Cấy Chỉ Chữa Mất Ngủ Là Gì? Quy Trình Và Chi Phí Thực Hiện

Ngày cập nhật: 15/04/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh

Cấy chỉ chữa mất ngủ là giải pháp điều trị kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Liệu pháp không dùng thuốc này giúp giải quyết chứng mất ngủ hiệu quả, không gây đau đớn còn giúp phục hồi sức khỏe toàn diện. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần hiểu rõ phương pháp, cơ chế điều trị, cách thực hiện, chi phí,…. Bài viết từ Đông Phương Y Pháp dưới đây sẽ cung cấp chi tiết các thông tin này.

Tìm hiểu phương pháp cấy chỉ chữa mất ngủ là gì?

Dưới đây, Đông Phương Y Pháp cung cấp những thông tin chi tiết về những nguyên nhân gây mất ngủ và khái niệm về phương pháp cấy chỉ chữa mất ngủ.

Mất ngủ là do đâu?

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thức khuya, dậy sớm và không thể ngủ lại được. Khi thức dậy, người bị mất ngủ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần, thâm trạng suy giảm. Thậm chí, tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, làm giảm đáng kể hiệu suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ là do đâu?
Mất ngủ là do đâu?

Theo quan điểm YHCT, mất ngủ được xét vào chứng “thất miên”, “bất mị”. Nguyên nhân dẫn  tới tình trạng này là bởi ngoại tà xâm nhập cơ thể khiến chức năng lục phủ ngũ tạng bị suy giảm. Các yếu tố bên ngoài này gây ra tổn thương, nhiễu loạn hệ thần kinh. Để đẩy lùi dứt điểm, người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân và phục hồi sức khỏe thần kinh để ngăn ngừa tái phát.

Cấy chỉ chữa mất ngủ là gì?

Trong số các phương pháp điều trị mất ngủ hiện nay, trị liệu bằng cấy chỉ được các bác sĩ đánh giá cao và an toàn hơn cả. Đây là phương pháp chữa bệnh mà bác sĩ sẽ đưa chỉ tự tiêu vào huyệt vị. Sợi chỉ này có tác dụng tạo ra kích thích liên tục nhằm lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, đẩy lùi tà khí – là những nguyên nhân gây nhiễu loạn, tổn thương hệ thần kinh.

Cấy chỉ chữa mất ngủ là gì?
Cấy chỉ chữa mất ngủ là gì?

So với châm cứu, cấy chỉ được ứng dụng khá nhiều để điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh. Phương pháp cấy chỉ được cho là bước cải tiến và mang lại hiệu quả điều trị toàn diện hơn bởi nó tạo ra được tác động cơ học liên tục. Các đoạn chỉ tự tiêu trong thời gian 20 – 25 ngày nên giúp đóng được thời gian khai mở đường kinh, huyệt trong cơ thể. Điều này giúp mang lại hiệu quả tối đa trong điều trị.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cấy chỉ chữa mất ngủ giúp người bệnh cải thiện số giờ ngủ, tăng chất lượng giấc ngủ, giảm hẳn tình trạng khó ngủ, thức giấc giữa đêm. Hơn nữa, việc cấy chỉ vào huyệt đạo cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu não, giảm căng thẳng, đẩy lùi suy nhược thần kinh.

Những ai nên, không nên cấy chỉ đẩy lùi mất ngủ?

Cấy chỉ chữa mất ngủ là một phương pháp tác động trực tiếp vào huyệt vị trong cơ thể, được coi là phương pháp an toàn và không gây xâm lấn. Dưới đây là một số đối tượng nên sử dụng phương pháp này:

  • Mất ngủ do suy nhược: Những người có triệu chứng mất ngủ do suy nhược tâm trạng, do ảnh hưởng từ các bệnh lý như thiếu máu lên não, thiếu máu cơ tim, gây ra trạng thái hồi hộp, bất an và khó ngủ. Cấy chỉ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng và cân bằng âm và dương trong cơ thể, từ đó cải thiện trạng thái tinh thần và hỗ trợ quá trình giấc ngủ.
  • Mất ngủ do thận âm hư, tâm tỳ hư: Những này thường gặp vấn đề về mất ngủ, trằn trọc do thiếu hụt năng lượng và cân bằng trong cơ thể. Cách điều trị này tác động trực tiếp vào huyệt vị, giúp cân bằng năng lượng và cải thiện chức năng của các tạng trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình giấc ngủ.
  • Người làm việc quá sức, nhiều áp lực: Những người thường xuyên làm việc quá mức, chịu đựng stress và áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp giúp giảm căng thẳng, loại bỏ stress và cân bằng năng lượng trong cơ thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.
Những ai nên, không nên cấy chỉ đẩy lùi mất ngủ?
Những ai nên, không nên cấy chỉ đẩy lùi mất ngủ?

