Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn

Ngày cập nhật: 20/02/2024 Biên tập viên: Huyền Linh

Đau dây thần kinh liên sườn là một trong các bệnh thường gặp ở người trưởng thành, gây ra khá nhiều đau nhức, phiền toái ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, đau dây thần kinh liên sườn thực chất là gì? Có thể áp dụng những cách trị bệnh nào để nhanh chóng khỏi?

Đau dây thần kinh liên sườn là gì?

Dây thần kinh liên sườn là dây thần kinh xuất phát từ tủy ngực D1 – D12 chạy dọc theo bờ dưới của các xương sườn. Cùng với động mạch, tĩnh mạch tạo thành bó mạch thần kinh liên sườn. Các dây thần kinh liên sườn có chức năng rất quan trọng giúp điều khiển vận động các cơ liên sườn giúp tiếp nhận cảm giác của các cơ quan, da, bộ phận hô hấp và các bộ phận thuộc lồng ngực khác.

Đau thần kinh liên sườn là gì? Đau dây thần kinh liên sườn tiếng Anh là Intercostal Neuralgia. Đây là hội chứng gây tổn thương các rễ thần kinh liên sườn. 

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành
Bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành

Cơn đau khởi phát khi các dây thần kinh bị tách khỏi rễ chung. Từ đó gây tổn thương và dẫn đến các cơn đau âm ỉ. Cơn đau này sẽ xuất hiện liên tục cả ngày lẫn đêm. Chúng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thay đổi tư thế, hít thở sâu, ho, hắt hơi hoặc vận động. 

Theo vị trí đau nhức, bệnh gồm:

  • Đau dây thần kinh liên sườn bên phải: Các cơn đau diễn ra trên các vùng ở dọc phần sườn bên phải, 
  • Đau dây thần kinh liên sườn bên trái: Cơn đau xuất hiện và gây đau tức ở vùng sườn bên trái.

Hoặc có thể phân chia theo 2 cách:

  • Đau dây thần kinh liên sườn bệnh học: Là bệnh do các tổn thương bệnh lý ở cột sống (thoái hóa cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống,…); do bệnh lý tổn thương tủy sống (u rễ thần kinh, u ngoại tủy…), hoặc do nhiễm khuẩn (nhiễm vi-rút Herpes Simplex gây ra bệnh Zona thần kinh).
  • Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Là tình trạng bệnh phát sinh do cơ thể bị nhiễm lạnh, do vận động sai tư thế, hoặc làm việc quá sức.

Đau dây thần kinh liên sườn có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tại sao xảy ra tình trạng đau dây thần kinh liên sườn?

Đau dây thần kinh liên sườn thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Mắc các bệnh lý về xương khớp, tủy sống như: Thoái hóa cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, u ngoại tủy, u rễ thần kinh,…
  • Bị chấn thương cột sống như tai nạn, té ngã, bị đánh, tai nạn lao động,… 
  • Vận động quá mạnh hoặc vận động không đúng tư thế.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc do bệnh Zona.
  • Nhiễm lạnh
Thoái hóa cột sống cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn khó tránh
Thoái hóa cột sống cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn khó tránh

Đây là các nguyên nhân rất dễ mắc phải, xuất phát từ chính thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc không hợp lý hàng ngày. Người bệnh cần chú ý cẩn trọng để tránh nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.

Triệu chứng đau thần kinh liên sườn thường gặp

Biểu hiện đau dây thần kinh liên sườn thường được nhận biết thông qua những triệu chứng sau đây: 

  • Đau một bên sườn, cơn đau có thể tiến triển phía trước ngực rồi lan theo mạn sườn ra phía sau cạnh cột sống.
  • Đau âm ỉ, nếu ngồi hoặc nằm, ấn hoặc sờ vào sẽ cảm thấy nhói. Đặc biệt, mức độ đau càng nghiêm trọng về ban đêm.
  • Đau quanh khu vực ngoại vi vùng ngực, từ xương ức trở vào cột sống, cơn đau tăng khi ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế.
  • Trường hợp mắc bệnh do zona, virus tấn công sẽ dẫn đến các biểu hiện tự phát như ban đỏ, mọc mụn nước. Sau một thời gian sẽ hình thành các ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức.

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn rất dễ nhận biết. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh hãy đi thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời sao cho có hiệu quả nhất.

