Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Vết Bầm Tím Bao Lâu Thì Hết? 3 Cách Làm Tan Bầm Hiệu Quả
Những va chạm trong sinh hoạt hằng ngày có thể hình thành những bầm tím trên bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Các vết này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây cảm giác đau đớn khó chịu. Vậy vết bầm tím bao lâu thì hết? Có những cách nào giúp làm tan bầm tím ngay tại nhà? Trong bài viết dưới đây Đông Phương Y Pháp sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết cho câu hỏi này.
Giải đáp vết bầm tím bao lâu thì hết?
Việc tác động mạnh hoặc va đập vào vật cứng khiến các mạch máu nhỏ dưới da vỡ ra, rỉ máu ra ngoài và hình thành vết bầm tím. Rất nhiều người băn khoăn các vết bầm tím bao lâu thì hết? Thông thường, vết bầm tím sẽ lành hẳn sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên ở mỗi người, thời gian chính xác sẽ có sự khác biệt do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Ngoài ra, người bệnh có thể theo dõi quá trình phục hồi thông qua sự thay đổi màu sắc của vết thương.
Yếu tố ảnh hưởng thời gian vết bầm tím lành
Chuyên gia cho biết, thời gian chính xác để vết thương tím bầm hết hoàn toàn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Mức độ tổn thương: Các vết tím bầm nhỏ sẽ có tốc độ phục hồi nhanh hơn so với những vết bầm lớn và nặng.
- Vị trí tổn thương: Thời gian phục hồi cũng phụ thuộc vị trí bị bầm tím. Ví dụ nếu xuất hiện ở cánh tay, đùi, bắp chân sẽ lâu lành hơn ở lưng, trán.
- Cơ địa từng người: Vết bầm tím bao lâu thì hết cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Ở người có đề kháng khỏe mạnh và khả năng phục hồi nhanh thì thời gian tan vết bầm nhanh hơn những người khác.
- Cách chăm sóc vết thương: Việc lựa chọn và áp dụng đúng cách chăm sóc vết thương sẽ giúp làm tan nhanh các vết bầm tím trên cơ thể và đẩy nhanh tốc độ phục hồi da hoàn toàn.
Các giai đoạn phục hồi vết bầm tím
Như đã phân tích, thời gian vết bầm tím lành hẳn là khoảng 2 tuần. Khi vết thương hồi phục cũng đồng nghĩa cơ thể đang hấp thu lại lượng máu bị rò rỉ ra. Đó là lý do tại sao màu sắc vết bầm tím lại thay đổi theo thời gian. Cụ thể, quá trình đổi màu diễn ra như sau:
- Giai đoạn 1 – Vết thương màu hồng và đỏ: Ngay sau khi bị ngã hoặc va đập mạnh, các vùng da này sẽ có màu hơi hồng hoặc đỏ. Một số trường hợp sẽ hơi sưng đau, căng nhức mỗi khi chạm vào.
- Giai đoạn 2 – Xanh lam và tím sẫm: Sau 1 – 2 ngày va đập, vết thương sẽ chuyển sang màu tím sẫm hoặc xanh lam. Nguyên nhân do các mạch máu tại đây bị vỡ, cản trở quá trình cung cấp oxy. Thông thường giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 5 ngày.
- Giai đoạn 3 – Xanh lá nhạt: Bắt đầu từ ngày thứ 6 bị va đập, vết bầm tím sẽ chuyển dần sang màu xanh lá cây. Đây là dấu hiệu hemoglobin trong máu bị phá hủy và cũng đồng nghĩa quá trình phục hồi da bắt đầu.
- Giai đoạn 4 – Vàng và nâu: Vào ngày thứ 7 – 9 sau khi bị va đập, vết bầm tím dần chuyển sang màu nâu sáng hoặc vàng sáng. Đây là giai đoạn cuối cùng khi cơ thể hấp thụ ngược lại lượng máu đã bị rò rỉ ra.
- Giai đoạn 5 – Da trở về màu sắc bình thường: Sau 1 – 5 ngày (tương đương ngày thứ 10 – 14 sau khi bị va đập), da được phục hồi hoàn toàn, màu sắc vết thương chuyển về màu da bình thường.