Dù được xem là một phương pháp an toàn, cấy chỉ chữa mất ngủ vẫn không phù hợp với một số đối tượng nhất định:

  • Người có cơ địa nhạy cảm: Cấy chỉ sử dụng sợi chỉ tự tiêu, có thể gây phản ứng dị ứng, việc tiếp xúc với sợi chỉ có thể gây kích ứng da và các vấn đề khác.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Có những loại liệu pháp có thể ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết và sức khỏe tổng quát của cả mẹ và em bé. Do đó, người bệnh cần cân nhắc áp dụng.
  • Người mắc bệnh ngoài da, người bị ốm: Trạng thái sức khỏe không ổn định có thể làm tăng rủi ro tổn thương hoặc tái phát của bệnh.
  • Người bệnh huyết áp hoặc tim mạch: Cấy chỉ có thể ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim, do đó cần được tiếp xúc cẩn trọng với những người có tiền sử bệnh tim mạch và huyết áp cao.

Cấy chỉ vào huyệt vị nào chữa mất ngủ?

Có nhiều huyệt vị khi cấy chỉ có thể giúp đẩy lùi tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn các huyệt vị khác nhau. Trong đó, một số huyệt được chỉ định chính trong điều trị mất ngủ phải kể tới: 

Huyệt Phong Trì

Huyệt này nằm ở sau gáy, khu vực chỗ lõm giao bờ trong của cơ đòn chũm. Tác động lên Phong Trì có thể khu phong, đẩy lùi tà khí, thanh nhiệt, minh mục. Nhờ vậy, người bệnh có thể thoát khỏi tình trạng đau đầu, mỏi mệt, cải thiện tình trạng khó ngủ.

Huyệt Nội Quan

Nội Quan nằm ở phía trong của cánh tay, nếu đo từ cổ tay thẳng lên huyệt cách khoảng 2 thốn. Khi cấy chỉ huyệt này, người bệnh giảm hẳn tình trạng trấn thống, giúp an thần, giảm mất ngủ do suy nhược, suy giảm thần kinh.

Huyệt Bách Hội

Huyệt Bách Hội là một trong những huyệt đạo quan trọng nằm ở trung tâm đỉnh đầu. Được biết đến như một điểm kết nối giữa cơ thể và tinh thần, huyệt này có khả năng cải thiện tình trạng hồi hộp và căng thẳng, giúp giảm đau đớn và đánh trống ngực. 

Huyệt Bách Hội chữa mất ngủ, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn
Huyệt Bách Hội chữa mất ngủ, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn

Huyệt cũng có tác dụng định thần, giúp tinh thần sảng khoái và minh mẫn hơn. Đặc biệt, Bách Hội còn hỗ trợ đẩy lùi tình trạng mệt mỏi, làm dịu trạng thái lúc nhớ lúc quên và hỗ trợ trong việc chữa mất ngủ, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Huyệt Tam Âm Giao

Là huyệt vị giao điểm của 3 đường Thận, Can, Tỳ trong cơ thể. Vị trí huyệt ở mặt trong cẳng chân, cách điểm cao nhất mắc cá chân lên trên khoảng 3 thốn. Tác động Tam Âm Giao giúp hoá thấp, khu phong, kiện tỳ, lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể từ đó đẩy lùi chứng mộng mị, mất ngủ.

Một số huyệt vị khác

Ngoài các huyệt chính kể trên, tuỳ thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và chỉ định cấy chỉ vào một số huyệt vị khác như:

  • Huyệt Cách Du, Tâm Du: Được áp dụng cho người bị tâm tỳ hư, tâm dương vương hoặc tâm huyết hư thuỷ.
  • Cách Du, Thận Du, Can Du: Được cấy chỉ cho người bị mất ngủ do đởm hoả vượng, thận âm hư, can hư.
  • Vị Du, Thiên Đột, Túc Tam Lý: Áp dụng cho người mất ngủ do vị khí bất hoà.

Xác định chính xác vị trí huyệt đạo cấy chỉ rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả của quá trình chữa mất ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm tới các chuyên gia, bác sĩ giỏi trong lĩnh vực, được đào tạo bài bản về cấy chỉ để thực hiện.