Đau dây thần kinh liên sườn có thực sự nguy hiểm không?

Khi bị đau dây thần kinh liên sườn do các nguyên nhân nguyên phát như vận động sai tư thế, nhiễm khuẩn hoặc Zona, bệnh thường không quá nguy hiểm. Khi đó việc điều trị tương đối đơn giản, có thể khắc phục trong thời gian ngắn. 

Đối với tình trạng đau dây thần kinh liên sườn thứ phát sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm hơn. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển phức tạp và gây ra các ảnh hưởng đến vận động của các hệ cơ quan. 

Bệnh có thể gây ra những cơn đau nhức, phiền toái và biến chứng khó lường
Bệnh có thể gây ra những cơn đau nhức, phiền toái và biến chứng khó lường

Bệnh có thể biến chứng rất lớn, cản trở đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, dù đau do nguyên nhân nào người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần có giải pháp điều trị ngay từ ban đầu.

Các phương pháp điều trị đau thần kinh liên sườn phổ biến hiện nay

Đau dây thần kinh liên sườn điều trị không khó. Dưới đây là một số cách trị dứt điểm đau dây thần kinh liên sườn thường được nhiều người lựa chọn.

Áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Đau dây thần kinh liên sườn ở giai đoạn nhẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà như sau:

Sử dụng lá hẹ

Lá hẹ có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt. Do đó, dân gian thường sử dụng loại lá này để trị bệnh tại nhà. 

  • Chườm lá hẹ: Lấy cả gốc và lá cây hẹ đem sao vàng cùng giấm, rồi dùng một miếng vải sạch bọc phần hỗn hợp vừa thu được. Sau đó, đem chườm nhẹ lên vị trí đau, chườm liên tục trong 30 – 45 phút mỗi ngày.
  • Uống nước lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch thì giã nát, rồi đem đi lọc lấy phần nước cốt. Chia nước thành 3 phần bằng nhau, dùng uống hết trong ngày. Khi uống người bệnh có thể hòa cùng một chút rượu trắng để tăng vị giác.

Dùng cây rau má

Sử dụng rau má giúp giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt rất tốt. 

  • Uống nước rau má: Rau má rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn với một ít nước lọc. Tiếp theo loại bỏ phần bã, giữ lấy nước cốt để uống trực tiếp trong ngày. Mỗi ngày uống nước cốt này 2 – 3 lần sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
  • Đắp rau má: Rau má rửa sạch, sao vàng cùng hỗn hợp rượu và muối trắng. Đến khi hỗn hợp cô đặc thì cho vào vải mỏng, chườm trực tiếp lên vị trí vị đau. Ngày thực hiện đều đặn 2 lần, duy trì trong 1 tháng các triệu chứng bệnh cải thiện đáng kể.
Rau má có thể hỗ trợ người bệnh khắc phục hiệu quả các triệu chứng bệnh
Rau má có thể hỗ trợ khắc phục hiệu quả các triệu chứng bệnh

Sử dụng lá ngải cứu

Dùng ngải cứu thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì, ngứa rát do đau thần kinh liên sườn. 

Cách dùng như sau:

  • Cách chườm nóng: Lấy một nắm ngải cứu, rửa sạch, đem sao vàng cùng muối ăn. Sau đó đêm chườm trực tiếp lên vị trí đau trong nhiều ngày để giảm đau nhức.
  • Uống nước sắc ngải cứu: Ngoài cách chườm nóng, người bệnh có thể sắc lá ngải cứu với nước để uống hàng ngày. Kiên trì uống 2 – 3 lần/ ngày và kéo dài ít nhất 5 – 7 ngày sẽ mang lại hiệu quả.

Ưu điểm của các mẹo dân gian này là an toàn, đơn giản và mang lại hiệu quả khá cao đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có triệu chứng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì không nên áp dụng. Khi đó người bệnh nên thăm khám chi tiết và lựa chọn các giải pháp điều trị phù hợp hơn.