Hướng dẫn 3 cách làm mờ vết bầm tím trên da
Vết bầm tím bao lâu thì hết phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp xử lý và điều trị, chăm sóc. Vậy nên, dưới đây chuyên gia Đông Phương Y Pháp hướng dẫn 3 cách làm mờ vết bầm tím trên da tại nhà đơn giản và hiệu quả cao.
Mẹo dân gian làm mờ vết bầm tím
Một số mẹo dân gian giúp làm mờ các vết bầm tím trên da tại nhà như sau:
- Nâng vùng bị thương lên cao – cách sơ cứu giảm tím bầm
Đây là cách sơ cứu được bác sĩ khuyến nghị thực hiện sau khi bị va đập. Cách này rất đơn gian và không cần sự hỗ trợ từ dụng cụ nào khác. Tư thế nâng cao vùng bị thương sẽ làm giảm áp suất và lực nén lên vết va đập. Đồng thời điều này cũng giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm tím bầm và giảm sưng đau hiệu quả.
Cách thực hiện: Nâng phần bị thương cao hơn so với vị trí tim. Ví dụ nếu bị bầm ở chân, bạn có thể nằm xuống, sau đó kê chân cao hơn khi ngủ.
- Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh sẽ có tác dụng co mạch, hạn chế chảy máu, ngăn ngừa bầm tím lan rộng. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp hỗ trợ điều hòa khí huyết, giảm sưng và đau nhức cho người bệnh.
Cách thực như sau: Chuẩn bị 1 túi chườm lạnh hoặc bọc 3 – 5 viên đá lạnh vào khăn mềm, sau đó chườm trực tiếp lên vết tím bầm. Sau khoảng 10 phút thì ngừng, mỗi ngày nên thực hiện từ 4 – 5 lần để thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn.
Cần lưu ý, không chườm trực tiếp đá lạnh lên da hoặc chườm quá thời gian quy định vì điều này sẽ có thể gây bỏng lạnh.
- Làm tan máu bầm bằng quấn băng ép
Trường hợp bị bầm tím tại đùi, bắp chân, mắt cá hoặc cổ tay, bạn có thể áp dụng phương pháp quấn băng ép. Việc quấn băng xung quanh vùng da đang bị bầm tím sẽ ngăn không cho các mạch máu bị rò rỉ giảm đau, giúp giảm viêm và giúp da mau giảm bầm tím, trở về màu sắc bình thường.
Cách thực hiện: Quấn vùng bị bầm tím với băng thun y tế. Lưu ý không quấn quá mạnh sẽ phản tác dụng, làm bít tắc mạch máu tại đây.
- Dùng mùi tây
Chuyên gia cho biết, mùi tây là thảo dược có thành phần chứa hàm lượng lớn vitamin C, flavonoid, luteolin. Những chất này có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau mà thúc đẩy lưu thông khí huyết, làm mờ bầm tím hiệu quả.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm là mùi tây, sau đó xay nhuyễn và ép lấy nước. Dùng nước này bôi trực tiếp lên vùng da đang bị bầm tím hoặc đắp trực tiếp cả bã rau mùi lên. Sau 20 phút rửa lại với nước và thực hiện đều đặn đến khi vết thương phục hồi.
- Sử dụng nghệ
Dùng nghệ đắp vết bầm tím bao lâu thì hết? Chuyên gia cho biết áp dụng phương pháp này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho các vết thương, thông thường sau khoảng 5 – 7 ngày áp dụng liên tục sẽ thấy hiệu quả. Đặc biệt, hoạt chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm đối với những vết thương hở rất tốt.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 củ nghệ, đem rửa sạch và xay nhuyễn (hoặc đập dập), lọc lấy nước cốt sau đó thoa lên vết bầm tím.
- Bôi tinh dầu
Có nhiều loại tinh dầu giúp cải thiện tuần hoàn khí huyết, phân tán vùng máu tụ, giúp giảm bầm tím nhanh chóng. Một số loại tinh dầu bạn có thể sử dụng như: Dầu gió, dừa, dầu thì là, dầu hoa cúc,…
Cách thực hiện: Thoa trực tiếp tinh dầu lên vị trí da bị va đập bầm tím. Sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút. Nhưng cần lưu ý không bôi tinh dầu lên những vùng da đang có vết thương hở vì điều này sẽ khiến vết thương bị kích ứng nghiêm trọng hơn.
Bổ sung các món ăn giúp tan máu bầm
Ngoài tác động ngoài da, để tan máu bầm, bạn có thể tác động từ bên trong thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung một số món ăn dưới đây để thúc đẩy quá trình làm tan máu bầm và ngăn ngừa vết thương lan rộng.
- Thực phẩm giàu kẽm: Giúp phục hồi và tăng cường sản sinh mô cơ. Hàm lượng kẽm dồi dào trong các thực phẩm như rau chân vịt, cua, tôm, hạt bí ngô.
- Thực phẩm chứa quercetin: Có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm tụ máu và ngăn ngừa viêm sưng da. Các thực phẩm giàu quercetin như rau màu xanh đậm, quả mọng nước, táo đỏ, hành tím, cam quýt.
- Món ăn chứa Protein nạc: Món ăn này sẽ giúp nuôi dưỡng các mạch máu, thúc đẩy phục hồi vùng da bị bầm tím. Các loại protein nạc được khuyến khích như cá, thịt gà, thịt nạc, đậu phụ.
- Thực phẩm giàu vitamin K: Những món ăn chứa nhiều vitamin K sẽ giúp giảm bầm tím, giúp tế bào da nhanh phục hồi thương tổn hơn. Nguồn vitamin K dồi dào như cải xoăn, bông cải xanh, đậu nành, rau diếp, quả việt quất, dâu tây.
- Món ăn chứa vitamin C: Các nghiên cứu đã chỉ ra người thiếu hụt vitamin C sẽ khiến vết bầm tím chậm tan, da lâu lành hơn. Do đó, chuyên gia khuyến nghị người đang bị bầm tím da nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ớt chuông, súp lơ trắng, bông cải xanh, kiwi,…
Dùng thuốc, thực phẩm chức năng giảm bầm
Những trường hợp bầm tím nghiêm trọng và có triệu chứng sưng đau sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen (paracetamol). Để tăng tốc độ tan máu bầm và phục hồi tổn thương, ngoài bổ sung vitamin K qua thức ăn, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin K.
Kể quả vết bầm tím bao lâu thì hết sau khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng sẽ phụ thuộc vào từng người. Nhưng phương pháp này thường có tác dụng nhanh, sau khoảng 3 ngày sẽ cải thiện rõ tình trạng bầm tím và sau 5 – 7 ngày hầu như sẽ lành hoàn toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào cũng cần được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về liều lượng, cách dùng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Thông thường các vết bầm tím đều lành tính, nguyên nhân chính do các va đập, chấn thương hằng ngày, có thể phục hồi sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp bấm tím là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, rối loạn máu, thiếu vitamin, mất cân bằng nội tiết,… Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Vậy nên, bạn cần đến bệnh viện thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:
- Vết bầm tím không có dấu hiệu cải thiện phục hồi sau 2 tuần.
- Các vết tím bầm lan rộng và xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể dù không bị va đập.
- Có cảm giác đau nhức các khớp gần vị trí vết bầm tím.
- Vết bầm tím gần mắt và gây suy giảm thị lực, không thể nhìn bình thường được.
- Vết bầm tím có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy mủ, đau nhức dữ dội.
- Xuất hiện khối u tại vùng tụ máu.
- Một số dấu hiệu bất thường đi kèm như: Chảy máu cam, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, sốt,…
Trên đây là thông giải đáp câu hỏi “vết bầm tím bao lâu thì hết?” và hướng dẫn những phương pháp làm tan máu bầm tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, khi vết thương không có dấu hiệu lành hoặc xuất hiện những thêm triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống
- Châm cứu thoái hóa khớp gối
- cấy chỉ xương khớp
- Bấm huyệt chữa đau đầu gối
- Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
- Có nên cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống lưng không?
- Phương pháp cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm
- Châm cứu viêm quanh khớp vai
- Bấm huyệt chữa đau khớp gối
- Cách xoa bóp đầu gối