Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Thoái Hóa Khớp Gối Xquang Có Phát Hiện Được Không?
Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi. Chứng bệnh này thường bị nhầm lẫn với viêm khớp, thấp khớp,… Vậy thoái hóa khớp gối Xquang có phát hiện được không? Điều trị như thế nào để giảm đau cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết tổng hợp dưới đây.
Tại sao chúng ta bị thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa xương khớp không còn là thuật ngữ xa lạ với nhiều người. Không sai khi nói rằng ai cũng có thể bị thoái hóa xương khớp. Cụ thể đây là căn bệnh gì? Tại sao chúng ta lại bị thoái hóa xương khớp?
Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng các mô sụn khớp, xương dưới sụn biến đổi. Các sụn khớp này suy giảm, thay vào đó hình thành các gai xương, cuối cùng có thể dẫn đến biến dạng khớp. Sự biến đổi trên có thể kèm theo các tổn thương cấu trúc khác bên trong khớp như màng hoạt dịch, dây chằng, sụn chêm.
Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp sẽ càng ngày càng ít đi, mặt sụn khớp sẽ dần bị hao mòn do độ ma sát giữa các đầu khớp tăng lên. Điều này khiến dẫn đến hẹp khe khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động, đi lại khó khăn.
Nguyên nhân thoái hóa khớp đầu gối thường gặp nhất
Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp gối. Nguyên nhân là do sự lão hóa của tuổi tác, nhất là những người thường phải lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu do tính chất công việc hoặc bị béo phì. Ở người già, các mô khớp bị lão hóa, lượng collagen và dịch khớp cũng giảm đi đáng kể. Chính vì vậy mà họ thường cảm thấy đau nhức, mỏi các khớp, khó khăn khi di chuyển.
Ngoài ra, thoái hóa khớp gối còn có thể xảy ra do nguyên nhân chấn thương khớp như: Đứt, giãn dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày, nứt, vỡ xương bánh chè,….
Thoái hóa khớp gối Xquang có phát hiện được không?
Để chẩn đoán các bệnh lý xương khớp, chụp Xquang là phương pháp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp trên X quang thể hiện tương đối rõ. Ngoài ra, phim chụp Xquang còn cho biết nhiều bệnh lý liên quan tới xương khớp khác.
Dựa vào hình ảnh chụp X-quang khớp gối, bác sĩ có thể xác định được tình trạng tổn thương và bất thường ở khớp gối. Không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng phương pháp chụp X-quang giống nhau, mà tùy vào biểu hiện bệnh, vị trí tổn thương góc chụp sẽ thay đổi như: chụp nghiêng, thẳng, chếch,…
Cụ thể, chụp X-quang đầu gối có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh xương khớp khu vực này, ví dụ như:
- Thoái hóa khớp: Phương pháp này cho thấy rõ các giai đoạn thoái hóa khớp gối trên Xquang.
- Hẹp khe khớp: Khi bờ khớp đầu gối và các khe không đồng đều.
- Mọc gai xương: Gai xương thường xuất hiện ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch. Hình ảnh X-quang cho thấy gai xương hiện rõ, thô, có thể có mảnh ở ổ khớp hoặc phần mềm quanh khớp.
- Tiêu xương: Chụp X-quang giúp thấy được hình vôi hóa ở vị trí bị tiêu xương, thậm chí thấy được cả các mảnh xương chết.
- Đặc xương: Hình ảnh X-quang thấy phần xương đặc, thường gặp ở đầu xương tiếp xúc với sụn khớp.
- Loãng xương: Tình trạng này thường xảy ra ở người cao tuổi, khi mật độ canxi trong xương giảm. Phim chụp X-quang thấy các bè xương và vân xương hiện rõ.
Như vậy, thoái hóa khớp gối Xquang có thể phát hiện được và cho thấy cả mức độ bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Khi nào là cần chụp Xquang khớp gối?
Đau mỏi khớp gối, đau nhiều hơn khi đi lại hoặc đứng lâu là triệu chứng điển hình nhất của các bệnh lý liên quan tới khớp gối. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tới cơ sở y tế để khám chữa khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
- Chấn thương vùng đầu gối, nghe rõ tiếng “rắc” lúc chấn thương. Sau đó gối bị sưng đau và việc vận động bị ảnh hưởng.
- Khi chạy có cảm giác ríu chân, mỏi chân, không vững, dễ ngã.
- Khó đứng trụ người nếu trọng tâm không phân bổ đều trên cả hai chân.
- Khó khăn để di chuyển nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ bị trẹo gối.
- Cảm thấy khó khăn, mỏi, bước không thật khi lên xuống cầu thang.
Phim X quang thoái hóa khớp gối giúp bác sĩ thấy được các tổn thương tại vị trí này, phát hiện sớm các nguyên nhân và có phương hướng điều trị. Bạn nên đi thăm khám ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa khớp gối. Bởi căn bệnh này nếu để lâu sẽ dễ gây biến chứng, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển cũng như trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối trong Đông – Tây y
Thoái hóa xương khớp là căn bệnh mà hầu như tất cả mọi người đều gặp phải khi về già. Những người trẻ thường bị thoái hóa khớp do lao động nặng, chấn thương,… Để điều trị thoái hóa khớp gối, Đông và Tây y hiện nay có những phương pháp sau:
- Đối với Đông y: Thầy thuốc Đông y sẽ kiểm tra khả năng vận động của khớp gối. Sau đó dựa vào tình trạng, triệu chứng để chẩn đoán mức độ và bốc thuốc. Bên cạnh việc uống thuốc, lương y sẽ kết hợp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, hơ ngải,…
- Đối với Tây y: Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, Tây y có nhiều phương pháp hơn để điều trị. Phương pháp sử dụng thuốc chỉ có tác dụng nhất thời và thường sẽ tái phát sau một thời gian. Phương pháp phẫu thuật như: Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp, ghép tế bào sụn tự thân, đục xương sửa trục, thay khớp gối gây đau đớn và tốn kém nhưng được đánh giá là mang lại hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, tập vật lý trị liệu kết hợp với một trong hai phương pháp trên sẽ mang lại hiệu quả hồi phục tốt nhất.
Lưu ý khi phòng và điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa xương khớp khiến bệnh nhân đau đớn và khó khăn khi sinh hoạt. Vì vậy, để phòng và điều trị hiệu quả thoái hóa khớp gối, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:
- Tăng cường cung cấp canxi, collagen cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày và các loại thực phẩm chức năng. Đây là hai chất vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động của xương khớp.
- Vận động thể thao với cường độ phù hợp và đều đặn để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp. Vận động quá mạnh hay đột ngột có thể sẽ khiến khớp, dây chằng bị tổn thương. Vì vậy, bạn cần tìm cho mình bài tập phù hợp với thể lực và tập luyện đúng cách ngay cả khi chưa hoặc đã bị thoái hóa khớp gối.
- Thăm khám sớm khi có triệu chứng đau nhức xương khớp và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đây là điều quan trọng nhất giúp xương khớp của bạn nhanh chóng hồi phục.
- Không tự ý mua thuốc điều trị hoặc sử dụng những biện pháp chưa được chứng minh về tính an toàn như đắp lá, đắp cao. Đã có một số trường hợp gặp biến chứng khi sử dụng những phương pháp này.
Thoái hóa khớp gối xquang là phương pháp giúp phát hiện chuẩn xác tình trạng, mức độ của bệnh. Bạn nên tới cơ sở y tế để chiếu chụp ngay khi xương khớp có các dấu hiệu đau nhức. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí điều trị.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.