Quy trình cấy chỉ chữa mất ngủ

Cấy chỉ đẩy lùi chữa mất ngủ là một phương pháp điều trị truyền thống của Y học cổ truyền với ưu điểm an toàn, ít tác động phụ và độ xâm lấn thấp. Quy trình thực hiện cấy chỉ chữa mất ngủ như sau:

Chuẩn bị trước khi cấy chỉ

Chuẩn bị trước khi cấy chỉ là bước quan trọng của cả quá trình. Việc chuẩn bị trước khi cấy chỉ không chỉ giúp tăng cường hiệu quả điều trị mà còn đảm bảo an toàn và tính chính xác của quy trình, đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi cho cơ thể hấp thụ và phục hồi sau quá trình trị liệu.

Chuẩn bị trước khi cấy chỉ
Chuẩn bị trước khi cấy chỉ
  • Kiểm tra sức khoẻ: Trước khi tiến hành cấy chỉ, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát của bệnh nhân để đảm bảo an toàn trong quá trình trị liệu. Quá trình này cũng giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó đưa ra quyết định liệu cấy chỉ có phù hợp hay không.
  • Chuẩn bị tinh thần: Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, cân nhắc việc đi cùng người thân để giảm bớt căng thẳng, không nên làm việc quá sức hoặc căng thẳng trước khi đi cấy chỉ. Ngoài ra, nên ăn uống nhẹ nhàng và tránh tiêu thụ các chất kích thích như rượu, bia.
  • Vệ sinh khu vực cấy chỉ: Đảm bảo vùng cần cấy chỉ được làm sạch sẽ và thoáng đãng. Việc làm sạch và làm thoáng vùng cần cấy chỉ trước quá trình điều trị giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.

Tiến hành cấy chỉ

Sau khi đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe, người bệnh sẽ được đưa vào phòng vô trùng, một môi trường đảm bảo an toàn và sạch sẽ để tiến hành quá trình trị liệu. Tại đây, đội ngũ y tế sẽ chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ chuyên dụng để cấy chỉ chữa mất ngủ bao gồm: Chỉ tự tiêu, kim cấy chỉ, kéo, bông, băng gạc và thuốc sát trùng da để bắt đầu quá trình cấy chỉ.

  • Chuẩn bị: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm trong tư thế thoải mái nhất, giúp bác sĩ dễ dàng tiếp cận và cấy chỉ vào huyệt đạo. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ rửa sạch và đeo găng tay đã được sát khuẩn để đảm bảo vô trùng.
  • Cắt chỉ: Bác sĩ sẽ cắt chỉ tự tiêu thành các đoạn dài khoảng 0.5cm – 1cm, sẵn sàng cho việc cấy chỉ.
  • Cấy chỉ: Đoạn chỉ sẽ được luồn vào nòng kim và sau đó bác sĩ bắt đầu tiến hành cấy chỉ vào các huyệt đạo đã được xác định trước đó. Kỹ thuật châm kim phải được thực hiện nhanh chóng qua lớp da, sau đó từ từ đưa chỉ vào huyệt.
  • Hoàn thành: Khi chỉ đã được cấy đúng vị trí, bác sĩ sẽ sử dụng ngón tay để ấn sát chân kim và rút kim ra từ từ. Đồng thời, các bác sĩ sẽ dán băng hoặc gạc vô trùng lên huyệt đã được cấy chỉ để bảo vệ và giữ cho nó trong tình trạng sạch sẽ.

Quá trình cấy chỉ chữa mất ngủ là một phương pháp trị liệu hiệu quả và an toàn, đòi hỏi sự chính xác, tập trung và kỹ lưỡng từ đội ngũ y tế. Việc chuẩn bị kỹ càng và tuân thủ đúng kỹ thuật là chìa khóa để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của quá trình điều trị.

Theo dõi sau cấy chỉ

Cấy chỉ không mất nhiều thời gian, thường chỉ khoảng 15 – 30 phút, phụ thuộc vào số lượng huyệt vị cần cấy. Khi kết thúc, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm nghỉ ngơi tại chỗ, giúp bác sĩ theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu không có biểu hiện bất thường nào xuất hiện, sau khoảng 30 – 45 phút, người bệnh có thể trở về nhà và thực hiện sinh hoạt hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo dõi sau cấy chỉ
Theo dõi sau cấy chỉ

Tuy nhiên, dù quy trình cấy chỉ được xem là an toàn, nhưng một số biến chứng có thể xuất hiện sau cấy chỉ và bác sĩ sẽ tiến hành xử lý đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:

  • Chảy máu: Trong trường hợp xuất huyết, bác sĩ sẽ sử dụng bông gòn để ấn và giữ chặt tại vị trí chảy máu.
  • Sưng và đau: Nếu bệnh nhân gặp sưng kèm cảm giác đau nhức, các bác sĩ có thể chỉ định chườm đá lạnh. Trường hợp nặng hơn sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để giảm viêm và đau.
  • Dị ứng: Nếu bệnh nhân có dấu hiệu dị ứng như da đỏ, ngứa hoặc phù nề, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Histamin để giảm triệu chứng.
  • Vựng châm: Nếu bệnh nhân trải qua các biểu hiện chóng mặt, đau đầu, đổ mồ hôi hoặc huyết áp tụt, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Nhìn chung, việc theo dõi sau cấy chỉ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình trị liệu, đồng thời giúp bác sĩ nắm bắt kịp thời bất kỳ vấn đề nào có thể xuất hiện.

Chăm sóc sau khi cấy chỉ

Sau khi trải qua quá trình cấy chỉ điều trị bệnh mất ngủ, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

Chăm sóc sau khi cấy chỉ
Chăm sóc sau khi cấy chỉ
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc lao lực, mang vác vật nặng trong khoảng thời gian đầu sau khi cấy chỉ.
  • Tắm: Sau 4 – 6 tiếng, bệnh nhân có thể tắm bằng nước ấm nhưng tránh sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng. Trong những ngày sau, người bệnh có thể tắm bình thường là được, nhưng hạn chế việc chà xát mạnh mẽ tại vị trí huyệt đạo vừa cấy chỉ.
  • Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn các món được chế biến từ đồ nếp và kiêng ăn hải sản có tính hàn. Bổ sung thêm rau, củ, quả vào chế độ ăn hàng ngày để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Kiêng cữ: Tránh uống rượu, bia, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích. Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế lao động mạnh và tránh quan hệ tình dục mạnh bạo.

Những lưu ý trên giúp bệnh nhân bảo vệ vị trí cấy chỉ, ngăn chặn biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và hấp thu tối đa lợi ích từ liệu pháp.

Chi phí chữa mất ngủ bằng cấy chỉ như nào?

Hiện nay, việc cấy chỉ chữa mất ngủ trên thị trường có mức giá dao động từ 700.000 VND đến 2.000.000 VND mỗi lần. Mức chi phí này không chỉ phản ánh giá trị chất lượng dịch vụ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

  • Tình trạng mất ngủ: Đối với những trường hợp mất ngủ cấp tính, mức chi phí thường thấp hơn so với mất ngủ mãn tính hoặc kinh niên. Những bệnh nhân đã trải qua nhiều phương pháp điều trị mà không có kết quả sẽ đòi hỏi thời gian và số lượng cấy chỉ nhiều hơn, vì vậy chi phí cũng sẽ cao hơn.
  • Thể trạng người bệnh: Người bệnh với thể trạng yếu, mệt mỏi hoặc mắc các triệu chứng của rối loạn tiền đình và suy nhược thần kinh có thể cần liệu trình kéo dài và sử dụng cấy chỉ nhiều huyệt vị hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sẽ tăng cao hơn so với những trường hợp khác.
  • Cơ sở thực hiện: Mỗi cơ sở y tế sẽ áp dụng mức giá khác nhau cho dịch vụ cấy chỉ. Bệnh nhân cần nắm rõ về mức chi phí và chất lượng dịch vụ để lựa chọn cơ sở phù hợp và đáng tin cậy.

Liệu trình cấy chỉ kéo dài bao lâu?

Một liệu trình trị liệu cấy chỉ chữa mất ngủ thường kéo dài từ 3 đến 7 lần, với khoảng cách 14 – 20 ngày giữa mỗi lần điều trị. Sau mỗi liệu trình, bệnh nhân sẽ được đánh giá và điều chỉnh liệu pháp nếu cần.

Nếu bệnh nhân được cấy chỉ bởi bác sĩ có kỹ thuật chính xác và kinh nghiệm, kết quả thường đạt được từ 3 đến 7 buổi điều trị cho mất ngủ cấp tính và 2 đến 3 buổi cho mất ngủ kinh niên.

Tuy nhiên, việc cấy chỉ không đúng kỹ thuật hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn sẽ có thể dẫn đến tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Cấy chỉ chữa mất ngủ đã trở thành một phương pháp điều trị tiềm năng, mang lại hy vọng cho những người gặp khó khăn trong việc giữ giấc ngủ. Mặc dù không phải là giải pháp phù hợp cho tất cả mọi người, nhưng nó đã được nhiều người tin dùng và đánh giá cao về hiệu quả. Việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên môn và đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị là yếu tố quyết định đến thành công của liệu pháp.

Array

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác