Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Alphachymotrypsin là thuốc gì? Công dụng và cách dùng thuốc?
Alphachymotrypsin là thuốc gì? Thuốc được dùng để điều trị, giải quyết tình trạng sưng, viêm hoặc triệu chứng của một số bệnh liên quan đến phế quản khá hiệu quả. Ngoài ra Alphachymotrypsin được đánh giá là một trong những thuốc có tác dụng kháng viêm rất tốt không chứa steroid. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ cách sử dụng loại thuốc này như thế nào là đúng cách và an toàn.
Alphachymotrypsin là thuốc gì? Có những dạng nào ?
Alphachymotrypsin là loại thuốc có tác dụng giảm viêm khá tốt được chiết xuất từ tiền tố chymotrypsinogen – Đây là chất phổ biến có trong dịch tụy bò. Sau đó nhanh chóng được tạo thành enzyme thủy phân protein.
Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong phẫu thuật đục thủy tinh thể vào những năm 1960 đến 1980 do thuốc có đặc tính kháng viêm, giảm sưng tấy tốt. Ngày nay Alphachymotrypsin chỉ dùng để đặt lại các thủy tinh bị di lệch và được thay thế bằng những tiếp cận ngoại khoa tinh xảo hơn.
Tùy vào tình trạng bệnh, mục đích sử dụng bác sĩ sẽ tư vấn, lựa chọn cho bệnh nhân dạng thuốc phù hợp. Hiện nay thuốc được điều chế dưới 5 dạng như viên nén, viêm ngậm, thuốc dạng bôi, thuốc dạng hít và dung dịch được dùng để tiêm.
Thành phần và những tác dụng chính của thuốc Alphachymotryp
Thành phần chính của Alphachymotrypsin là Chymotrypsin. Đây là một loại enzym có khả năng phân giải protein và có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ. Do đó thuốc có thể đẩy nhanh các quá trình tái tạo lại các tế bào bị viêm, làm giảm sưng đau những vết sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Ngoài ra Chymotrypsin còn có khả năng phân hủy tại chỗ các thành phần bị xơ hóa do quá trình viêm cấp tính hoặc mãn tính xảy ra trên bề mặt da.
Thuốc Alphachymotrypsin có tác dụng kháng viêm hiệu quả nên được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Giảm tình trạng phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ.
- Làm loãng các dịch nhầy được tiết ra ở đường hô hấp và làm giảm các triệu chứng của bệnh hen, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm xoang.
- Phù hợp điều trị các chứng bệnh về da, viêm da như mụn nhọt, loét, áp xe, sẹo lồi…
- Trị chứng thấp khớp, viêm quanh khớp và co thắt Dupuytren.
Liều dùng, cách sử dụng thuốc Alphachymotrypsin là thuốc gì?
Alphachymotrypsin được điều chế ở nhiều dạng khác nhau nên liều lượng và thời gian sử dụng cũng được quy định khác nhau:
Dạng viên nén: Sử dụng mỗi ngày từ 3 – 4 lần, mỗi lần uống 2 viên.
Dạng viên ngậm: Dùng 4 – 6 viên/ngày, chia làm nhiều lần ngậm trong ngày.
Với các dạng thuốc khác người bệnh cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi dùng thuốc bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Dùng thuốc đúng liều lượng, không được tự ý thay đổi liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Nếu là thuốc dạng viên nén tuyệt đối không được nghiền nát thuốc dạng viên nén mà cần phải uống trực tiếp với nước.
- Với thuốc dạng ngậm hãy đặt ở đầu lưỡi rồi ngậm cho đến khi tan hết.
- Nếu là dạng thuốc bôi không được thoa thuốc ở vùng băng bó bởi sẽ làm cho lượng thuốc hấp thụ qua da tăng lên quá nhiều. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sau một thời gian sử dụng thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm mà nặng thêm phải ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng Alphachymotrypsin
Sau khi tìm hiểu xong Alphachymotrypsin là thuốc gì? Tiếp theo người bệnh cần lưu ý tới những vấn đề dưới đây trong quá trình sử dụng thuốc:
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ mà Alphachymotrypsin gây ra khá ít bao gồm:
- Gây rối loạn đường tiêu hóa.
- Khi sử dụng có thể khiến tăng áp lực ở mắt, tê liệt mống mắt hoặc thậm chí người sử dụng còn bị viêm giác mạc.
- Gây ra dị ứng như ngứa, phát ban, sưng môi, miệng…
Thận trọng
Những thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân cần phải khai báo đầy đủ, chính xác với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, nhất là với những người thuộc một trong các trường hợp:
- Người bị rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng các liệu pháp chống đông.
- Người đã hoặc sắp thực hiện phẫu thuật.
- Phụ nữ có bầu và đang cho con con bú.
- Trẻ nhỏ.
- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là bị viêm loét dạ dày.
Tương tác thuốc
Để tăng hiệu quả chữa bệnh thuốc thường được chỉ định kết hợp với các loại thuốc dạng enzyme khác.
- Không sử dụng Alphachymotrypsin cùng với nhóm thực phẩm họ đậu nhất là hạt đậu jojoba, hạt đậu nành dại. Bởi chúng có thể làm cản trở sự hoạt động của các hoạt tính có thuốc.
- Không dùng Alphachymotrypsin kết hợp với acetylcystein và các loại thuốc chống đông máu.
- Thuốc có thể tương tác với các loại thuốc khác, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về những loại thuốc đang dùng, kể cả các loại thảo dược và vitamin cho bác sĩ biết.
Cách xử lý khi dùng thuốc Alphachymotrypsin thiếu/quá liều
- Dùng thiếu liều: Dùng liều đã quên ngay sau khi nhớ ra, nếu gần thời gian với liều tiếp theo hãy bỏ qua liều cũ. Người dùng tuyệt đối không được tự ý tăng liều để bù lại.
- Dùng quá liều: Nếu có thể xuất hiện các biểu hiện bất thường như ngứa, phát ban, miệng môi sưng tấy hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nơi gần nhất để được xử lý.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Alphachymotrypsin là thuốc gì và công dụng, cách dùng trước khi sử dụng để mọi người tham khảo. Alphachymotrypsin chỉ mang lại hiệu quả chữa bệnh khi bạn được các bác sĩ chỉ định và hướng dẫn sử dụng kỹ càng để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống
- Châm cứu thoái hóa khớp gối
- cấy chỉ xương khớp
- Bấm huyệt chữa đau đầu gối
- Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
- Có nên cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống lưng không?
- Phương pháp cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm
- Châm cứu viêm quanh khớp vai
- Bấm huyệt chữa đau khớp gối
- Cách xoa bóp đầu gối