Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Hướng dẫn các cách xoa bóp đầu gối xua tan cơn đau NHANH CHÓNG
Đầu gối và chân là vị trí phải chịu sức ép của trọng lực cơ thể nên dễ gặp tình trạng nhức mỏi hoặc bệnh về xương khớp. Để giảm triệu chứng khó chịu bạn có thể áp dụng các cách xoa bóp đầu gối dưới đây, tùy thuộc vào mức độ đau nhức nặng hay nhẹ.
Xoa bóp đầu gối có tác dụng gì?
Xoa bóp đầu gối là cách dùng tay tác động lên khu vực khớp gối bắp chân để giảm đau nhức, khó chịu và tình trạng cứng khớp khi vận động. Đây là cách giảm đau dân gian được áp dụng từ lâu đời và đến nay vẫn được nhiều người lựa chọn.
Xoa bóp vùng đầu gối được các chuyên gia đánh giá là cách trị bệnh an toàn, không sử dụng thuốc điều trị. Chính vì vậy, người bệnh có thể áp dụng để giảm đau vùng đầu gối, bắp chân trong thời gian dài.
Ngoài ra, thực hiện động tác này còn mang đến một số lợi ích như:
- Động tác xoa bóp giúp làm nóng da, khí huyết được lưu thông, chất dinh dưỡng được vận chuyển đầy đủ đến khớp gối. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe cho khớp gối và giúp phòng ngừa các bệnh cơ xương khớp thường gặp.
- Tác dụng lực lên vùng da ở khớp gối có hiệu quả giảm đau nhức, tê mỏi, cơ cứng khớp hiệu quả. Thực hiện động tác này thường xuyên giúp vận động khớp gối dễ dàng hơn, từ đó tránh gây ảnh hưởng đến công việc và hoạt động sinh hoạt thường ngày.
- Xoa bóp giúp giảm sưng đau và các vết bầm vùng gối do chấn thương gây ra.
- Ngoài ra, khi thực hiện các động tác xoa bóp, bấm huyệt giúp cơ thể được thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi từ đó cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon giấc hơn.
Xoa bóp khớp gối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì vậy bạn nên áp dụng thường xuyên tại nhà.
Hướng dẫn cách xoa bóp đầu gối hiệu quả nhanh chóng
Tùy vào mức độ đau nhức mà bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách xoa bóp khớp gối như sau.
Cách mát xa đầu gối giảm đau mức độ nhẹ
Đau khớp gối mức độ nhẹ chủ yếu do vận động quá sức hoặc chơi thể thao trong thời gian dài, gây áp lực lên khớp dẫn đến tắc nghẽn, từ đó phát sinh các triệu chứng đau nhức. Các cơn đau này không diễn ra thường xuyên, thường là những cơn nhức mỏi âm ỉ. Một số trường hợp tình trạng đau mỏi tự khỏi sau một vài ngày nghỉ ngơi.
Để giảm nhanh triệu chứng đau nhức khớp gối ở mức độ nhẹ bạn có thể thực hiện cách xoa bóp tại nhà như sau:
- Ngồi ở tư thế thoải mái rồi gập gối lại.
- Dùng đầu ngón tay giữa ấn vào vị trí lõm phía dưới xương bánh chè. Thực hiện động tác này trong khoảng 6 giây với lực vừa phải.
- Sau đó vùng bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp ở quanh đầu gối và vùng bắp chân cho đến khi cơn nhức mỏi giảm dần rồi chuyển sang chân kia.
- Mỗi ngày nên thực hiện ít nhất 2 lần, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút sẽ có hiệu quả.
Các bước xoa bóp này là cách giảm đau đơn giản nhất, tuy nhiên chỉ phù hợp với những người bị đau khớp gối cấp tính. Trường hợp đau mãn tính hoặc do bệnh lý gây ra nên áp dụng cách xoa bóp bấm huyệt dưới đây mới mang lại hiệu quả cao.
Cách xoa bóp khớp gối mức độ nặng
Khi đau gối mãn tính hoặc đau do các bệnh xương khớp gây ra người bệnh cần phải kết hợp xoa bóp với bấm huyệt mới mang lại hiệu quả giảm đau.
Bước 1: Thực hiện xoa bóp khớp gối
Đầu tiên người bệnh cần xoa bóp để kích thích nhẹ lên da và các tổ chức dưới da. Thực hiện động tác này thường xuyên còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau và cải thiện hiện tượng phù nề nhẹ.
Các bước thực hiện:
- Xoa: Sử dụng gốc gan bàn tay xoa tròn theo hình xoắn ốc nhẹ nhàng và chậm rãi lên vùng đầu gối. Động tác này giúp kích thích nhẹ lên da và các tổ chức dưới da. Thực hiện xoa khoảng 1 phút mỗi bên đầu gối sẽ giảm sưng đau, phù nề và làm giãn mạch máu tại ổ khớp hiệu quả.
- Day: Lấy gốc bàn tay ấn xuống đầu gối rồi di chuyển theo hình tròn (dùng lực mạnh hơn so với kỹ thuật xoa). Khi day, người bệnh nên thực hiện với tốc độ chậm và điều chỉnh lực tùy theo tình trạng cơn đau. Sau khi thực hiện động tác này sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu và giảm sưng đau tại chỗ.
- Miết: Dùng đầu ngón tay cái miết chặt vào da vùng khớp gối theo hướng thẳng nhằm kéo căng da và giảm đau.
- Nắn bóp: Sử dụng 2 bàn tay bóp vào vùng gân cơ của ổ khớp. Người bệnh vừa bóp vừa kéo lên và thực hiện liên tục trong khoảng vài phút để có hiệu quả. Chú ý: Chỉ nên dùng lực của ngón giữa để bóp giúp hạn chế tình trạng bầm tím và đau nhức. Kỹ thuật nắn bóp này có tác dụng kích thích cơ, thần kinh, chống co cứng cơ, giảm đau và tăng dinh dưỡng đến vùng khớp gối.
- Vận động khớp gối: Người bệnh ngồi thẳng sao cho bắp chân vuông góc với đùi. Sau đó, dùng 2 tay ôm lấy đầu gối và dùng chân co duỗi nhẹ nhàng trong khoảng 20 lần rồi chuyển sang chân còn lại. Động tác vận động khớp này giúp giảm viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu và phục hồi chức năng ổ khớp, rất tốt cho những người bị thoái hóa khớp gối.
Bước 2: Bấm huyệt khớp gối
Sau khi xoa bóp vùng đầu gối, để giảm nhanh triệu chứng đau nhức bạn có thể thực hiện bấm các huyệt sau đây.
Huyệt Hạc đỉnh:
- Vị trí: Khi co đầu gối, huyệt Hạc đỉnh nằm ở giữa chỗ lõm bờ trên xương bánh chè.
- Cách tác động: Sử dụng ngón tay cái day ấn mạnh lên vị trí huyệt Hạc đỉnh, sau đó thực hiện thao tác xoa toàn bộ khớp gối bằng lòng bàn tay khoảng 1 – 2 phút.
- Công dụng: Giúp giảm sưng đau khớp gối và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh liên quan đến phần mềm khớp gối.
- Vị trí: Huyệt nằm phía trên đầu gối 2 tấc, ở điểm giữa hai đường gân, thẳng lên phía trên huyệt Độc Tỵ (Vi.35). Có thể xác định bằng cách thực hiện động tác co, duỗi đầu gối để tìm khe giữa gân cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài của cơ tứ đầu đùi, huyệt nằm ở góc trên ngoài xương bánh chè 2 tấc.
- Cách tác động: Lấy đầu ngón tay cái bấm mạnh lên vị trí huyệt trong khoảng 1 – 2 phút ở mỗi bên.
- Công dụng: Tác động lên huyệt có tác dụng bài trừ phong thấp, giảm đau và giảm triệu chứng viêm khớp gối hiệu quả.
- Vị trí: Huyệt nằm ở góc trong của xương bánh chè, tại vị trí giữa khe lõm được tạo bởi cơ rộng trong và cơ may. Khi dùng tay ấn vào có cảm giác ê ẩm chính là vị trí của huyệt.
- Cách tác động: Bấm đầu ngón tay cái vào vị trí huyệt, 4 ngón tay còn lại bám chặt vào đầu gối. Dùng lực nhẹ sau đó tăng dần đến khi thấy vùng đầu gối tê tức thì dừng lại.
- Công dụng: Khi bấm huyệt Huyết Hải giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau tại chỗ và tăng cường dinh dưỡng tới các vùng khớp gối bị viêm đau, thoái hóa. Ngoài ra, tác động đến huyệt này còn giảm dị ứng, mẩn ngứa, rong kinh và tình trạng kinh nguyệt không đều.
Huyệt Độc tỵ (Ngoại tất nhãn):
- Vị trí: Huyệt Độc tỵ nằm ở phần nối tiếp xương bánh chè và đầu trên xương chày, chỗ hõm bờ dưới phía ngoài xương đầu gối. Có thể xác định huyệt bằng cách ngồi tư thế thoải mái rồi co đầu gối vuông góc với đùi thì thấy xuất hiện chỗ lõm ở góc dưới phía ngoài xương bánh chè và có đường gân nổi lên, tại điểm ngay ngoài gân này chính là huyệt Độc tỵ.
- Cách tác động: Lấy ngón tay cái ấn mạnh kết hợp day huyệt Độc tỵ trong khoảng 1 – 2 phút.
- Công dụng: Khi tác động đến huyệt giúp cơ khớp được thư giãn, máu huyết lưu thông và giảm đau hiệu quả.
Huyệt Nội tất nhãn:
- Vị trí: Nội tất nhãn là huyệt nằm ngay chỗ lõm của 2 bên mé trong của đầu gối. Cách xác định: Ngồi trên ghế, co chân một góc 45 độ sẽ thấy mé trong của xương đầu gối có một chỗ lõm xuống, đó chính là vị trí huyệt.
- Cách tác động: Dùng đầu ngón tay cái bấm và day nhẹ nhàng tại vị trí huyệt ở 2 bên đầu gối trong khoảng 1 phút.
- Công dụng: Giúp khí huyết lưu thông, cải thiện triệu chứng đau nhức khi vận động khớp gối.
Huyệt Dương lăng tuyền:
- Vị trí: Dương lăng tuyền có vị trí tại dưới đầu gối khoảng 1 tấc và ở chỗ lõm phía bên ngoài của ống chân.
- Cách tác động: Dùng đầu ngón tay cái day ấn nhẹ lên huyệt, sau đó xoa bóp quanh khớp gối ở 2 bên, mỗi bên khoảng 2 – 3 phút.
- Công dụng: Cải thiện tình trạng đau nhức, sưng đỏ và khó khăn khi co duỗi khớp gối.
Huyệt Âm lăng tuyền:
- Vị trí: Huyệt Âm lăng tuyền nằm đối diện huyệt Dương lăng tuyền, tại chỗ lõm của mặt trong đầu gối. Các xác định: HUyệt ở nơi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày và bờ sau trong phần đầu trên xương chày.
- Cách tác động: Dùng ngón cái day bấm với lực vừa phải lên huyệt trong khoảng 1 – 2 phút.
- Công dụng: Tác động lên huyệt Âm lăng tuyền có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, trừ thấp và điều hòa bàng quang.
Lưu ý: Thực hiện động tác bấm hai huyệt Dương lăng tuyền và Âm lăng tuyền cùng lúc cũng mang lại hiệu quả cao.
- Vị trí: Huyệt nằm ở mặt sau của cẳng chân. Cách xác định: Nối huyệt Ủy trung và gót chân, vị trí nằm dưới huyệt Ủy trung 8 thốn ngay vị trí lõm được tạo bởi khe sinh đôi trong và ngoài sẽ là huyệt Thừa Sơn.
- Cách tác động: Dùng ngón tay cái ấn lên vị trí huyệt Thừa Sơn ở 2 bên chân, mỗi bên trong khoảng 1 – 2 phút.
- Công dụng: Giảm đau khớp gối, đau gót chân và tê cứng khớp. Bên cạnh đó, huyệt này còn được sử dụng giảm đau gót chân, liệt chi dưới, đau dây thần kinh tọa và giảm tê cứng khớp chân.
