Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
12 Vị Trí Bấm Huyệt Chữa Đau Đầu Gối Cho Hiệu Quả Nhanh
Bấm huyệt chữa đau đầu gối là hình thức điều trị phổ biến của Y học cổ truyền với việc sử dụng tay day, ấn lên huyệt đạo và vị trí xung quanh. Hiệu quả giảm đau đầu gối phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật bấm huyệt, tính chính xác khi tác động vào huyệt đạo, tần suất thực hiện… Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp.
Thực hư hiệu quả bấm huyệt chữa đau đầu gối
Y học cổ truyền cho rằng, bệnh đau đầu gối thuộc phạm trù Chứng Thống hoặc Chứng Tý với các triệu chứng điển hình như: Khớp gối đau nhức, sưng tấy, kêu lạo xạo khi cử động, gân cơ co cứng khiến vận động, đi lại khó khăn… Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trong đó, bấm huyệt chữa đau đầu gối là hình thức điều trị không dùng thuốc của Y học cổ truyền. Bằng việc sử dụng lực bàn tay tác động vào vị trí huyệt đạo quanh khớp gối, phương pháp này giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, xử lý dòng khí ứ trệ tại vùng khớp gối, hỗ trợ giảm đau, rút ngắn thời gian lành bệnh và phục hồi tổn thương…
Là phương pháp điều trị an toàn, không xâm lấn nhưng bấm huyệt trị đau đầu gối lại đòi hỏi sự kiên trì phối hợp của bệnh nhân do đem lại tác dụng chậm. Mặt khác, thao tác bấm huyệt cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để đem đến hiệu quả tích cực, tránh rủi ro không mong muốn.
Cách bấm huyệt chữa đau đầu gối đúng kỹ thuật
Thông thường, Y học cổ truyền sẽ kết hợp song song giữa xoa bóp với liệu pháp bấm huyệt chữa đau đầu gối, đôi khi kèm thêm hình thức châm cứu. Thao tác xoa bóp sẽ được thực hiện trước khi bấm huyệt nhằm tăng lưu thông máu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm đau, tăng khả năng phục hồi khớp gối.
Để cách bấm huyệt trị đau đầu gối cho hiệu quả cao và đảm bảo an toàn trước khi thực hiện cần làm ấm bàn tay, sau đó lần lượt thao tác như sau:
- Xoa: Sử dụng gốc bàn tay xoay tròn trên khớp gối, thực hiện nhẹ nhàng trong 1 phút.
- Day: Vẫn dùng gốc bàn tay nhưng tác động với lực mạnh hơn lên đầu gối bị đau trong 1 phút.
- Miết: Lấy đầu 2 ngón tay cái miếng mạnh lên khớp gối theo chiều từ trong ra ngoài.
- Bóp: Sử dụng cả 2 bàn tay nắn bóp nhẹ nhàng vùng đầu gối và khu vực lân cận.
Sau khi xoa bóp xong, cần để cơ thể và khớp gối nghỉ ngơi trong 3 phút mới bắt đầu bấm huyệt. Tùy thuộc vào tình trạng đau nhức, mức độ bệnh mà những huyệt đạo phù hợp sẽ được lựa chọn để tác động.
Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau đầu gối với 12 vị trí đặc biệt
Với phương pháp bấm huyệt chữa bệnh đau đầu gối, các thầy thuốc/kỹ thuật viên Y học cổ truyền thường cân nhắc tác động vào 12 huyệt đạo phổ biến dưới đây:
Huyệt a thị
- Tác dụng: Giảm đau, tăng lưu thông máu, thông kinh hoạt lạc.
- Vị trí: Vị trí khá linh hoạt, thường nằm ở trong hoặc ngoài vùng ống kinh của cẳng chân. Có thể được xác định huyệt a thị bằng việc dùng tay day ấn lên chân, khi cảm nhận được đau đớn dữ dội chính là vị trí của huyệt.
- Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái day vào huyệt với lực tăng dần từ nhẹ đến mạnh, duy trì trong 3 phút.
Huyệt lương khâu
- Tác dụng: Giải toả cơn đau, giảm áp lực ở đầu gối do bị dây thần kinh chèn ép, thường được sử dụng để điều trị đau đầu gối do viêm khớp gối.
- Vị trí: Nằm ở khe giữa cơ ngoài và cơ thẳng trước của cơ tứ đầu khi tiến hành co duỗi gối, cách vị trí xương bánh chè khoảng 6cm.
- Cách bấm huyệt: Sử dụng lực của ngón tay cái day bấm huyệt lương khâu trong 1 vòng phút.
Huyệt độc tỵ
- Tác dụng: Giảm đáng kể các cơn đau ở đầu gối.
- Vị trí: Nằm tại chỗ lõm mặt ngoài của xương bánh chè.
- Cách bấm huyệt: Lấy ngón tay trỏ ấn mạnh vào huyệt trong khoảng 3 phút.
Huyệt tất nhãn
- Tác dụng: Thúc đẩy khí huyết lưu thông, củng cố và hỗ trợ khả năng phục hồi vận động của đầu gối.
- Vị trí: Chỗ lõm bờ dưới trong xương bánh chè, đối diện với huyệt độc tỵ.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay ấn vào giữa huyệt tất nhãn sau đó day ấn nhẹ nhàng.
Huyệt dương lăng tuyền
- Tác dụng: Cải thiện cơn đau nhức ở chân, đầu gối do bệnh viêm khớp, củng cố đáng kể chức năng co duỗi gối.
- Vị trí: Mặt ngoài ống chân, phía dưới đầu gối khoảng 3cm.
- Cách bấm huyệt: Day bấm huyệt dương lăng tuyền chữa đau đầu gối theo chiều kim đồng hồ, liên tục trong 2 phút.
Huyệt âm lăng tuyền
- Tác dụng: Giảm đau nhức chân, cải thiện triệu chứng bệnh viêm khớp gối.
- Vị trí: Chỗ lõm tiếp giáp giữa đường thẳng và đường cong sau xương chày ở mặt trong cẳng chân, đối diện huyệt dương lăng tuyền.
- Cách bấm huyệt: Lấy ngón tay cái bấm vào vị trí huyệt âm lăng tuyền, day nhẹ trong vòng 2 phút.
Huyệt uỷ trung
- Tác dụng: Cải thiện cơn đau đầu gối do bệnh viêm khớp, giảm tê mỏi, can thiệp xử lý tình trạng co cơ bắp ở chi dưới và cơn đau thắt lưng.
- Vị trí: Nằm giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân (nếp gấp phía sau gối).
- Cách bấm huyệt: Sử dụng lực vừa phải của ngón cái tác động vào huyệt trong vòng 1 phút.
Huyệt hạc đỉnh
- Tác dụng: Giảm đau và sưng khớp gối.
- Vị trí: Ngay chính giữa phía trên xương bánh chè.
- Cách bấm huyệt: Day mạnh ngón tay cái vào vị trí huyệt, sau đó sử dụng cả lòng bàn tay xoa vào vùng khớp gối.
Huyệt huyết hải
- Tác dụng: Tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy vận chuyển dinh dưỡng đến vùng khớp gối bị viêm/thoái hoá khớp gối gây đau đớn.
- Vị trí: Nằm ở phía trên, cách bờ trong đầu xương bánh chè chừng 4-5cm.
- Cách bấm huyệt: Co gối nhẹ, dùng một tay đỡ đầu gối, lấy ngón cái của tay còn lại ấn vào vị trí huyệt huyết hải trong 1-2 phút.
Huyệt túc tam lý
- Tác dụng: Thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Vị trí: Mé ngoài phía trước cẳng chân, cách mắt gối ngoài 3 tấc và ngoài xương mác 1 ngón tay đặt ngang tại vị trí giữa xương chày và xương mác.
- Cách bấm huyệt: Tận dụng lực của ngón tay cái tác động vào huyệt túc tam lý theo góc vuông trong vòng 1 phút.
Huyệt thừa sơn
- Tác dụng: Cải thiện cơn đau đầu gối, củng cố khả năng vận động khớp gối cho những bệnh nhân liệt chi dưới.
- Vị trí: Nằm ở phần cuối bắp chân tại vùng lõm tạo bởi khe cơ sinh đôi ngoài và trong.
- Cách bấm huyệt: Dùng 1 tay nắm chặt phần bắp chân bị đau, ngón tay cái của tay còn lại bấm vào vị trí huyệt thừa sơn trong 2 phút.
Huyệt tất dương quan
- Tác dụng: Cải thiện cơn đau đầu gối và tê mỏi bắp chân.
- Vị trí: Chỗ lõm phía trên bên ngoài của đầu gối.
- Cách bấm huyệt: Lấy ngón tay cái day mạnh vào huyệt 20 lần.
Lời khuyên khi bấm huyệt chữa đau đầu gối
Cách bấm huyệt chữa đau đầu gối được đánh giá là an toàn, ít gây tác động đến sức khỏe hay làm bệnh diễn biến nặng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng mỗi người cần lưu ý những điều sau để tránh gặp rủi ro:
- Thao tác bấm huyệt cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, trình độ tay nghề. Việc tự ý thực hiện tại nhà khi chưa có kinh nghiệm dễ làm phát sinh tình trạng bấm huyệt đau đầu gối, hạn chế vận động, làm bệnh nặng hơn…
- Chỉ nên tác động vào huyệt với lực vừa phải, không day ấn mạnh vì dễ gây bầm tím, tổn thương, đau nhức.
- Tuyệt đối không day bấm vào vùng da đang tổn thương, nhiễm trùng, lở loét. Nguyên tắc này được áp dụng chung cho các hình thức bấm huyệt chữa đau đầu, cổ vai gáy,…
- Nếu đang mang thai tuyệt đối không được bấm huyệt vì có thể kích thích cơn co bóp tử cung gây chuyển dạ sớm.
Với những hướng dẫn bấm huyệt chữa đau đầu gối kèm lưu ý chi tiết phía trên tin rằng người bệnh đã có góc nhìn khách quan về phương pháp này. Cần ghi nhớ, việc bấm huyệt cần được thực hiện đúng kỹ thuật, tác động đúng vị trí với tần suất phù hợp. Việc thao tác sai cách không chỉ làm gia tăng đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe bệnh nhân.
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Bấm Huyệt Chữa Tiểu Đêm: Công Dụng, Huyệt Đạo Được Dùng
- Dầu xoa bóp xương khớp thái lan
- Bấm huyệt trị mất ngủ
- Xoa chân chữa mất ngủ
- Bấm Huyệt Giảm Ngứa: Giải Pháp Tự Nhiên Cho Da Khỏe Mạnh
- Bấm Huyệt Lưu Thông Khí Huyết Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Bài thuốc ngâm rượu xoa bóp
- Bấm huyệt sảy thai
- Bấm huyệt đả thông kinh mạch
- Bấm huyệt chữa tiểu buốt