Tây y điều trị đau dây thần kinh liên sườn 

Trước khi chỉ định thuốc điều trị, các sĩ sẽ xem qua bệnh sử và tiến hành thăm khám kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như sau:

  • Chụp X-quang: Giúp đánh giá hình thái cột sống, đốt sống từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh thu được giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa, lồi, thoát vị đĩa đệm, u tủy sống, chấn thương cột sống, viêm cột sống, đĩa đệm nhiễm trùng, lao cột sống,…
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Thực hiện một số xét nghiệm như ure, creatinin, AST, ALT.
  • Xét nghiệm cơ bản khác: Thực hiện xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
Tây y là một trong những cách thường áo dụng để điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Tây y là một trong những cách thường áo dụng để điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Sau khi có kết quả thăm khám, dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số thuốc Tây y thường dùng điều trị đau dây thần kinh liên sườn như sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Loại thuốc này giúp giảm nhanh các cơn đau nhức. Các loại thuốc được chỉ định là paracetamol, diclofenac
  • Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin: Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị nên có khả năng giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng.
  • Thuốc giãn cơ vân: Tiêu biểu như myonal, mydocalm,… Thuốc này chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Đối với bệnh nhân mắc chứng nhược cơ không được dùng nhóm thuốc.
  • Vitamin nhóm B: Tiêu biểu như B1, B6, B12. Đây là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng.

Thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 2 -3 liều dùng. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc này. Vì chúng có thể gây ra các biến chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt,… hoặc nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày cho người dùng.

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả

Theo Đông y, nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn do can khí uất kết, kinh mạch khí huyết ứ trệ, bế tắc hoặc do phong hàn lưu trú làm cho khí huyết trở trệ, gây đau đớn. 

Các bài thuốc Đông y cũng được khuyên dùng nhiều trong điều trị bênh
Các bài thuốc Đông y cũng được khuyên dùng nhiều trong điều trị bênh

Nguyên tắc điều trị cần An thần giảm đau, Sơ can, Ứ thông lạc, Hòa can ký khí,  Khu phong tán hàn và Hành khí hoạt huyết. Từ đó mới có khả năng giảm các cơn đau cũng như điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Một số bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả có thể kể đến như:

Bài thuốc 1: Thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa khớp

Bài thuốc này có tác dụng khu phong, tán hàn, hoạt huyết hóa ứ, giảm đau, sơ thông kinh lạc. Khi sử dụng đúng liệu trình giúp giảm đau khớp, đau dây thần kinh liên sườn và trị triệu chứng thoái hóa hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Tơ hồng xanh, phòng phong, gối hạc, dây đau xương, xuyên quy, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, vương cốt đằng, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu và một số thảo dược khác. Liều lượng dược liệu được thầy thuốc/ bác sĩ chỉ định dựa trên cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc với nước rồi dùng uống 2 – 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 2: Thuốc hoạt huyết bổ thận

Công dụng của bài thuốc này là bổ thận, trừ thấp, giải độc, tăng cường chức năng thận, mạnh gân cốt. Ngoài ra, còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tái phát.

  • Chuẩn bị: Xích đồng, tơ hồng xanh, hạnh phúc, cà gai, bách bộ, cành sung, bồ công anh, nhân trần, hoàng kỳ, ba kích. Các dược liệu chuẩn bị theo hướng dẫn của thầy thuốc/ bác sĩ chuyên khoa.
  • Cách dùng: Đem dược liệu rửa sạch, sau đó sắc với nước và dùng uống hàng ngày.

Các bài thuốc Đông y này được đánh giá là an toàn, không gây tác dụng phụ và có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để có hiệu quả nhanh chóng, người bệnh cần sử dụng đều đặn hàng ngày.

Điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là cách điều trị bệnh không dùng thuốc nên cực kỳ an toàn. Đặc biệt, người bệnh có thể kết hợp với các cách trị bệnh khác để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Các phương pháp chữa đau dây thần kinh liên sườn từ vật lý trị liệu cũng được đánh giá cao
Các phương pháp chữa đau dây thần kinh liên sườn từ vật lý trị liệu cũng được đánh giá cao

Khi điều trị bằng vật lý trị liệu, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

Cách xoa bóp bấm huyệt trị bệnh dây thần kinh liên sườn

Phương pháp trị bệnh này thường được chỉ định cho trường hợp đau thần kinh liên sườn do hàn khí tích tụ hoặc viêm nhiễm. Cách thực hiện như sau:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành xoa, miết và day dọc theo vùng lưng của người bệnh.
  • Tiếp theo ấn vào các huyệt chính theo từng nguyên nhân gây bệnh.
  • Thực hiện xoa bóp 30 phút/ lần/ ngày. Mỗi liệu trình điều trị kéo dài từ 15 – 30 ngày tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để làm giảm tình trạng phong bế thần kinh liên sườn.