- Vị trí: Nằm ở mặt ngoài của chân, dưới huyệt Độc tỵ, ngay dưới mắt gối ngoài 3 thốn. Có thể xác định bằng cách vuốt xương chày (vuốt từ dưới lên gần đầu gối), đến điểm mắc thì dừng lại, đo ra ngoài 1 thốn chính là vị trí huyệt Túc tam lý.
- Cách tác động: Dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh lên vị trí huyệt trong khoảng 1 – 2 phút.
- Công dụng: Bấm huyệt Túc tam lý giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau và tăng cường miễn dịch.
Huyệt Ủy trung:
- Vị trí: Huyệt này nằm ngay tại phần giữa của điểm gấp nhượng chân.
- Cách tác động: Dùng ngón giữa bấm với lực vừa phải lên vị trí huyệt trong khoảng 1 – 2 phút.
- Công dụng: Giảm đau, tê chân và ngăn nguy cơ cơ bắp chân co rút.
Chú ý: Khi thực hiện bấm huyệt, người bệnh cần xác định chính xác vị trí của huyệt vị cần tác động. Nếu bấm sai vị trí sẽ dẫn đến nhiều tác hại rất nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, người bệnh nên đến các phòng khám, trung tâm vật lý trị liệu để được bác sĩ có tay nghề thực hiện.
Lưu ý khi thực hiện các cách xoa bóp đầu gối tại nhà
Xoa bóp khớp gối đúng cách mới đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất. Chính vì vậy, khi thực hiện các động tác giảm đau này người bệnh cần chú ý:
- Xoa bóp mang lại hiệu quả cực kỳ cao đối với cơn đau tức thời và trường hợp mới khởi phát. Đối với tình trạng nặng bạn cần kết hợp cách xoa bóp đầu gối với phương pháp đặc trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Xoa bóp là cách tác động lực từ bên ngoài vào cơ khớp để giảm đau, do đó bạn cần kiên trì thực hiện ít nhất 1 – 2 lần mỗi ngày mới có hiệu quả giảm triệu chứng bệnh.
- Khi xoa bóp người bệnh nên sử dụng tinh dầu massage chuyên dụng hoặc dầu dừa, dầu bạc hà, oliu,… để tăng hiệu quả giảm đau nhức vùng khớp gối.
- Không nên tự ý kết hợp xoa bóp và bấm huyệt khớp gối cho phụ nữ đang mang thai. Vì một số huyệt có tác động xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi, nguy hiểm hơn còn có thể kích thích sinh non.
- Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân nên kết hợp với biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh.
- Nên có chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, cần tránh hoạt động khớp gối quá sức hoặc ăn thực phẩm làm gia tăng triệu chứng đau khớp gối.
- Nên tập thể dục thường xuyên giúp khớp gối và cơ khớp toàn thân dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên khi tập luyện cần chú ý tránh động tác mạnh, bài tập khó hoặc tập với cường độ cao. Tốt nhất nên sử dụng đai bảo vệ khớp đầu gối, cổ tay, sử dụng giày tập chuyên dụng và lựa chọn bài tập vừa sức.
- Trường hợp áp dụng cách xoa bóp bấm huyệt không mang lại kết quả cao nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ, chuyên gia thăm khám và hướng dẫn điều trị.
Kiên trì áp dụng các cách xoa bóp khớp đầu gối trên mang lại hiệu quả giảm đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh gặp bệnh lý liên quan đến khu vực này bạn cần có biện pháp bảo vệ khớp gối ngay trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Bấm huyệt chữa mặt lệch
- Bấm Huyệt Hạ Sốt Hiệu Quả Không? Nên Thực Hiện Thế Nào?
- Hướng Dẫn Cách Xoa Bóp Tay Đơn Giản Giúp Thư Giãn Tức Thì
- Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh Tim Mạch Hiệu Quả, Chuẩn Đông Y
- Bấm Huyệt Chữa Tiểu Đêm: Công Dụng, Huyệt Đạo Được Dùng
- Dầu xoa bóp xương khớp thái lan
- Bấm huyệt trị mất ngủ
- Xoa chân chữa mất ngủ
- Bấm Huyệt Giảm Ngứa: Giải Pháp Tự Nhiên Cho Da Khỏe Mạnh
- Bấm Huyệt Lưu Thông Khí Huyết Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện