêm trọng, huyết ứ trệ lâu ngày hoặc đau đớn dai dẳng, người bệnh có thể cần được châm cứu để cải thiện các triệu chứng bệnh. Châm cứu là phương pháp có hiệu quả điều trị cao, chi phí hợp lý và ít dẫn đến các rủi ro không mong muốn.
Kỹ thuật này sử dụng kim dài, mảnh để tác động đến các huyệt đạo. Từ đó loại bỏ tà khí và giúp hành khí, hoạt huyết, thông kinh lạc. Đối với người thoái hóa khớp gối, châm cứu không chỉ giảm đau, tăng cường khả năng vận động mà còn có tác dụng bổ gan xương và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.
Mỗi liệu trình châm cứu kéo dài 20 ngày. Tuy nhiên tùy thuộc vào các triệu chứng liên quan, thầy thuốc y học cổ truyền có thể điều chỉnh thời gian và liệu pháp phù hợp với mỗi người bệnh.
Người bệnh bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?
Nhiều loại thực phẩm khi nạp vào cơ thể có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh khi chứa các thành phần hoạt chất giúp giảm đau, góp phần phục hồi chức năng và tăng cường sự dẻo dai cho khớp gối. Ngược lại, việc ăn uống những loại thức ăn gây hại cũng sẽ tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Cụ thể như sau:
Nên ăn:
- Sữa và các loại chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, phô mai, sữa chua rất giàu canxi, magie và vitamin D giúp xương khỏe mạnh và cải thiện triệu chứng sưng đau của bệnh.
- Cá: Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu giàu axit béo omega-3. Hoạt chất này giúp ức chế quá trình sản xuất enzyme cytokine làm giảm viêm. Người bệnh thoái hoá khớp gối nên ăn khoảng 3 bữa cá/tuần.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Hạt điều, hạt óc chó, đậu nành, macca,… giúp chống lại quá trình oxy hóa của xương khớp và cung cấp các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Các loại gia vị: Tỏi chứa diallyl disulfide giúp chống lại các enzyme làm hỏng sụn khớp, đồng thời gừng sẽ làm hạn chế viêm do thoái hóa.
- Rau có màu xanh đậm: Các loại rau có màu xanh đậm rất giàu vitamin D và các chất chống oxy hóa. Vitamin D rất cần thiết cho việc hấp thụ canxi nuôi dưỡng xương, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng.
- Quả mọng: Các loại quả mọng như: nho, dâu tây, việt quất,… giàu vitamin, chất xơ, các chất chống oxy hóa, magie và kẽm tốt cho hệ miễn dịch.
Nên kiêng:
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như: thịt bê, thịt bò, thịt cừu,… chứa nhiều cholesterol không tốt. Ăn các loại thịt đỏ thường xuyên có thể làm tăng áp lực lên xương và sụn khớp.
- Thức ăn chứa nhiều muối hoặc đường: Thực phẩm chứa nhiều đường sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi, làm tổn thương protein trong cơ thể và gây ra viêm. Trong khi đó, một thực đơn chứa nhiều muối sẽ khiến xương giòn và dễ gãy.
- Thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn: Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn chứa nhiều chất béo công nghiệp sẽ khiến cơ thể bị tăng cân, gây một áp lực không nhỏ cho sụn khớp.
- Bia, rượu và chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cafein không tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh nhân đang điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng. Việc tiêu thụ chúng quá nhiều sẽ khiến quá trình chữa trị bệnh càng trở nên phức tạp.
Các chuyên gia xương khớp nhận định, một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ tích cực đến quá trình điều trị thoái hoá. Do vậy, người bệnh cần chú ý hơn đến việc ăn uống hàng ngày.
Một số biện pháp dự phòng bệnh thoái hoá khớp
Mặc dù bệnh thoái hóa khớp gối khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng việc dự phòng bệnh vẫn rất cần thiết. Bởi chỉ có dự phòng mới có thể hạn chế được các yếu tố thúc đẩy quá trình bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối, bạn đọc cần lưu ý:
- Tập thể dục thường xuyên phù hợp và điều chỉnh các tư thế xấu để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Đối với người thừa cân béo phì thì nên có kế hoạch giảm cân để tránh gây áp lực hơn lên khớp gối.
- Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung các loại đồ ăn chống viêm để tăng cường sức khỏe xương khớp và làm chậm tiến trình thoái hóa khớp gối.
- Chủ động thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên môn 6 tháng một lần để tầm soát và có biện pháp điều trị kịp thời.
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường diễn biến phức tạp và khó điều trị. Do vậy, việc người bệnh tự xác định được mức độ bệnh lý của mình để lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp là rất quan trọng. Đồng thời, thường xuyên trao đổi với bác sĩ để kịp thời có sự điều chỉnh giúp hạn chế nguy cơ bệnh biến chứng trầm trọng hơn
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.