Đau thần kinh liên sườn điều trị bằng cách châm cứu

Tùy vào căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ sẽ xác định vị trí huyệt cần châm cứu đau thần kinh liên sườn sao cho phù hợp. Một số cách châm cứu trị bệnh được chỉ định như sau:

  • Châm cứu đau dây thần kinh liên sườn do phong hàn: Triệu chứng thường gặp là đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, đau nhiều hơn ở vùng rễ thần kinh ở sau lưng, nách, sợ lạnh, mạch phù. Huyệt cần châm cứu: A thị, Nội quan và Dương lăng.
  • Đau dây thần kinh liên sườn do huyết ứ: Biểu hiện bệnh là đau cố định tại sườn, cảm giác đau như bị dùi đâm. Triệu chứng đau tăng về đêm, khi ấn vào, mạch sáp. HUyệt cần châm cứu: A thị, Phong long, Dương lăng tuyền và Túc tam lý.
  • Đau thần kinh liên sườn do Can âm bất túc: Triệu chứng là đau âm ỉ và dai dẳng bên sườn kèm khô môi miệng, hoa mắt, choáng váng đầu, mạch huyền tế sác. Huyệt cần tác động: A thị, Can du, Thần môn, Tam âm giao và Nội quan.
  • Đau thần kinh liên sườn do can khí uất kết: Người bệnh có biểu hiện đau chướng và cảm giác đầy tức bên sườn. Thường đau hơn khi di chuyển kèm theo dấu hiệu cơ thể khó chịu, đầy hơi, ăn ít, mạch huyền. Huyệt cần tác động: A thị, Dương lăng tuyền, Hành gian và Nội quan.
  • Chữa đau thần kinh liên sườn do đàm ẩm bằng châm cứu: Triệu chứng bệnh là đau nhiều ở phần cạnh sườn, cảm giác đau tăng khi xoay người, thở mạnh. Huyệt cần tác động: A thị, Kỳ môn, Trung quản, Nội quan và Phong long.
Hiệu quả giảm đau dây thần kinh liên sườn bằng châm cứu, bấm huyệt có thể thấy ngay
Hiệu quả giảm bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt có thể thấy ngay

Cách cấy chỉ trị viêm dây thần kinh liên sườn

Cấy chỉ cũng là một trong các cách điều trị bệnh viêm thần kinh liên sườn hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Bác sĩ rửa tay sạch, đi găng vô trùng sau đó cắt chỉ chỉ tự tiêu dài khoảng 1- 2cm.
  • Tiếp theo luồn chỉ vào nóng kim.
  • Xác định huyệt cần cấy chỉ và thực hiện sát trùng.
  • Châm kim qua da rồi đưa chỉ vào huyệt.
  • Sau khi châm dán băng vô trùng hoặc gạc vô trùng vào vị trí huyệt.

Mỗi lần thực hiện cấy chỉ cách nhau 7 – 14 ngày, sau thời gian chỉ tự tiêu thì tiến hành cấy chỉ lần tiếp theo.

Cũng giống các cách điều trị khác, sử dụng vật lý trị đau dây thần kinh liên sườn cần áp dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt để rút ngắn thời gian trị bệnh.

Biện pháp phòng ngừa đau dây thần kinh liên sườn

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh liên sườn người bệnh cần chú ý là:

  • Hạn chế ngồi hoặc làm việc quá lâu trong một tư thế khiến phần lưng bị gia tăng áp lực.
  • Nên tập thói quen nằm ngủ thẳng lưng, không nên nằm nghiêng, nằm úp  khiến ngực và bụng bị tức.
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không bị quá sức, mệt mỏi.
  • Điều trị dứt điểm một số các bệnh lý nền có nguy cơ dẫn đến đau thần kinh liên sườn như: Thoái hóa cột sống, Zona,…
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi, vitamin, omega 3 giúp xương chắc khỏe hơn. 
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, thức ăn sẵn hoặc các chất kích thích như rượu, bia, cafein,…
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để chủ động phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Hy vọng các kiến thức này giúp bạn đọc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh và có giải pháp điều trị bệnh kịp thời.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh